Phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ án tổ chức những “chuyến bay giải cứu” một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật và không có vùng cấm.
Sau khi
tổ chức giải cứu 30 công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc về Việt Nam vào
tháng 2/2020, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đến tháng
4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu theo hình thức
công dân thuộc diện ưu tiên được về trên các chuyến bay do cơ quan Nhà nước
phối hợp tổ chức thực hiện và cách ly. Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm
thành công, Chính phủ tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay “combo” song
song với các “chuyến bay giải cứu” đến hết tháng 1/2022.
Thực
hiện chủ trương nêu trên của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng đã cấp
phép và đã tổ chức được trên một nghìn chuyến bay đưa hơn 200 nghìn người dân
từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Việc tổ chức các chuyến bay cứu hộ này
là thực hiện chủ trương nhân đạo, thể hiện sự quan tâm hàng đầu của Đảng và
Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân, mục đích cao nhất là bảo vệ
an toàn tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản cho người dân. Chủ trương kịp thời
này đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của đồng
bào trong và ngoài nước, ghi dấu ấn ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc
tế, thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước.
Việc tổ
chức chuyến bay cứu hộ này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân, vừa
thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới công dân Việt
Nam ở nước ngoài. Đây là sự cố gắng, nỗ lực của cả dân tộc, khi đó được thế
giới công nhận là “hình mẫu” nhân văn, nhân ái, thể hiện bản chất chế độ xã hội
mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể làm được trong bối cảnh
đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, từ chính chính sách tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân
đạo, nhân văn đó lại xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên - những người mang trong
mình trọng trách là “công bộc" của dân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, móc
ngoặc với nhau để đưa và nhận hối lộ, tư lợi cá nhân với số tiền lớn, phạm vi
rộng.
Từ phiên
tòa hình sự sơ thẩm xét xử 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” cho
thấy, chống tham nhũng, tiêu cực phải đi liền với chống lợi ích nhóm, suy thoái
về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vụ
án cũng chứng minh chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại
lệ” của Đảng, Nhà nước ta được thực thi trên thực tế chứ không phải “khẩu hiệu
suông, mị dân” như luận điệu kẻ xấu. Chúng ta đã thấy rõ những tác hại của vấn
nạn tham nhũng gây ra, thấy rõ sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ, quyết tâm cao
trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cả hệ thống chính trị.
Cuộc chiến chống tham nhũng được nhân dân ta hết lòng ủng hộ
Trả lờiXóa