Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

VẪN CÒN TỒN TẠI “BỆNH CÔNG THẦN”

Thời gian qua, những biểu hiện của căn bệnh “công thần” vẫn đang tồn tại ở số ít cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, còn có cả những cán bộ đã được rèn luyện và lập nhiều chiến công. Vậy nhưng, khi nghỉ hưu nói và viết trái với đường lối quan điểm của Đảng, phát tán nhiều thông tin xấu, việc làm sai trái, có hại cho đất nước, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về “thói hư tật xấu” của cán bộ, Người đã chỉ ra căn bệnh công thần: “Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là “cứu tinh” của dân, “công thần” của Đảng… Cậy thế mình là người của Đảng, phớt cả kỷ luật và cả cấp trên trong các đoàn thể nhân dân hoặc cơ quan Chính phủ. Những đồng chí mắc bệnh ấy không hiểu rằng: mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng. Trong đó, có cả cán bộ đương chức và cả cán bộ đã nghỉ hưu. Có những người tự kiêu tự mãn, để những căn bệnh ấy không chỉ làm méo mó hình ảnh, nhân cách, vinh quang của chính họ mà còn tạo ra dư luận xấu, ảnh hưởng đến niềm tin, tình cảm của nhân dân. Chỉ với một chút đóng góp, một chút thành tựu nhưng nhiều người đã coi trời bằng vung, coi mình là trung tâm của vũ trụ. Thậm chí, có những người ảo tưởng về sức mạnh của bản thân, tự cho mình là “cứu tinh” của nhân dân. Cũng từ căn bệnh công thần này sinh ra rất nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. Có những người tự cho mình là quan trọng, tự cho mình là người đã đóng góp lớn cho Đảng, Nhà nước và sau đó đưa ra các yêu sách, đòi hỏi về những đặc quyền, đặc lợi cho bản thân, gia đình. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu, có người thì đưa ra đòi hỏi về vật chất, chế độ; có người lại đưa ra đòi hỏi về vị trí “ghế ngồi” cho con, em mình. Khi yêu cầu không được đáp ứng thì không ít người lại sinh ra ấm ức, bất mãn với tổ chức, nhiều khi còn ghét thế hệ sau… và sinh ra chống đối, xét lại, thù hằn đội ngũ lãnh đạo, thù hằn chế độ. Cá biệt còn có người trở thành các phần tử cực đoan chống đối Đảng, Nhà nước ta như có phát ngôn thiếu tỉnh táo, kích động gây hoang mang cho dư luận và đặc biệt trong đó có cả tướng lĩnh đã về hưu. Có thể nói tất cả những cán bộ trên không làm theo lời Bác, tự cho mình là đúng nhất, phủ nhận tất cả mọi ý kiến khác, nhất là ý kiến của tổ chức. Khi có một chút công lao với đất nước lại tự kiêu ngạo và cho rằng ý kiến của mình có thể đứng trên ý kiến của người khác, như thế là thiếu khiêm tốn. Những cán bộ nói trên có lẽ không phải là người thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nên nhận xét vội vàng, hồ đồ, phủ nhận quyết định của Nhà nước đối với các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Với những căn bệnh đó, chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, không để những công thần khoe khoang, ngụy biện, làm hại đất nước. Chúng ta cần phê phán bệnh công thần, bệnh kiêu ngạo cộng sản, không thể để một người phủ nhận công lao, thành tựu chung của đất nước.
Như chúng ta đã biết, cán bộ là sức mạnh của quốc gia, là linh hồn của toàn hệ thống chính trị. Chủ tích Hồ Chí Minh đã từng căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng, khi đương chức cũng như khi nghỉ hưu. Căn “bệnh công thần” vô cùng nguy hiểm. Ở một góc độ nhất định, những người mắc bệnh công thần cũng nguy hiểm không kém những người tham nhũng. Tất cả đều làm suy yếu nội bộ, khiến cho bản chất cách mạng của người cán bộ bị biến chuyển làm mất niềm tin với nhân dân./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét