Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Hệ lụy nguy hiểm của bệnh công thần



Những ngày vừa qua, bài báo “Cảnh giác với bệnh công thần và kiêu ngạo cộng sản” và những ý kiến phản hồi của các tướng lĩnh, cán bộ, đảng viên tiếp tục nhận được sự hưởng ứng, đồng tình của dư luận xã hội và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Cùng với tiếp tục phê phán, chỉ ra hậu quả, nguyên nhân của những sai phạm, dư luận chung cho rằng để đẩy lùi căn bệnh trên, cần phải xử lý cả bằng kỷ luật, pháp luật và sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng.

Bệnh công thần là vô cùng nguy hiểm. Lê Mã Lương tự cho mình là công thần rồi nói năng bất chấp đúng sai, hàm hồ. Bây giờ nói đến giải quyết xung đột mà cứ nói là đánh đi thì là tướng hiếu chiến. Không đánh mà vẫn giữ được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ thì mới hay. Đã biết đồng đội của nhiều thế hệ, biết bao xương máu của nhân dân và dân tộc Việt Nam mất mát mới có ngày hôm nay - độc lập, tự do, là hòa bình, hạnh phúc. Vậy, những phát ngôn thiếu chuẩn xác, mắc bệnh công thần, khoe khoang, tự cho mình là người có công lao lớn trong lịch sử, biết hết mọi việc. Sự cao ngạo, tự đánh giá thường hay phiến diện, chủ quan. Sự công thần nay đã gây dư luận trong xã hội, để lại hệ lụy khôn lường.
Sự kiêu ngạo đi trước, ắt sự bại hoại theo sau! Chớ nên ngụy biện, tự huyễn hoặc mình, bởi điều mình biết, mình đã làm rất bé nhỏ chẳng đáng khoe khoang. Chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, không để những hệ lụy nay làm hại đất nước và quân đội./.


1 nhận xét:

  1. Một vài điều suy ngẫm bệnh công thần, tự kiêu tự đại
    Lúc sinh thời, Bác Hồ từng căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng, khi đương chức cũng như khi nghỉ hưu. Thế nhưng, vẫn có những người tự kiêu tự mãn, để những căn bệnh ấy không chỉ làm méo mó hình ảnh, nhân cách, vinh quang của chính họ mà còn tạo ra dư luận xấu, ảnh hưởng đến niềm tin, tình cảm của nhân dân.
    Đề cập đến bệnh công thần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là "cứu tinh" của dân, "công thần" của Đảng, rồi đâm ra ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng.
    Thật đáng buồn, đến giờ, biểu hiện của căn bệnh ấy vẫn đang tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong đó, có cả cán bộ đã kinh qua rèn luyện, cống hiến, lập nhiều chiến công nhưng đến lúc nghỉ hưu lại thiếu tỉnh táo, nói và viết trái với đường lối quan điểm của Đảng. Rồi tiếp xúc với nhiều đối tượng cơ hội chính trị, thậm chí cả đối tượng phản động, bị chúng lợi dụng, kích động, dẫn đến phát tán nhiều thông tin xấu, việc làm sai trái, có hại cho đất nước, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận".
    Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò của cán bộ là vô cùng quan trọng. Họ là những người có những đóng góp hết sức to lớn, đưa đất nước ta vượt qua các thời kỳ khó khăn, vất vả. Công sức của họ bỏ ra rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, hiện nay, một số cán bộ, công chức lại có tư tưởng “công thần”. Họ lấy danh nghĩa cá nhân, cậy công, cậy sức đã bỏ ra để đòi hỏi nhiều quyền lợi phi lý, một số khác thì có thái độ bất cần, không quan tâm đến kỷ cương, pháp luật.

    Trả lờiXóa