Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG THÔNG TIN BỊA ĐẶT TRÊN MẠNG XÃ HỘI


Cùng với sự phát triển của xã hội thông tin, mạng xã hội nói chung và Internet nói riêng đã mang đến cho người dân lượng thông tin khổng lồ, cho phép tìm kiếm thông tin dễ dàng; gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí. Mạng xã hội là mối quan hệ giữa con người với xã hội trên nền tảng Internet, mang lại những tiện ích giúp cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, trao đổi thông tin trong cộng đồng xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực thì mạng xã hội cũng để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm, nguy cơ khó lường, đó là vấn nạn tin giả, tin có nội dung thiếu lành mạnh, phản giáo dục, bôi xấu, vu cáo, phản động, kích động bạo lực, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chống phá công công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.

Vậy, chúng ta phải làm gì để ngăn chặn thực trạng thông tin xấu độc ngày càng có diễn biến phức tạp.
Trong đời sống thực có cái gì thì trên mạng xã hội cũng tồn tại những việc như thế. Thật vậy, trong đời sống thực có không gian sống, môi trường sống, cư dân… thì trên  mạng xã hội cũng có không gian mạng, môi trường mạng và người tham gia mạng xã hội gọi là cư dân mạng.Cụ thể như: ở đời sống thực có hành vi tệ nạn lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản thì trên không gian mạng cũng có lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Hay vấn đề thải rác ra môi trường trong đời sống thực chúng ta phải xử lý thì trên mạng xã hội cùng có rác. Đó là chúng ta phải xử lý những tin xấu, tin lừa đảo, phát tán mã độc, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, phản động, kích động bạo lực…
Khi chúng ta tiếp nhận thông tin, những tin xấu độc phát tán trên môi trường mạng xã hộithường là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật xuyên tc các vấn đề “đổi trắng thay đen”lẫn lộn, đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng những luận điệu sai trái, thù địch. Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân gây bức xúc trong dự luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống; thông tin xuyên tạc lịch sử chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Chính những thông tin xấu độc… phát tán tràn lan trên mạng xã hội trong thời gian qua luôn trở thành vấn đề nóng, gây bức xúc, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với chính quyền đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý mạng xã hội chính là xử lý thông tin xấu độc để mạng xã hội phát triển phục vụ lợi ích của con người, mạng xã hội không có lỗi mà lỗi là do người dùng mạng xả rác ra môi trường mạng.
 Chúng ta đều biết, tham gia mạng xã hội là xu thế tất yếu hiện nay, nhất là trong thời đại kinh tế số. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là làm sao vừa khai thác được thông tin hữu ích phục vụ cho học tập, công tác, nghiên cứu khoa học, vừa giao lưu, học hỏi, trao đổi lẫn nhau mà không bị nhiễm thông tin xấu độc làm ảnh hưởng đến nhận thức, tâm tư, tình cảm, quan điểm lập trường, niềm tin. Mỗi chúng ta cần phải: Khi tiếp nhận những vấn đề nhạy cảm, thông tin cần phải xác định vàđây là tin thật hay tin giả, tin có chính thống không…; Ai là người đưa thông tin, địa chỉ của các đài báo có uy tín không? Lời lẽ phân tích có hàm ý riêng tư gì không, độ tin cậy ở mức độ nào? Khi những thông tin chưa chính xác tuyệt đối không chia sẻ, bình luận.
Tại điểm d, khoản 1, Điều 8 Luật An ninh mạng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) quy định hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng như sau: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.”
Như vậy, việc tung tin thất thiệt, tin giả, tin đồn vô căn cứ,…mà gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là vi phạm Luật An ninh mạng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng quy định việc cá nhân sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì sẽ bị xử lý về Tội làm nhục người khác (Điều 155); Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì sẽ bị xử lý về Tội vu khống (Điều 156); Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288);…
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào cấm sử dụng mạng xã hội, chỉ có những hành vi vi phạm pháp luật mới bị xử lý theo quy định. Do vậy, mỗi chúng ta khi tham gia môi trường mạng xã hội phải xây dựng văn hóa trên môi trường mạng lành mạnh, cổ vũ những cái tốt, phê phán những cái xấu, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu… góp phần cho mạng xã hội phát triển toàn diện, hướng thiện. Đặc biệt phải có ý thức đối với hành vi của mình trên mạng xã hội và thượng tôn pháp luật nếu không muốn gánh chịu sự chế tài của pháp luật./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét