Mấy hôm nay, BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFA, Dân làm báo… liên tục có những lời lẽ dèm pha rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như “nói hai lời”, khi vào năm 2015 Tổng Bí thư phát biểu trên báo Lao động và báo VTC đăng lại việc ông nói “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?” để rồi bây giờ lại đồng tình ủng hộ. Từ lâu, những người dân trí thức Việt chân chính đã biết và hiểu mấy anh chị BBC, VOA, RFA và đặc biệt là blog Dân làm báo của “Việt Tân” là những trang thông tin chuyên xuyên tạc bịa đặt về tình hình Việt Nam nói chung và lãnh đạo của đất nước nói riêng. Chuyện không thành có, chuyện có lại méo mó hơn chứ chưa nói gì đến việc lợi dụng lỗi sai sót của báo chí.
Thưa các anh chị BBC, VOA, RFA, Dân làm báo và các nhà “dân chủ” làm lố, phải chăng các anh chị đã cố tình bỏ qua ngữ cảnh mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát ngôn để người đọc hiểu sai câu “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?”. Hay là các anh chị cố tình xuyên tạc bịa đặt như thói quen xưa nay các anh vẫn làm?
Cụ thể, nguyên văn câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đây là vấn đề đã được Trung ương bàn nhiều lần. Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND ở một số nơi. Nhưng thực tế Nhân dân là người làm Chủ, ở đâu có Nhà nước ở đó phải có giám sát của Nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương HĐND giám sát hoạt động của chính quyền địa phương”. Rất may là trang điện tử VNTP của tỉnh Sơn La có chép lại bài báo này.
Hẳn là chúng ta còn nhớ, thời điểm năm 2015, một số người đã đề xuất tổ chức thí điểm mô hình chính quyền địa phương là định bỏ cả Hội đồng nhân dân, rồi nhất thể hóa chức danh Chủ tịch và Bí thư. Khi đó quyền lực sẽ tập trung về một người, không còn Hội đồng nhân dân thì lấy ai giám sát công việc của người đó. Điều này Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không tán thành. Ở đây, ông đang thảo luận với cử tri là về mô hình tổ chức chính quyền địa phương chứ không phải là mô hình chính quyền Trung ương. Ngay trong đoạn trích dẫn ở trên cũng có câu “Ở Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ…”. Câu này cho thấy, ngay tại thời điểm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không hề phản đối phương án “Nhất thể hóa” ở cấp Trung ương và ông luôn đưa ra cơ chế giám sát, khống chế quyền lực.
Với tất cả những bằng chứng đã trình bày ở trên cho thấy về vấn đề “Nhất thể hóa”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không hề “nói hai lời” như báo BBC, VOA, RFA, Dân Làm Báo và các nhà “dân chủ” bới móc, rêu rao, xuyên tạc.
Tùng Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét