Việt
Nam thực hiện tốt vấn đề nhân quyền,
vấn
đề dân tộc, tôn giáo,
Gần
đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch có nhiều tin, bài… nói xấu sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước ta,
trong đó có nhiều tin, bài viết cho rằng: Việt Nam vi phạm nhân quyền; các dân
tộc, tôn giáo ở Việt Nam không được bình đẳng, không được tự do tín ngưỡng, tôn
giáo…
Nếu nói như vậy, thực chất chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng: Ở Việt Nam không thực hiện tốt
vấn đề nhân quyền; vấn đề dân tộc, tôn giáo; các dân tộc ở Việt Nam bị áp bức,
bất công…tín ngưỡng, tôn giáo bị cấm đoán; mọi người dân ở Việt Nam không được
tư do tín ngưỡng, tôn giáo…
Tuy nhiên, không phải như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho
đến nay luôn trú trọng lãnh đạo, thực hiện tốt vấn đề quyền con người; phát huy
dân chủ và thực hiện tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo, coi vấn đề quyền con người là
mục tiêu cao nhất của cách mạng Việt Nam; coi vấn đề dân tộc, tôn giáo là nhiệm
vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài trong tiến trình cách mạng, được biểu hiện ở những
kết quả nổi bật như sau:
Về
quyền con người,
trong cương lĩnh chính trị, các văn kiện các kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn xác định quyền con người, quyền công dân và luôn đổi mới, phát triển,
để không ngừng tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân tốt hơn, phù
hợp hơn với các điều ước quốc tế và nguyện vọng chính đáng của con người. Để
thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa quyền con người
trong hiến pháp và pháp luật (Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật, thể chế
khác). Do làm tốt vấn đề trên, cho nên, thời gian qua, quyền con người ở Việt
Nam luôn được bảo đảm trên thực tế và
luôn được thực hiện tốt hơn.
Cụ thể:
Các dân tộc
luôn được bình đẳng,
đời sống đồng bào dân
tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng có đạo luôn được bảo đảm và ngày
càng nâng cao. Quyền khiếu nại tố cáo được thực hiện chất lượng. Các quyền tự
do dân chủ được thực
hiện tốt. Đến nay, Việt
Nam đã có hơn 50 cơ quan báo chí với hơn 650 ấn phẩm báo chí
các loại, 47 nhà xuất bản, mỗi năm xuất bản hàng vạn đầu sách, in và phát hành
trên 600 triệu bản báo. Trên lĩnh vực kinh tế, quyền con người được bảo đảm, Nhà
nước tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người, mọi thành phần
kinh tế phát triển bình đẳng với nhau. Trên lĩnh vực xã hội, bằng những
chính sách xã hội thỏa đáng, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, thực
hiện công bằng trong phân phối dưới nhiều hình thức, như: xây nhà chung cư cho
những người có mức sống còn thấp, xây hàng vạn ngôi nhà tình nghĩa cho những
người có công với cách mạng, khám chữa bệnh cho người nghèo, giáo dục tiểu học
bắt buộc, bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc những người yếu thế, rủi ro, thiệt
thòi; thực hiện chế độ trợ cấp đầy tính nhân đạo đối với con người: trợ cấp ốm
đau thai sản, trợ cấp cho người cao tuổi, trợ cấp cho người tàn tật, trợ cấp
tai nạn nghề nghiệp... Trên lĩnh vực văn hóa, chú trọng xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Về dân tộc, quyền tự quyết, bình đẳng giữa các dân tộc luôn
được bảo đảm, quyền bình đẳng về chính trị của đồng bào dân tộc
thiểu số từng bước được nâng cao. Thực tế, qua khảo sát, số lượng đại biểu là
người dân tộc thiểu số trong các khoá quốc hội luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so
với tỷ lệ người dân tộc thiểu số của cả nước. Ở địa phương, người dân
tộc thiểu số cũng chiếm tỷ lệ cao hơn trong tham gia hội đồng
nhân dân. Hiện nay, nhiều người dân tộc thiểu số đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan
lãnh đạo, các cơ quan quyền lực của nhà nước Việt Nam.
Trong
những năm qua, Đảng và nhà nước Việt Nam luôn trú trọng phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đời sống đồng bào dân tộc
thiểu số, hiện nay đã hạn chế gia tăng khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch
phát triển giữa các dân tộc, các vùng dân tộc. Tính đến năm 2018, tỷ lệ hộ
nghèo trong vùng dân tộc giảm bình quân 3% năm. Khoảng cách nghèo trong dân tộc thiểu số giảm
từ 24,3% xuống còn 19,2%. Mức độ
trầm trọng của hộ nghèo giảm 11,3% xuống
còn 8,2%. Bộ mặt vùng dân tộc miền núi, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân
tộc thay đổi rõ rệt, hiện nay, về kinh tế, đã hình thành các vùng cây công nghiệp như: Cà phê, chè, ca cao, cao su,
hạt tiêu, điều; các vùng cây ăn quả như: Cam (Hòa bình, Hà Giang), vải thiều
(Bắc Giang), nhãn (Sông Mã, Sơn La); công nghiệp khai khoáng: Than
(Quảng Ninh), A Pa tít (Lào Cai), Đồng (Lào Cai), Thiếc (Cao Bằng), Bô xít (Tây
Nguyên). Về điện: Có 98% số xã và 95,5% số thôn có
điện. Về giao thông: Có 98,6% số xã có đường ô tô đến
trụ sở ủy ban nhân dân xã (trừ Đồng Bằng Sông Cửu Long). Về giáo dục: Giáo dục đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số có việc làm, thu nhập
cải thiện đời sống (hiện nay có 99,5% số xã có trường tiểu học, 93,2% số xã có trường trung học phổ thông, 96,6% số xã có trường mẫu giáo mầm non, 300 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 88.000 học sinh theo học, có 876 trường phổ thông dân tộc bán trú, khoảng 140.000 học sinh theo học, có 782 trường, khoảng 124.000 học sinh nói tiếng dân
tộc, 18.000 sinh viên dân tộc
thiểu số học các trường đại học, cao đẳng, trung
học, dạy nghề). Về y tế:
Có thẻ bảo
hiểm y tế cho toàn bộ người nghèo, vùng
khó khăn, người dân tộc thiểu số, sinh viên sống ở vùng dân tộc thiểu số. Một số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc (biếu cổ, tả, còi xương… hiện nay giảm nhiều). Về văn hoá: Văn hoá truyền
thống, tiếng nói, chữ viết, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số được
tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn. Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu
số được cải thiện, mức hưởng thụ văn hoá được nâng cao. Quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số được bảo đảm và tôn trọng. Tính đến
năm 2018, ở vùng dân tộc thiểu số có 81%
số xã có loa truyền thanh; 92% người dân được nghe đài phát thanh. Hệ
thống chính trị vùng dân tộc ngày càng vững chắc, hiện nay có nhiều cán bộ là người dân tộc thiểu số có trình độ cao đẳng, đại học. Năng lực,
trình độ cán bộ xã, phường ngày càng nâng cao, phát triển đảng người dân tộc
thiểu số được trú trọng, Hoạt
động của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi đạt hiệu
quả.
Về tôn
giáo, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm và thực hiện tốt công tác tôn giáo, coi tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng bào các tôn
giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ quan điểm đúng
đắn đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hướng dẫn, tạo điều kiện để các tôn giáo xây
dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó với dân tộc và chế độ xã hội chủ
nghĩa, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Việc thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đã giúp
các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng pháp luật. Tín đồ được tham gia
các tôn giáo một cách đều đặn, thuận lợi. Các nơi thờ tự được sửa chữa, xây
mới. Đến nay, ở Việt Nam có 16 tôn giáo với 43 tổ chức giáo phái, giáo hội; có
28 nghìn cơ sở thờ tự, 83 nghìn chức sắc, 250 nghìn chức việc, 56 trường đào
tạo chức sắc tôn giáo. Kinh sách tôn giáo được xuất bản, đáp ứng nhu cầu hành
đạo của tín đồ. Chức sắc và tín đồ đựợc tham gia các chương trình kinh tế - xã
hội, các hoạt động tổ chức đoàn thể, xã hội. các tôn giáo được quan hệ về việc
đạo với các tổ chức tôn giáo quốc tế và thực hiện hoạt động đối ngoại theo quy
định của pháp luật. Đời sống đồng bào tôn giáo ngày càng nâng cao.
Với những
thành tựu trên, Việt Nam hiện nay tuy là một đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo,
nhưng các dân tộc luôn bình đẳng, đoàn kết, dân chủ, quyết tâm thực hiện thắng
lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2019 đã chính thức trở thành uỷ viên không
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc; là bạn, đối tác tin cậy của
nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển.
Từ vấn đề trên, hoàn toàn bác bỏ những luận điệu sai trái của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch cho rằng:
Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; các
dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam không được bình đẳng, không được tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Chính sách dân tộc ở Việt Nam như chính sách thực dân kiểu mới, mà phải khẳng định rằng: Việt Nam là một đất nước
tươi đẹp, có nền kinh tế năng động, phát triển, có môi trường hoà bình, nhân
ái, bình đẳng, đoàn kết, luôn quan tâm đến con người, đến các dân tộc và
tín ngưỡng, tôn giáo; một đất nước vì con
người, đang từng ngày, từng giờ phát triển, có uy tín cao trên trường quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét