Khi đề cập về những
nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, trong nhiều văn kiện
của Đảng Cộng sản Việt Nam đều nhấn mạnh, vấn đề tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” trong nội bộ là vấn đề đặc biệt nguy hiểm, liên quan đến sự tồn
vong của chế độ chính trị; coi đó là “giặc nội xâm” cần phải kiên quyết đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi một cách hiệu quả. Tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” chính là bộ phận cốt lõi là “thành phần thứ 3” trong các thế lực
thù địch, song là thành phần “nguy hiểm nhất”, như khẳng định của Đảng, qua phát
ngôn của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương vừa qua. Phạm vi bài viết này, tập
trung luận bàn chủ yếu vấn đề tham nhũng trên mấy điểm:
Một là, về nhận diện tham nhũng. T
heo Công ước Quốc tế của Liên hợp
quốc về phòng chống tham nhũng, Nguyên nhân tham nhũng bắt nguồn từ: Thừa độc
quyền; Thừa bưng bít thông tin; Thiếu minh bạch giải trình. Thực chất của tham
nhũng là lợi dụng quyền lực được giao để mưu đồ lợi cá nhân. Ở nước ta hiện
nay, hành vi mưu đồ lợi ích cá nhân được che đậy dưới hình thức “lợi ích nhóm”,
núp bóng “ê kíp” làm việc... “Lợi ích nhóm” chính là hình thức giúp cho hành vi
tham nhũng dễ dàng thực hiện hơn, lại dễ “che chắn” rất khó phát hiện. Song hậu
quả mà nó gây ra thì vô cùng lớn, nó không chỉ biến khối tiền bạc, tài sản công
khổng lồ hàng ngàn, hàng chục ngàn tỉ Việt Nam đồng thành của tư, mà còn làm
băng hoại đạo đức, tạo phân hoá giàu - nghèo, phân tầng xã hội, gây nên xung
đột lợi ích, làm bất ổn xã hội. Cùng với đó, tham nhũng nó còn làm suy thoái
quyền lực chính trị, làm mất lòng tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước;
làm biến chất cán bộ, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ,
biến thành “giặc nội xâm” phá hoại sự nghiệp cách mạng.
Hai là, bức tranh về thực trạng tham nhũng ở nước ta, nổi lên là
tham nhũng tài nguyên, đất đai, đầu tư công, đặc biệt là tham nhũng quyền lực,
dưới nhiều hình thức như: các thành phần (5c) “con cháu các cụ cả”, chạy chức,
chạy quyền, chạy vị trí, bằng cấp... Qua đó cho thấy, tính chất nguy hại của
tham nhũng, nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi thì nó chính là nguyên nhân chủ
yếu làm suy giảm, mất lòng tin của dân đối với Đảng, Nhà nước; làm mất uy tín
của quốc gia trên trường quốc tế...
Ba là, về kết quả chống tham nhũng ở nước ta vừa qua. Từ 2016 nhiều
vụ tham nhũng lớn đã bị phanh phui và xử lý theo quy định của pháp luật. Song
điều đáng buồn là việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có lại đạt kết quả quá
ít, do chưa kịp thời, do luật pháp. Vì thế mà tài sản tham nhũng bị phát tán,
đứng tên người khác, gửi nhà Bank nước ngoài, ăn chơi trác táng... Thử hỏi, với
đồng lương Bộ trưởng chẳng hạn, sẽ tiết kiệm được bao nhiêu khi trừ các chi phí
sinh hoạt phục vụ như cầu tối thiểu “ăn, mặc, ở, đi lại...”? Chúng ta thừa biết
rằng, “làm quan” thì đương nhiên “có lộc”, nhưng lộc thì không thể là một tài
sản khổng lồ hàng trăm, hàng ngàn tỉ VNĐ.
Bốn là, tham nhũng là vấn đề vấn nạn của mọi quốc gia, không riêng
của Việt Nam. Bởi theo Ph.Ăngghen, chừng nào còn tồn tại nhà nước thì còn tham
nhũng, bởi “Nhà nước là vật ký sinh sống trên cơ thể xã hội”. Vì thế, để xây
dựng một Nhà nước kiểu mới “Nhà nước nửa nhà nước”, nhà nước phục vụ đa số
người lao động, ngoài việc lựa chọn nhân sự, cần phải có cơ chế kiểm soát quyền
lực hữu hiệu, phòng ngừa, ngăn chặn được tham nhũng.
Nhận rõ tính chất nguy
hại của tham nhũng, Đảng ta trong nhiều nghị quyết, đặc biệt là Nghị quyết TW 4
(khoá XII) đã thể rõ quyết tâm chính trị “phải làm đến cùng, không loại trừ một
ai, cho dù đó là người giữ trọng trách trong bộ máy quyền lực của Đảng, Nhà
nước”. Hiện Đảng ta đã và đang triển khai nhiều giải pháp như: Thực hiện chủ
trương của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước tiến hành kiểm tra, giám sát tài sản của
1000 cán bộ cao cấp trong bộ máy quyền lực, làm đúng thực chất, khách quan,
đúng luật, tránh bao che, tránh “đánh trống bỏ dùi”, “hui bò dở rơm”. Trên cơ
sở đó mở rộng hơn để giải quyết vấn đề một cách triệt để đối với cấp cán bộ bên
dưới. Đặc biệt cách đây mấy ngày, Tổng Bí Thư - Chủ tịch nước đã ký ban hành
Quy chế của Bộ Chính trị về Kiểm soát quyền lực, nhằm ngăn chặn tham nhũng
quyền lực, cơ sở để thực hiện các hành vi tham nhũng khác.
Với quyết tâm của Đảng, được sự đồng thuận, hưởng ứng ủng hộ của toàn dân, hy vọng vấn đề chống tham nhũng ở nước ta sẽ đạt hiệu quả tích cực, góp phần quyết định ngăn chặn nguy cơ, thách thức của “giặc nội xâm” chống phá đất nước, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên đạt nhiều thành tựu mới, hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Với quyết tâm của Đảng, được sự đồng thuận, hưởng ứng ủng hộ của toàn dân, hy vọng vấn đề chống tham nhũng ở nước ta sẽ đạt hiệu quả tích cực, góp phần quyết định ngăn chặn nguy cơ, thách thức của “giặc nội xâm” chống phá đất nước, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên đạt nhiều thành tựu mới, hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét