Như nhiều người quan tâm đến vấn đề này đã biết, tháng 6 năm
2013, cựu nhân viên cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) E. Xnâu-đân đã tiết lộ
cho một tờ báo ở Mỹ và Châu Âu về một chương trình rộng lớn của chính phủ Mỹ nhằm
theo dõi thông tin điện tử của người dân, đặc biệt là Chương trình do thám toàn
cầu. Cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã bí mật giám sát các cuộc điện thoại của 35
nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có cả Thủ tướng Đức (An-giê-la Méc-ken) và Tổng
thống Nga (Đ. Mét-vê-đép).
Vụ việc trên đã phơi bày ra ánh sáng mặt trái đen tối
đến mức khó tưởng tượng được của nền dân chủ, tự do kiểu Mỹ và đã làm chấn động
cả thế giới. Ngay lập tức cơ quan an ninh nội địa Mỹ (NSA) và Lầu năm góc tuyên
bố E. Xnâu-đân đã đánh cắp 1,7 triệu trang tài liệu mật liên quan đến hoạt động
của các cơ quan tình báo Mỹ và các chiến dịch quân sự của Mỹ. Anh ta bị cáo buộc
ba tội: Ăn cắp tài sản chính phủ, truyền tin trái phép các thông tin quốc phòng
và cố ý tiết lộ tài liệu tình báo mật cho người không được phép. Theo luật pháp
của nước Mỹ, với những tội danh ấy, E. Xnâu-đân sẽ phải đối mặt với mức án tổng
cộng 30 năm tù, E. Xnâu-đân đã phải chạy trốn khỏi nước Mỹ và hiện nay vẫn đang
tị ở Nga. Mặc dù việc Chính phủ Mỹ theo dõi thông tin của người dân và giám sát
điện thoại của các nguyên thủ quốc gia khác là việc làm sai trái, phạm pháp và
đi ngược lại những nguyên tắc của quan hệ ngoại giao, nhưng họ không những
không nhận lỗi, mà còn trở thành người luận tội và truy đổi E. Xnâu-đân. Ngược
lại, E. Xnâu-đân hành động theo đúng chuẩn mực của Tu chính án thứ nhất của Hiến
pháp nước Mỹ, được giới thiệu nhận giải Nô-ben Hòa bình, nhưng anh ta vẫn bị
coi là tội nhân và khó được về Mỹ - Tổ quốc mình. Vậy nê, nói báo chí M ỹ và
phương Tây là tự do vô bờ bến, các nhà nước ở đó không bao giờ can thiệp là
cách nói không có căn cứ, một thứ ngôn ngữ không thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét