Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Sắc lệnh số 20/SL về chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thân
nhân tử sĩ. Ðây được xem là văn bản pháp quy đầu tiên về chế độ chính
sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ; khẳng định vị trí quan trọng
của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến giải phóng
dân tộc; đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Ðảng, Nhà nước đối
với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.
Tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm làm "Ngày Thương binh toàn quốc" để đồng bào ta có dịp bày tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Thực hiện Chỉ thị của Bác, một hội nghị gồm đại biểu các cơ quan, ngành ở Trung ương, khu và tỉnh Thái Nguyên được tổ chức họp ở xã Phú Minh, huyện Ðại Từ (Thái Nguyên), nhất trí chọn ngày 27-7 hằng năm làm "Ngày Thương binh toàn quốc" và được tổ chức lần đầu vào ngày 27-7-1947 (đến năm 1955 đổi tên thành Ngày Thương binh, liệt sĩ). Từ đó, ngày 27-7 hằng năm đã trở thành một ngày có ý nghĩa lịch sử, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày 27-7 là một ngày kỷ niệm. Mỗi năm đến ngày ấy, thì những người ái quốc Việt Nam càng tưởng nhớ đến anh em thương binh, tưởng nhớ đến các gia đình tử sĩ, tưởng nhớ đến những người vô danh anh hùng, hoặc đã hy sinh tính mệnh, hoặc đã góp một phần xương máu cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta...".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thương binh, liệt sĩ. Những nội dung tư tưởng, tình cảm thiêng liêng dành cho thương binh, liệt sĩ được thể hiện một cách nhất quán, xuyên suốt, cụ thể và thiết thực trong các bài nói, bài viết, hành động và việc làm của Người. Di chúc để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn bao điều hệ trọng, mà "Ðầu tiên là công việc đối với con người", những đối tượng đầu tiên được quan tâm chính là thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, Người đã đề ra chính sách cụ thể đối với từng đối tượng: "Ðối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Ðảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". Ðối với các liệt sĩ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Ðối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét".
Những tư tưởng nhân văn, quan điểm và hành động nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác thương binh, liệt sĩ đã được Ðảng, Nhà nước ta vận dụng, kế thừa, phát huy và cụ thể hóa thành nhiều chương trình, các chính sách, pháp luật giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ hiện nay. Ðất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được đặc biệt quan tâm, xã hội hóa sâu rộng. Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng người có công được mở rộng; chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và đồng thuận xã hội. Với sự quan tâm sâu sắc của Ðảng, Nhà nước, sự nỗ lực chăm lo của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự cố gắng vươn lên của chính mình, đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng được cải thiện. Ðến nay, có hơn 98,5% số hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú. Các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa" ngày càng đi vào chiều sâu và xã hội hóa cao. Các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tìm hài cốt liệt sĩ, tu sửa, nâng cấp nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ... ngày càng thu hút sự tham gia của toàn xã hội, đều bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn của Người.
Những kết quả đạt được đó có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sâu sắc tình cảm, trách nhiệm, lòng biết ơn, sự quan tâm đặc biệt của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc.
Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7) năm nay đúng dịp toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta đang sôi nổi tổ chức các hoạt động thi đua hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người dân Việt Nam càng thấm nhuần lời dạy về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ðền ơn đáp nghĩa" trong Di chúc của Người. Tư tưởng nhân văn đó sẽ tiếp thêm ngọn lửa đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần yêu nước quật cường trong các thế hệ "con Lạc, cháu Hồng". Ðồng thời cũng là định hướng, phương châm hành động để chúng ta đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thiết thực tri ân các Anh hùng liệt sĩ, các gia đình liệt sĩ, người có công với nước, tiếp nối truyền thống đạo lý của người dân Việt Nam.
Ðây vừa là tình cảm nhưng cũng là trách nhiệm thiêng liêng của chúng ta!
Tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm làm "Ngày Thương binh toàn quốc" để đồng bào ta có dịp bày tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Thực hiện Chỉ thị của Bác, một hội nghị gồm đại biểu các cơ quan, ngành ở Trung ương, khu và tỉnh Thái Nguyên được tổ chức họp ở xã Phú Minh, huyện Ðại Từ (Thái Nguyên), nhất trí chọn ngày 27-7 hằng năm làm "Ngày Thương binh toàn quốc" và được tổ chức lần đầu vào ngày 27-7-1947 (đến năm 1955 đổi tên thành Ngày Thương binh, liệt sĩ). Từ đó, ngày 27-7 hằng năm đã trở thành một ngày có ý nghĩa lịch sử, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày 27-7 là một ngày kỷ niệm. Mỗi năm đến ngày ấy, thì những người ái quốc Việt Nam càng tưởng nhớ đến anh em thương binh, tưởng nhớ đến các gia đình tử sĩ, tưởng nhớ đến những người vô danh anh hùng, hoặc đã hy sinh tính mệnh, hoặc đã góp một phần xương máu cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta...".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thương binh, liệt sĩ. Những nội dung tư tưởng, tình cảm thiêng liêng dành cho thương binh, liệt sĩ được thể hiện một cách nhất quán, xuyên suốt, cụ thể và thiết thực trong các bài nói, bài viết, hành động và việc làm của Người. Di chúc để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn bao điều hệ trọng, mà "Ðầu tiên là công việc đối với con người", những đối tượng đầu tiên được quan tâm chính là thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, Người đã đề ra chính sách cụ thể đối với từng đối tượng: "Ðối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Ðảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". Ðối với các liệt sĩ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Ðối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét".
Những tư tưởng nhân văn, quan điểm và hành động nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác thương binh, liệt sĩ đã được Ðảng, Nhà nước ta vận dụng, kế thừa, phát huy và cụ thể hóa thành nhiều chương trình, các chính sách, pháp luật giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ hiện nay. Ðất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được đặc biệt quan tâm, xã hội hóa sâu rộng. Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng người có công được mở rộng; chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và đồng thuận xã hội. Với sự quan tâm sâu sắc của Ðảng, Nhà nước, sự nỗ lực chăm lo của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự cố gắng vươn lên của chính mình, đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng được cải thiện. Ðến nay, có hơn 98,5% số hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú. Các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa" ngày càng đi vào chiều sâu và xã hội hóa cao. Các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tìm hài cốt liệt sĩ, tu sửa, nâng cấp nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ... ngày càng thu hút sự tham gia của toàn xã hội, đều bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn của Người.
Những kết quả đạt được đó có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sâu sắc tình cảm, trách nhiệm, lòng biết ơn, sự quan tâm đặc biệt của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc.
Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7) năm nay đúng dịp toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta đang sôi nổi tổ chức các hoạt động thi đua hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người dân Việt Nam càng thấm nhuần lời dạy về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ðền ơn đáp nghĩa" trong Di chúc của Người. Tư tưởng nhân văn đó sẽ tiếp thêm ngọn lửa đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần yêu nước quật cường trong các thế hệ "con Lạc, cháu Hồng". Ðồng thời cũng là định hướng, phương châm hành động để chúng ta đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thiết thực tri ân các Anh hùng liệt sĩ, các gia đình liệt sĩ, người có công với nước, tiếp nối truyền thống đạo lý của người dân Việt Nam.
Ðây vừa là tình cảm nhưng cũng là trách nhiệm thiêng liêng của chúng ta!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét