Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

Cực lực lên án nhưng tên tô vẽ hào quang cho những kẻ hút máu, trục lợi trên nỗi đau đồng bào là xúc phạm cuộc chiến chống tham nhũng

Những ngày qua, rất nhiều ý kiến trên mạng xã hội đang “ca ngợi” thần thái, hình ảnh cũng như khả năng trả lời chất vấn rất điềm tĩnh, chuyên nghiệp của một số bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” ngay chốn công đường. Thậm chí, một số bị cáo vô tình trở thành “thần tượng”, “ngôi sao trên mạng xã hội” bằng những phát ngôn gây sốc, coi thường pháp luật trước Hội đồng xét xử. Điều đáng lo ngại, vì mục đích và những toan tính cá nhân nhiều người lên mạng xã hội để ra sức cổ súy cho những hành vi sai trái vi phạm pháp luật.

Thực tế, trong những ngày xét xử sơ thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu”, ngoài sự “nổi sóng” khi có 54 bị cáo phải hầu tòa, trong đó 21 bị cáo là cựu cán bộ, lãnh đạo bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn để 515 lần nhận hối lộ 165 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ nhiều nhất với 253 lần nhận, tổng cộng 42,6 tỷ đồng trong 11 tháng. Số tiền đưa nhận hối lộ đặc biệt lớn khiến một số ý kiến cho rằng đây là “phiên tòa thế kỷ”. Song nhiều tài khoản trên mạng xã hội lại “phong thánh” cho Kiên bằng những “mỹ từ” như “ông vua nhận hối lộ”, “thánh nhận phong bì”.

Giữa tâm dịch, những kẻ trục lợi từ chính sách nhân đạo của Nhà nước qua "chuyến bay giải cứu", lại đang trở thành “hiện tượng mạng” được đánh bóng, ca ngợi.

Những ngày qua, rất nhiều ý kiến trên mạng xã hội đang “ca ngợi” thần thái, hình ảnh cũng như khả năng trả lời chất vấn rất điềm tĩnh, chuyên nghiệp của một số bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” ngay chốn công đường. Thậm chí, một số bị cáo vô tình trở thành “thần tượng”, “ngôi sao trên mạng xã hội” bằng những phát ngôn gây sốc, coi thường pháp luật trước Hội đồng xét xử. Điều đáng lo ngại, vì mục đích và những toan tính cá nhân nhiều người lên mạng xã hội để ra sức cổ súy cho những hành vi sai trái vi phạm pháp luật.

Tô vẽ hào quang cho những kẻ trục lợi trên nỗi đau đồng bào là xúc phạm cuộc chiến chống tham nhũng. Không chỉ phong bị cáo thành “thánh”, trên mạng xã hội còn coi một số bị cáo trong vụ án như một idol (người được đông đảo người hâm mộ tôn sùng và ngưỡng mộ). Theo đó, trên nền tảng mạng xã hội tiktok xuất hiện những hình ảnh, clip nói về bị cáo Hoàng Văn Hưng – cựu Trưởng phòng 5 (Cục An ninh điều tra Bộ Công an), cựu điều tra viên chính thụ lý vụ án tự bào chữa trong phiên tòa “chuyến bay giải cứu”.

Clip này được đăng tải trên tiktok với tựa đề “Hoàng Văn Hưng trở thành idol vì bào chữa quá khét”. Xuyên suốt nội dung clip thể hiện, nhân vật chính là Hoàng Văn Hưng với lời dẫn những câu trả lời “khét” của anh ta trước Hội đồng xét xử. Nội dung đoạn clip có những câu từ thể hiện Hưng như một idol, dù anh ta đang là bị cáo trong một vụ “đại án”.

Tương tự với lời tự bào chữa hồn nhiên đến mức vô cảm của một vị cựu phó cục trưởng nói mình "vô tình nhận hối lộ" thì nay "trả tiền cho Nhà nước", nói vợ chuẩn bị 3 tỷ để đi tù "anh đi nghỉ dưỡng rồi anh về", không ít người còn ca ngợi "bản lĩnh", "thần thái" của vị này!

Đáng nói hơn nữa, đây là vụ án mà các đối tượng liên quan bị điều tra về hành vi phạm tội, khi thực hiện các “chuyến bay giải cứu” công dân Việt Nam ở thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát toàn thế giới.

Trong khi, chính sự quyết liệt của các cơ quan pháp luật trong đó có ngành Công an, đã đấu tranh không có vùng cấm, kiên quyết đưa những kẻ phạm tội ra trước ánh sáng của pháp luật. Cho dù đó là ai, đang công tác ở vị trí nào, những sai phạm của họ đều bị xử lý. Trên thực tế, không phải đến phiên tòa xét xử “chuyến bay giải cứu” mà nhiều vụ án khác, nhiều dàn cựu lãnh đạo từng là cán bộ Nhà nước đã phải đứng trước vành móng ngựa và cúi đầu thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Đó là kết quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà Đảng ta thực hiện trong thời gian qua.

Có thể thấy, công cuộc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực chính là để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức và của công dân, góp phần giữ ổn định và phát triển của toàn xã hội. Chính vì thế, việc các lực lượng chức năng xác định “không có vùng cấm”, quyết tâm đưa những đối tượng vi phạm pháp luật ra chịu tội dù có phải “đau xót”, nhưng “buộc phải làm”, đó là những hành động rất cần và đáng được biểu dương.

Thế nhưng, những lối suy nghĩ lệch lạc, chỉ thích lên mạng xã hội để cổ súy cho những hành vi phạm tội, ca ngợi các bị cáo như những “thần tượng”, “anh hùng”, idol... cần phải được triệt tiêu, thậm chí phải bị xử lý theo các quy định pháp luật. Đồng thời, mỗi cá nhân cần xác định rõ trách nhiệm xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng và lên án hay tố giác những hành vi vi phạm pháp luật./.


1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa