Với hàng trăm bài viết xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, cái tên Nguyễn Đình Cống đã không còn xa lạ với cộng đồng mạng xã hội. Mới đây, Nguyễn Đình Cống tiếp tục đăng tải bài viết “Phải chăng đảng là công cụ?” trên trang mạng baotiengdan, thể hiện những luận điệu xuyên tạc và lừa bịp hết sức hiểm độc rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam “là sản phẩm ngoại lai, được nhập vào lòng dân tộc”; “là công cụ…của một người hoặc một nhóm các chính trị gia”; “việc đề ra đường lối của việc lãnh đạo là của một người hoặc một nhóm người ở trên cao”. Những luận điệu này của Nguyễn Đình Cống hoàn toàn là sai trái, phản động. Bởi sự thật là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam. Phù hợp với tiến trình vận đọng khách quan của lịch sử và phù hợp nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Với
bản chất của một kẻ chuyên “đục khoét” về chính trị, Nguyễn Đình Cống đã xuyên
tạc rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam “là sản phẩm ngoại lai, được nhập vào lòng dân
tộc”, “tự đặt mình cao hơn dân tộc”. Nhưng sự thật, Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời ngày 03/02/1930 là một quá trình vận động hoàn toàn khách quan, hợp quy
luật của lịch sử, thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Ngược
dòng lịch sử của dân tộc, có thể thấy, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và
bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, đời sống của nhân dân ta vô cùng thống khổ,
“một cổ hai tròng”. Với truyền thống yêu nước quật cường, nhất định không cam
chịu làm nô lệ, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc, theo
nhiều xu hướng, con đường chính trị khác nhau, nhưng đều lần lượt thất bại.
Cách mạng Việt Nam lâm vào thời kỳ “đen tối như không có đường ra”. Lịch sử đặt
ra yêu cầu phải có một đường lối cứu nước đúng đắn, nhằm đánh đổ ách áp bức,
giành độc lập tự do cho nhân dân. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh đã xuất hiện, với lòng yêu nước thương dân và trí tuệ xuất chúng, đã tìm
ra con đường cứu nước đúng đắn nhất, chắc chắn nhất và cách mạng nhất là đi
theo con đường cách mạng vô sản.
Sau khi
tìm ra con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào trong nước, tích cực chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng
và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những hoạt động tích cực
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với con đường cách mạng mới đã thúc đẩy phong trào
cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Phong trào công nhân và phong trào yêu
nước phát triển đã dẫn đến sự hình thành các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt
Nam như: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn. Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản trên tồn tại và hoạt động riêng rẽ đã
làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị phân tán, không phù
hợp với lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản. Với tư
cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng triệu tập
đại biểu của ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Hội
nghị quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy nhất lấy
tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt…
Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng…
Như vậy, trước
sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, tất yếu cần một chính đảng đại
diện cho một giai cấp tiên tiến để lãnh đạo đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam. Lý luận về tính tất
yếu của sự kết hợp ấy đã được đề ra trong học thuyết Mác – Lênin. Song, ở
mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là một sản phẩm sáng tạo của lịch sử, được thực
hiện bằng con đường riêng biệt, tuỳ theo điều kiện không gian và thời gian.
Việt Nam là một quốc gia dân tộc được hình thành từ rất sớm,
có nền văn hiến lâu đời, trong đó, yêu nước là truyền thống quý báu và đặc sắc,
là chủ lưu xuyên suốt trong dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh
sớm nhận thức được chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Do đó, Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác – Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam là sự quán triệt
đầy đủ học thuyết Mác – Lênin về Đảng Cộng sản và phù hợp với hoàn cảnh một
nước thuộc địa nửa phong kiến, có truyền thống yêu nước, có số lượng công nhân
ít nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào yêu nước ngay từ khi mới ra
đời. Đó còn là kết quả của sự vận dụng sáng tạo quan điểm xây dựng Đảng kiểu
mới của Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam; không những có ý nghĩa
quan trọng đối với quá trình cách mạng Việt Nam mà nó còn có ý nghĩa quốc tế to
lớn, nhất là với những nước có hoàn cảnh tương đồng. Sự thật, Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời là một quá trình vận động hoàn toàn khách quan, hợp quy luật
của lịch sử, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu suy
diễn, xuyên tạc của Nguyễn Đình Cống về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ
lực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét