Cứ mỗi năm đến dịp Kỳ thi Cao Khảo (Trung Quốc) và Kỳ thi THPT Quốc gia (Việt Nam) thì nhiều cư dân mạng Việt Nam bắt đầu đi so sánh, tự nhục rồi chê bai nước mình. Họ lấy các đề thi văn của Trung Quốc, rồi quay sang chỉ dạy rằng phải đề văn như thế này, như thế kia, phải triết học pha lẫn nho giáo, rồi vừa nhân sinh nhưng lại phải thời cuộc, vừa chính trị nhưng lại phải đậm tính thường nhật…
Nhưng
tính chất của Cao Khảo vào Kỳ thi THPT Quốc gia là hoàn toàn khác nhau.
Trước
tiên, cần phải biết rằng Cao Khảo là cuộc thi tuyển sinh cạnh tranh gắt gao bậc
nhất thế giới. Trong cả chục triệu học sinh ứng tuyển, chỉ có 0,5 - 1% học sinh
trở thành sinh viên của những trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Ngoại trừ các
trường hợp tuyển thẳng, các trường ĐH đỉnh chóp của Trung Quốc như Bắc Đại,
Thanh Hoa, Vũ Hán, Phúc Đán… đều dựa vào kỳ thi này để lấy điểm xét tuyển vào
trường. Mức phân hóa, phân loại thí sinh, độ khó của Cao Khảo là cao hơn rất
nhiều và thậm chí còn cao hơn Suneung (kỳ thi tương tự của Hàn Quốc). Vậy nên,
các đề thi văn Cao Khảo của Trung Quốc bắt buộc phải có mức độ khó, phân loại.
Còn kỳ
thi THPT Quốc gia của Việt Nam được tổ chức rút gọn hơn trước rất nhiều. Áp lực
thi cử cũng giảm so với hồi còn duy trì thi riêng tách biệt giữa Kỳ thi tốt
nghiệp THPT và Kỳ thi đại học, cao đẳng.. Ví dụ như môn Văn trước là 180 phút
đã giảm xuống còn 120 phút, môn Sử - Địa từng là đề tự luận 180 phút nhưng hiện
tại đã là tổ hợp môn giảm xuống mỗi môn còn 50 phút… Mục tiêu của kì thi THPT
Quốc Gia được ghi trong Quy chế thi có ghi rõ ràng mục tiêu là xét tốt nghiệp,
sau đó là cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh đại học. Thậm chí, các trường
hàng đầu Việt Nam đều tổ chức nhiều phương án xét tuyển riêng như kỳ thi đánh
giá năng lực riêng, xét tuyển qua học bạ, phỏng vấn… Vậy nên, các đề thi Văn
trong kỳ thi THPT Quốc gia không thể mang độ khó cao được.
Hai cuộc
thi với mục tiêu khác nhau, định hướng khác nhau, tính chất khác nhau… dẫn đến
độ khó, tính phân loại cũng phải khác nhau. Vậy nên nếu so sánh, rồi hạ thấp
một cái thì có đúng không? Có công bằng không? Nếu muốn so sánh độ tính chất,
độ khó của Cao Khảo thì phải so với kỳ thi HSG cấp tỉnh thì có lẽ sẽ hợp lý
hơn.
Tiếp
nữa, nhiều người hay đọc được dăm ba cái đề thi Trung Quốc trên mạng, rồi ca
ngợi là đề thi Trung Quốc không có phần phân tích, đọc hiểu văn bản rồi nào là
giáo dục Việt Nam máy móc, chỉ biết đưa các tác phẩm văn học cho các em phân
tích… Xin được nói thẳng, ai mà có tư tưởng này thì gần như chắc chắn là những
con người chỉ biết hùa, ếch ngồi đáy giếng.
Biết
được vài câu đề nghị luận xã hội mà cứ ngỡ như Trung Quốc không thèm đưa việc
phân tích tác phẩm, tác giả vào không bằng.
Và những
đề Văn của Việt Nam, có thực kém cỏi, giáo điều, sáo rỗng hay không?
Đề thi
chọn học sinh giỏi văn của Hà Nội năm 2022 lấy ví dụ Steve Jobs bàn về chính
mình và sự chuẩn bị cho hành trình của cuộc đời. Còn đề thi học sinh giỏi Trà
Vinh năm 2023 bàn về “lòng tốt không chỉ giữ trong tim mà cần được bộc lộ qua
bên ngoài”. Còn đề thi của tỉnh Quảng Trị từng khiến bao thí sinh rơi nước mắt
khi tôn vinh ba người lính cứu hỏa đã hy sinh với bình luận “Những con người
bình thường dám sống một cuộc đời phi thường”... Đề thi của Khánh Hòa thì mượn
lời nhân vật Mirabel trong bộ phim hoạt hình Encanto: “Điều kì diệu không phải
là phép màu mà bạn có được. Điều kì diệu chính là bạn”...
Đề thi
học sinh giỏi lớp 9 của tỉnh Hà Tĩnh từng làm cộng đồng mạng bàn tán chỉ có 2
câu ngắn chưa đầy nửa trang A4, nhưng trong đó nổi cộm hai vấn đề. Vấn đề đầu
tiên là "kết nối và chặn". Vấn đề thứ 2 là "văn chương có giá
trị và tiếng nói cá nhân".
Đọc
những đề trên có "hại não" không? Có "ngầu" không? Có “bánh
cuốn” không? Cả năm có khi chỉ đọc mỗi đề thi văn THPT Quốc gia, mà đọc có khi
còn chả hiểu, nhưng lại bày trò phân tích, so sánh, chỉ trích… Đã bao giờ thử
tìm kiếm đề thi văn học sinh giỏi của mỗi tỉnh chưa? Và làm thử chưa?
mọi so sánh đều khập khiễng
Trả lờiXóa