Ngay sau khi thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước được được loan đi, rất nhiều hãng thông tấn báo chí đã đăng tải bài viết về tiểu sử cũng như những mốc chính trong quá trình công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Và từ đây một chi tiết khiến một số người thắc mắc là việc ông Nguyễn Phú Trọng được tặng huy chương kháng chiến chống Mỹ nhưng phần tiểu sử không thấy ghi thời gian nhập ngũ?.
Ngay sau đó, trên trang Facebook cá nhân Nguyễn Lân Thắng liền đăng tải hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chèn dòng chữ “tân Chủ tịch nước là người trốn nghĩa vụ nhưng lại có huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất”, rất nhiều các Facebooker như Nhâm Nguyễn, Lê Thiện, JB Trần Lộc, Thai Duong, Tran Bui, Thanh Hoa, Thuý Đào, Trung Quang, Giang Nguyen, Pham Chuong, Cuong Mai… chia sẻ lại bài viết của Nguyễn Lân Thắng kèm theo đó là những lời bình luận với giọng điệu chế giễu, hòng bôi nhọ, hạ uy tín cá nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Tuy nhiên, luận điệu nói trên chỉ có thể dẫn dụ được người chưa hiểu bản chất vấn đề, còn lại chỉ khiến thiên hạ cười chê về sự hiểu biết có hạn nhưng thủ đoạn thì vô biên của chúng.
Sự thật thì không phải cứ cầm súng trực tiếp ra chiến trường mới được tặng huy chương kháng chiến. Cụ thể, theo Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Ban hành theo Nghị quyết số 47 NQ/HĐNN7 ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Nhà nước) quy định rất rõ tại ĐIỀU 1, CHƯƠNG I: Về đối tượng được xét khen thưởng gồm: 1- Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, gồm quân đội và công an. 2- Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và cán bộ các đoàn thể, kể cả công nhân quốc phòng và thanh niên xung phong. 3- Cán bộ xã, phường, thôn, ấp, cán bộ hợp tác xã, tự vệ và dân quân du kích. 4- Những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến chống mỹ, cứu nước.
Thứ hai, về điều kiện khen thưởng đối với những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến, KHOẢN A, ĐIỀU 6, CHƯƠNG I của Điều lệ quy định: Tham gia các hoạt động trực tiếp phục vụ chiến đấu, như: đấu tranh vũ trang, làm nòng cốt trong đấu tranh chính trị, vận động binh sĩ địch, đi liên lạc hoặc làm cơ sở liên lạc, làm công tác mật giao, chuyển đưa vũ khí, tài liệu, tin tức cho kháng chiến, đi dân công phục vụ tiền tuyến, bảo đảm giao thông vận tải, bảo vệ, nuôi giấu cán bộ, bộ đội. Thứ ba, về tiêu chuẩn thời gian để xét và mức khen thưởng chung cho cả nước tính từ ngày 20-7-1954 đến ngày 30-4-1975.
Căn cứ theo những quy định trên, đối chiếu với các mốc chính trong quá trình công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từ tháng 12/1967 – 7/1968: Đồng chí là cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Từ tháng 7/1968 – 8/1973: Đồng chí là cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; là Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969 – 1973) cho thấy, ông tham gia kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận truyền thông, là cán bộ chủ chốt của Tạp chí Cộng sản lúc bấy giờ, do đó Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đủ điều kiện được tặng huy chương kháng chiến chứ không phải như một số người suy diễn, đơm đặt.
Có thể nói, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ khí giới “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Đó là văn chương nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, báo chí cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cùng với những người làm báo tập trung tuyên truyền, khẳng định “Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”. Cổ vũ các phong trào “Đồng khởi”, “Diệt ác, phá kềm, phá ấp chiến lược”, phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, “Bám thắt lưng địch mà đánh”… cùng dân tộc đi trọn vẹn chặng đường cách mạng vẻ vang trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
“Văn học là nhân học”. Khi Người dùng ngòi bút của mình để chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội cũng là lúc Người đang thực thi vai trò của một người chiến sỹ cách mạng. Mặt trận không tiếng súng này không có máu, nhưng mồ hôi và nước mắt sẽ không lúc nào vơi cạn. Đúng như lời của nhà thơ Sóng Hồng: “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”, vì vậy những điều họ đã làm xứng đáng được tôn vinh và ghi nhận.
Hoàng Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét