Những
ngày vừa qua, nhân sự kiện kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám, trên trang mạng
Tiếng Dân, Trung Nguyễn đã đăng bài viết xuyên tạc bản chất của Cách mạng Thám
Tám, Y cho rằng: Dân tộc Việt Nam theo Việt Minh làm cách mạng lật đổ chế độ
phong kiến nhưng không hề có ý định xây dựng một nhà nước “xã hội chủ nghĩa”.
Phải
khẳng định ngay rằng điều đó hoàn toàn bịa đặt sai sự thật, nhằm mục đích chống
phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Độc lập dân tộc là quyền
thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
Quan điểm của Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc được thể hiện: Đó là một nền độc lập thực sự,
độc lập toàn diện và vững chắc.
Nghĩa là phải đảm bảo
cho các dân tộc quyền cơ bản: quyền được sống trong hoà bình, độc lập, tự do,
bình đẳng, hạnh phúc; độc lập dân tộc gắn với sự thống nhất quốc gia, sự vẹn
toàn lãnh thổ đất nước; độc lập dân tộc gắn với quyền tự quyết dân tộc; gắn với
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Đó cũng chính là mục
tiêu nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi mới 15 tuổi, Người
đã sớm hiểu biết và rất đau sót trước nỗi thống khổ vì mất độc lập của dân tộc
Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp, từ đó đã hình thành chí lớn ở Người
là đánh đuổi thực dân Pháp để giải phóng đồng bào: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem
nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về
giúp đồng bào chúng ta”[1].
Khi đặt chân tới nước
Pháp, tháng 6/1919, Hồ Chí Minh đã thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại
Pháp gửi đến Hội nghị Vécxây bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ
Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt
Nam. Tại Đại hội Tua (30/12/1920), sau khi bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc
tế Cộng sản, trả lời người tốc ký Đại hội:
“Tại sao đồng chí lại bỏ
phiếu cho Quốc tế III?
Rất đơn giản. Tôi không
hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác.
Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa…Tự
do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn,
đấy là tất cả những điều tôi hiểu”[2].
Năm 1921, sau khi gặp Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp Anbe Xarô, Người lại khẳng định:
“Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc
lập”[3].
Trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện
và Làng, Người viết: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[4].
Ngày 28/1/1941, Nguyễn
Ái Quốc về tới địa đầu Tổ quốc (cột mốc biên giới Việt - Trung 108, xã Trường
Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng). Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Người triệu tập
và chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội
nghị xác định phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết: “Trong lúc này nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do
cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp
ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại
được”[5].
Ngày 2/9/1945, thay mặt
Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam: “…
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự
do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”[6].
Ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người lại tiếp tục khẳng định: “Không! Chúng
ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ”[7].
Lời kêu gọi trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1966), Hồ Chí Minh lại tiếp tục khẳng định: “Chiến tranh có thể
kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số
thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không
có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng
lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”[8].
Chúng ta đều biết rằng:
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tốt đẹp, đó là truyền thống yêu nước nồng
nàn, tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý chí kiên cường bất khuất không cam chịu
làm nô lệ, không chấp nhận nghèo hèn... Trong suốt quá trình cách mạng Việt
Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhờ phát huy cao độ
“truyền thống quý báu” của dân tộc, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
thành sức mạnh vô địch đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Ngày nay, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
trong hoàn cảnh mới càng cần khơi dậy, phát huy mạnh mẽ truyền thống quý báu và
tinh thần quật cường của dân tộc; chú trọng đề cao truyền thống nhân nghĩa,
khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị
và đồng thuận xã hội.
Chúng ta quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nhằm mục tiêu: Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, để nhân dân ấm no, hạnh phúc. Mục tiêu
đó không phải chỉ là vấn đề giai cấp mà vừa là giai cấp lại vừa là dân tộc. Nó
chứng tỏ ở Việt Nam chỉ có Đảng và giai cấp công nhân mới là đại biểu chân
chính cho lợi ích của dân tộc, mới xây dựng được mặt trận Đại đoàn kết dân tộc
để thực hiện được mục tiêu nói trên. Những lệch lạc về phía này hay phía khác đều
là trái với tư tưởng Hồ Chí Minh, trái với đạo lý và truyền thống dân tộc.
[1]
Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt
động của Hồ Chủ Tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.13.
[2]
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh
- Biên niên tiểu sử, Nxb. CTQG, H. 2006, t. 1, tr. 111-112.
[3]
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh
- Biên niên tiểu sử, Nxb. CTQG, H. 2006, t. 1, tr. 173.
bài viết rất hay, nếu có hình minh họa nữa thì tốt
Trả lờiXóa