Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Tại sao lại cắt xén, “hướng lái” dư luận hiểu sai về Luật An ninh mạng?

Vừa qua, một số tờ báo đã giật tít rất kêu, lập lờ như: Luật An ninh mạng: Mất nhiều hơn được; Dự thảo Luật An ninh mạng: Thêm giấy phép, tăng chi phí… Giữa rừng thông tin kèm theo vô vàn những lời bình luận, phân tích nghe có vẻ đầy sự chính nghĩa, đứng về phía doanh nghiệp, vì sự hưng thịnh của đất nước… nhưng thật ra đây là cái bẫy mà tác giả đã dày công “buông lưới”.

Một số tờ báo trích dẫn số liệu của Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính trị Châu Âu (ECIPE) cho rằng: “việc địa phương hóa dữ liệu sẽ khiến GDP Việt Nam giảm sút 1,7%; đầu tư nước ngoài giảm 3,1%; giá trị xuất khẩu hàng hóa mất đi 0,6%; phúc lợi xã hội giảm 1,5%”. Tuy nhiên, có lẽ tác giả đã “quên” nêu số liệu này được trích dẫn từ báo cáo phát hành từ tháng 3/2014 của ECIPE với tiêu đề “Những cái giá của địa phương hóa dữ liệu: Hành động phá hoại phục hồi kinh tế” được đề cập và đưa ra dự báo đối không chỉ đối với Việt Nam mà còn có Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Brazil. Điều đáng nói là những con số mà các bài báo này đưa ra đã được thực tế chứng mình dự báo trên là không chính xác.
sos-
Những con số mà các bài báo này đưa ra đã được thực tế chứng mình dự báo trên là không chính xác
Đây đều là những tờ báo có độ ảnh hưởng lớn với bạn đọc, chắc chắn, trước khi để một bài viết được đăng tải thì phải trải qua “trùng trùng, lớp lớp” kiểm duyệt. Vậy phải chăng, cái sự “quên” này là có chủ đích? Đã là nhà báo chắc hẳn ai cũng sẽ biết câu nói này: “Một nửa cái bánh mì là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật chưa chắc đó là sự thật”. Cho nên, cách đưa tin thiếu chính xác, trích dẫn không đầy đủ, cắt xén, lập lờ thông tin như trên không những gây hiểu nhầm cho bạn đọc mà còn cho thấy động cơ không trong sáng của bài viết.
Chưa hết, trong khi “quy định đặt máy chủ” đã được Bộ Công an sửa đổi sau khi cầu thị, lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp và các chuyên gia trong và ngoài nước. Thế nhưng, những bài viết trên lại lôi nó ra để “nhai lại”, thậm chí câu view bằng nhận định chủ quan của người viết: nào là “quy định đặt máy chủ: bình mới rượu cũ”; rồi thì “vi phạm các cam kết quốc tế”; tiếp đến là viễn cảnh “có thể khiến nhiều ông lớn như Facebook, Google… ngán ngẩm kinh doanh tại Việt Nam”; “sẽ gây tổn hại lớn cho nền kinh tế Việt Nam”;“ảnh hưởng đến quyền riêng tư, tự do công dân”…
Khi mà cả Facebook và Google đều chưa bao giờ nghĩ tới “kịch bản” như trên thì có lẽ tác giả bài viết đã mổ xẻ vấn đề nhưng “chưa tìm hiểu” thông tin dẫn đến lập luận thiếu căn cứ như vậy. Tìm hiểu kỹ dự thảo Luật An ninh mạng thì thấy không hề có một điều khoản nào quy định hay ngăn cản các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động tại thị trường Việt Nam cả. Và theo thống kê, hiện nay Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook đã mở khoảng 80 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, cả Google và Facebook đã mở văn phòng đại diện tại Singapore, còn Facebook đã đặt trung tâm dữ liệu theo pháp luật của Indonesia. Nếu như việc đặt văn phòng đại diện không mang lại thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thì tại sao Google và Facebook lại làm như vậy ở các nước trên giới? Chẳng lẽ ở các quốc gia khác có quyền bảo vệ người dân, an ninh quốc gia mình còn ở Việt Nam lại không?
globalcybersecurity_9122017
Nếu như việc đặt văn phòng đại diện không mang lại thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thì tại sao Google và Facebook lại làm như vậy ở các nước trên giới?
Thêm nữa, dự thảo Luật An ninh mạng quy định dữ liệu lưu trữ không bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp, cũng không bắt buộc phải lưu trữ tất cả các dữ liệu mà chỉ áp dụng khi nào xuất hiện vấn đề an ninh quốc gia mà thôi. Và quy định này hoàn toàn không trái với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cũng không hiểu căn cứ vào đâu những bài viết trên lại cho rằng quy định này sẽ ảnh hưởng đến quyền riêng tư, tự do của công dân, trong khi dự thảo Luật An ninh mạng không thấy điều mấy, khoản mấy nói về việc lưu dữ thông tin người dùng như thế nào? Mà không hiểu quyền riêng tư, tự do công dân thì liên quan gì đến địa phương hóa dữ liệu? Thế thì lâu nay dữ liệu người dùng để ở nước ngoài là riêng tư, còn đưa về Việt Nam lại là không?
Cần hiểu rằng, việc quy định này sẽ đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Và quan trọng hơn chính là bảo vệ người dân, doanh nghiệp, an ninh quốc gia trên không gian mạng, khi gặp chuyện thì sẽ có cái dựa vào đó mà điều tra, xử lý, chứ không phải rơi vào cảnh bế tắc như trong thời gian qua.
Đơn cử như chị Nguyễn Kim Th (Hà Nội) vào facebook của mình thấy tin nhắn của một người chị nhờ mua thẻ cào nạp điện thoại. Tin là thật, chị Th đã mua 29 triệu đồng tiền thẻ cào Viettel, Mobil rồi nhắn tin qua facebook mã số thẻ cào bí mật cho chị của mình. Sau đó, đợi mãi không thấy bà chị nói năng đến chuyện trả tiền, chị Th gọi thẳng thì mới té ngửa là bà chị đó bị tin tặc cướp quyền quản trị tài khoản facebook đã lâu. Hay nạn nhân tiếp theo đó là chị Nguyễn Thị A (28 tuổi) bỗng “nổi tiếng” bất đắc dĩ trên Facebook với hình ảnh khá nhạy cảm chụp trong tình trạng bán nude nửa thân trên, kèm theo những lời bình luận vô cùng ác ý, xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm… Tất cả các nạn nhân này đều không biết nên “kêu” với ai để đòi lại tài khoản, bồi thường thiệt hại, danh dự, nhân phẩm của mình. Và nếu có “gõ cửa” tới Nhà nước thì cơ quan chức năng cũng không thể nào nhúng tay vào giải quyết, bởi dựa vào đâu để điều tra, trong khi dữ liệu người dùng lại nằm tận nước ngoài.
Facebook xuất hiện tình trạng hack nick và nhờ người thân, bạn bè của chủ nhân nạp thẻ cào.
Facebook xuất hiện tình trạng hack nick và nhờ người thân, bạn bè của chủ nhân nạp thẻ cào.
Tiếp đến là vấn đề cho rằng, Luật An ninh mạng đang chồng chéo với Luật An toàn thông tin mạng. Tìm hiểu kỹ thì trong Luật An ninh mạng quy định rõ: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Còn Luật An toàn thông tin mạng có nội dung là: “An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”. Nói một cách dễ hiểu, đó là đối tượng bảo vệ của hai luật này khác nhau, một bên là con người, an ninh quốc gia và một bên là thông tin, hệ thống thông tin, thế nên không hề có sự chồng chéo giữa hai luật này.
Có thể việc triển khai biện pháp bảo vệ trên môi trường không gian mạng là vấn đề công nghệ thông tin, KHKT và sự hiểu biết của người dân về an ninh mạng còn hạn chế nên nhầm lẫn, có phản ứng về Luật An ninh mạng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc những tờ báo có độ ảnh hưởng lớn với người đọc, khi phân tích, chứng minh vấn đề lại thiếu kiến thức chuyên môn, hiểu không thấu đáo nhưng vẫn đăng tải bài viết “hướng lái” làm dư luận hiểu sai bản chất vấn đề, gây hoang mang cho người dân, bất lợi cho xã hội thì cần đặt ra dấu chấm hỏi lớn? Tại sao lại “năm lần bảy lượt” đưa tin cắt xén, kèm bình luận, nhận xét thiếu chính xác về Luật An ninh mạng như vậy? Mục đích của những bài viết này là gì? Liệu đằng sau những tờ báo này đang có một thế lực nào giật dây, chỉ đạo làm người đọc hiểu sai về dự thảo Luật An ninh mạng hay không?
Vân Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét