Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 có ý nghĩa quan trọng với người dân Việt Nam – thể hiện truyền thống hiếu nghĩa, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện sự tri ân, trân trọng những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc, lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, cán bộ đối với thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng. Trong 76 năm qua, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công, bày tỏ tưởng nhớ, sự tôn vinh và tri ân công lao to lớn đối với sự hy sinh, cống hiến của các bậc anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, liệt sĩ và người có công với đất nước.
Thế
nhưng, thay vì đồng lòng, ủng hộ các hoạt động thể hiện đạo lý truyền thống tốt
đẹp của dân tộc những năm gần đây đâu đó vẫn có tiếng nói lạc lõng, xuyên tạc
về chính sách Thương binh-Liệt sĩ, phủ nhận sự hi sinh đóng góp của họ. Thâm
độc hơn, chúng còn đánh đồng người hy sinh, cống hiến vì cách mạng với kẻ cam
tâm làm tay sai cho thực dân đế quốc, phản bội Tổ quốc; đồng thời, gây ra những
hành động cụ thể để hạ thấp, phủ nhận sự hy sinh, cống hiến của người có công.
Bên cạnh đó, chúng còn lợi dụng những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở một số địa phương, chúng viết
bài, đưa thông tin, hình ảnh… trên mạng xã hội trắng trợn xuyên tạc, cố ý lập
lờ, đánh tráo giá trị, “đổi trắng, thay đen” nhằm gây xáo trộn tư tưởng, tạo
hoài nghi về chính sách ưu đãi đối với người có công, đổ điều cho rằng, kinh kế
Việt Nam chậm phát triển là do gánh nặng của chính sách xã hội, trong đó có chi
nhiều cho thương binh, liệt sĩ. Mục đích chung là để kích động chống phá Đảng,
Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Thực tế
chứng minh: Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước ta, nhân dân ta
luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tình cảm tri ân sâu sắc đối với các thế hệ
người có công với cách mạng; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính
sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm
người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên... Cân đối ngân
sách để tiếp tục thực hiện nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có
công; nâng cao các công trình “đền ơn đáp nghĩa”...”.
Chính
sách ưu đãi người có công đã và đang được triển khai thực hiện rộng khắp, hiệu
quả từ Trung ương đến các địa phương; đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong phong trào toàn dân chăm sóc các
gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng như:
Công tác
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ được
triển khai tích cực; mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công
liệt sỹ luôn được chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ... thể hiện sự tri
ân sâu sắc của những người đang sống với các thế hệ liệt sỹ đã hy sinh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc.
Chính
sách hỗ trợ nhà ở cho người có công được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, được
các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội đồng tình, ủng hộ.
Mạng
lưới các cơ sở điều dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng trên cả nước được quy
hoạch tổng thể, được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị... đáp ứng yêu cầu
chăm sóc, điều dưỡng người có công, nhất là thương binh nặng.
Những
kết quả, thành tựu đó thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước, cấp ủy,
chính quyền các cấp, sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội, đã và đang hiện hữu trong thực tiễn cuộc sống sinh động, được cả xã hội
và các tầng lớp nhân dân chứng kiến, ghi nhận, không thể phủ nhận, không thể
xuyên tạc.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa