Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Đừng “lập lờ đánh lận con đen”
Việc Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu với đảng viên trẻ tiêu biểu toàn quốc vừa qua; trong đó có nhắn nhủ họ phải trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Đó là nhắn nhủ và yêu cầu của người đứng đầu Đảng và Nhà nước hoàn toàn đúng về lý luận và thực tiễn.
Thế nhưng, có người lại phê phán, họ cho rằng, tại sao lại đặt Đảng lên trên Tổ quốc? Tổ quốc đã có hàng nghìn năm, mà Đảng chưa tròn 90 tuổi? Cần khẳng định đó là sự “lập lờ đánh lận con đen”.
Trước hết, họ đã đồng nhất Tổ quốc với dải đất hình chữ S, đồng nhất Tổ quốc với điều kiện tự nhiên, lịch sử. Nếu vậy, tại sao vẫn dải đất ấy, vẫn điều kiện tự nhiên, lịch sử ấy mà khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lại không có tên trên bản đồ thế giới? Vấn đề đặt ra là khi ấy ai mới là người làm chủ dải đất hình chữ S đấy? Có phải chế độ phong kiến Việt Nam hay thực dân Pháp? Nếu phong kiến thì tại sao lại không có tên Việt Nam trên bản đồ thế giới? Lúc này có gọi là Tổ quốc Việt Nam được không?
Thứ hai, để cấu thành tổ quốc, ngoài điều kiện tự nhiên, lịch sử thì yếu tố cơ bản không thể thiếu là vấn đề chính trị - xã hội, hay kiến trúc thượng tầng. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết đấu tranh chống sự xâm lược của thực dân Pháp, đập tan chế độ phong kiến, lập nên nhà nước công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước ấy có quốc kỳ, quốc ca riêng, có hiến pháp và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, được cộng đồng quốc tế công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước ấy. Nhà nước công nông ấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền bình đẳng với các quốc gia - dân tộc trên thế giới. Việt Nam lại có tên trên bản đồ thế giới. Đấy mới là Tổ quốc Việt Nam hoàn chỉnh có đầy đủ hai yếu tố của một tổ quốc là (1). Về phương diện tự nhiên, lịch sử và (2). Về phương diện chính trị - xã hội. Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể gọi là tổ quốc.

Như vậy, không có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền từ tay thực dân Pháp thì không có Tổ quốc Việt Nam. Cho nên, nói phải trung thành với Đảng là để Tổ quốc mãi trường tồn. Khi nói trung thành với Tổ quốc được hiểu là phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia - dân tộc. Tất nhiên, Tổ quốc ấy để phục ai? Phục vụ nhân dân nên phải trung thành với nhân dân, phụng sự nhân dân bằng mọi điều kiện, khả năng của mình. Đấy mới là người đảng viên chân chính. Vậy thì, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi đề cập đến đạo đức của người cán bộ, đảng viên nói chung, đảng viên trẻ - người chủ tương lai của dân tộc phải trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân là phù hợp cả về lý luận thực tiễn và văn hóa, đạo đức. Xin đừng “lập lờ đánh lận con đen”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét