Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Một số biện pháp quản lý trang mạng internet và điện thoại thông minh ở các đơn vị

           Năm 1997 mạng Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, trong hành trình hơn 20 năm Internet đã góp phần đổi thay tất cả mọi thứ từ cách chúng ta sống, cách chúng ta giao tiếp với cộng đồng xung quanh. Internet đã tạo nên một ngành công nghiệp, tạo nên GDP cho đất nước, nếu chúng ta không có Internet thì không có ngành công nghệ phần mềm, không có sản phẩm đưa ra thế giới. Internet đã trở thành món ăn tinh thần cho mọi người. Cùng xuất hiện với Internet là một loạt thế hệ điện thoại thông minh ra đời; có thể nói điện thoại thông minh đã góp phần đưa cả thế giới vào với bạn chỉ trong “tích tắc” thông qua kết nối với Internet, đồng thời làm cho con người nhận biết mọi sự việc một cách nhanh chóng. Hiện nay theo thống kê Việt Nam có khoảng trên dưới 50 triệu người dùng Internet; với sự ra đời của các mạng xã hội ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới kích thích sự phát triển của kênh truyền thông cộng đồng. Ở nước ta, có thể nói là một trong quốc gia sử dụng điện thoại thông minh kết nối với mạng đang phát triển nhanh chóng đã vượt ra ngoài giới hạn về không gian và thời gian, có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội.
         Tuy nhiên, trong thời gian qua nảy sinh việc lợi dụng trang mạng không ít cán bộ, chiến sĩ đã đăng tải thông tin cá nhân của mình cùng với những hoạt động của đơn vị lên chia sẻ thông qua điện thoại thông minh; từ những vấn đề trên nó đã trực tiếp gây ra một số thông tin phản ứng trái chiều, gây ra những hậu quả khó lường dẫn đến để lộ lọt những thông tin cá nhân và những hoạt động của đơn vị khi chưa được kiểm duyệt.
          Trước sự phát triển của mạng 4G đã được phủ sóng ở tất cả mọi nơi; điện thoại thông minh ngày càng phù hợp với mọi người và ngày càng trở nên phổ biến, dễ dùng đối với cán bộ, chiến sĩ, vì vậy nếu tổ chức, cá nhân nào đó sử dụng mạng xã hội với mục đích không đúng sẽ đem lại hệ quả khó lường. Đặc biệt, việc kiểm soát thông tin trên mạng hiện nay rất khó khăn, các nguồn thông tin đúng, sai rất khó kiểm chứng, tốc độ phát tán, chia sẻ rộng rãi, nhanh chóng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nếu một thông tin không chính xác, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân hay thông tin hình ảnh nhạy cảm, phản cảm được đăng tải thì ngay lập tức có thể bị tán phát rộng rãi và tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều người cùng một lúc; mạng xã hội còn là môi trường để các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng thực hiện các hành vi chống đối hoặc vi phạm pháp luật. Thời gian qua, một số cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức hết mặt trái của mạng xã hội nên đã sử dụng mạng để đưa hình ảnh cá nhân mang mặc quân phục, hình ảnh hoạt động của đơn vị, thậm chí còn đưa một số vấn đề bí mật lên chia sẻ. Việc làm đó ngay lập tức được truyền lan một cách nhanh chóng, gây nên những “lail” trái chiều và thậm chí còn ảnh hướng tới danh dự của cá nhân, đơn vị.
          Để hạn chế, ngăn chặn mặt trái, tiêu cực không để lộ lọt thông tin đối với mỗi cá nhân, đơn vị cần thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu đó là:
          Cần chủ động, tự giác, tuyên truyền làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ thấy rõ tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là các hình ảnh, hoạt động của cá nhân, đơn vị. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm, chủ động trong việc giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi quân nhân, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, nhất là các quy định trong việc dùng và sử dụng thiện thoại thông minh khi tham gia vào mạng xã hội trong đơn vị. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn sử dụng, khai thác mạng xã hội trong việc học tập, nghiên cứu; khi sử dụng phải đúng mục đích, nghiêm cấm đưa các hình ảnh phản cảm lên để chia sẻ; kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý, ngăn chặn những hành vi tán phát các thông tin, hình ảnh có nội dung tiêu cực, phản cảm và các biểu hiện lơ là mất cảnh giác khi tham gia mạng xã hội, không để các tiêu cực trên mạng tác động ảnh hưởng tới tư tưởng, nhận thức của cán bộ, chiến sĩ. Mỗi đơn vị phải có nội quy quy định riêng trong việc sử dụng điện thoại thông minh khi tham gia vào mạng Internet.
          Thường xuyên đổi mới phương thức tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của mạng xã hội và mặt trái của mạng xã hội vì các thế lực thù địch sử dụng mạng xã hội tăng cường các hoạt động chống phá, chúng sẽ triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị, xử lý môi trường và các vấn đề nhạy cảm để tập trung kích động, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Tổ chức tuyên truyền với mục đích là nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chính trị, nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng cho mọi cán bộ, chiến sĩ. Từng cá nhân quản lý chặt chẽ thông tin của mình, bởi vì, nếu để lộ thông tin của mình một số tin tặc thông qua đó sử dụng mật khẩu và tài khoản chúng đánh cắp những thông tin và lợi dụng để khống chế.
          Lãnh đạo chỉ huy các đơn vị cần định hướng cho cán bộ, chiến sĩ khi đấu tranh trên mạng xã hội chú ý: Không sử dụng ảnh đại diện của cá nhân mang mặc quân phục, hình ảnh của đơn vị trong huấn luyện, trong sinh hoạt làm ảnh đại diện, cũng như không chia sẻ thông tin, hình ảnh, Clip, Video tránh bị các đối tượng lợi dụng làm ảnh hưởng xấu danh dự, uy tín của quân nhân và quân đội. Xây dựng ý thức và phong cách cho cán bộ, chiến sĩ ứng xử có văn hóa khi tham gia vào mạng xã hội, không để lộ, lọt thông tin liên quan đến bí mật quân sự trên mạng; khi phát hiện những thông tin xấu trên mạng kịp thời chỉ đạo gỡ bỏ và có biện pháp xử lý không để lan rộng./.
Khuyến Đỗ - K25

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét