Những ngày gần đây, cùng với việc các cơ quan tố tụng và toà án đang xét xử những đối tượng trong vụ án chuyến bay giải cứu. Thực tế đã có những đối tượng lợi dụng sự hiểu biết pháp luật của mình ngăn cản các hoạt động của cơ quan công quyền. Lợi dụng vấn đề đó, các thế lực thù địch càng ra sức bóp méo, bôi xấu Nhà nước ta.
Bắt đầu từ ngày 1/9/2022, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng chính thức có hiệu lực. Sau khi Pháp lệnh được thông qua và có hiệu lực, một số tổ chức chống cộng, hay các kênh truyền thông cực đoan thiếu thiện chí đã lập tức dấy lên những ý kiến phê phán, công kích, đưa ra những thông tin bình luận tiêu cực, nhằm xuyên tạc, nhận định sai, phiến diện về Pháp lệnh. Nguyên nhân chính là do một số đối tượng xấu đã cố tình xuyên tạc về Pháp lệnh.
Trước
hết, mỗi người dân Việt Nam cần hiểu rõ rằng, không phải đến ngày nay, Pháp
lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng mới
được ban hành. Từ năm 1989, Hội đồng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Xử
phạt hành chính và sau đó, từng bước hoàn thiện qua nhiều lần sửa đổi để phù
hợp yêu cầu thực tiễn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống.
Ðể nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng ngừa vi phạm hành chính, đáp ứng các yêu cầu về dân chủ, quyền con người; công khai, minh bạch hơn trong xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm an toàn trật tự xã hội, ngày 18/8/2022 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (Pháp lệnh). Ðây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, thể hiện tính nghiêm minh và thực thi pháp luật trong hoạt động tố tụng.
Hiện
nay Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiều điều ước quốc tế
khi gia nhập, Pháp lệnh cũng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn cho
việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước như: Công
ước của Liên hiệp quốc về quyền của trẻ em, các điều ước về quyền con người,
quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội…
Trước yêu cầu của thực tiễn của hoạt động thực thi pháp luật ở trong nước và quốc tế cho thấy Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là chủ trương lớn xuyên suốt trong nhiều nghị quyết về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, phù hợp với quy định chung của thế giới, thể hiện yêu cầu kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Ðảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do dân và vì dân, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa