Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Cần làm gì để không bị ảnh hưởng tiêu cực từ không gian mạng



Hiện nay, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong điều kiện xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng internet để tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phát tán nhiều loại thông tin sai trái, thù địch, độc hại trên mạng xã hội với mức độ, tần suất ngày càng cao nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội. Không gian trên mạng xã hội đang trở thành mảnh đất màu mỡ để các tổ chức khủng bố trong và ngoài nước tuyên truyền, thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những mối nguy cơ gây mất trật tự an ninh xã hội.
Để không bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu độc, xuyên tạc đặc biệt đến từ các tổ chức khủng bố, người dùng mạng xã hội cần có ý thức và nhận thức, cảnh giác, tự xây dựng được cho mình bản lĩnh tiếp nhận và vững vàng để không bị lôi kéo gây hoang mang trên mạng xã hội, không bị rơi vào những cạm bẫy khi tham gia vào không gian ảo. Khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, người dùng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo, cụ thể như sau:
1 - Thứ nhất, cần nắm bắt hiểu rõ phân biệt các nguồn thông tin chính thống, nguồn thông tin giả mạo xuyên tạc của các thể lực thù địch, cụ thể: 
+ Đối với website: Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, trên trang web đều ghi rõ thông tin đăng ký với địa chỉ cụ thể rõ ràng. Trong khi đó, các nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”, chẳng hạn một số website như bbc.com, voa, rfa… bản tiếng Việt rất thường xuyên đăng tải những nguồn tin xuyên tạc, hoặc đăng những ý kiến phát biểu của các tổ chức, cá nhân phản động với giọng điệu sặc mùi phá hoại đất nước;
+ Thông tin trên mạng xã hội Facebook, Youtube…: thông tin xuyên tạc, giả mạo đến từ các nhóm Facebook phản động như Việt Tân, Tiếng Dân TV, Chân trời mới Media… (thường các nhóm này có sự liên kết với nhau trên mạng xã hội);
+ Dạng blogger tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước: điển hình như blogger Điếu Cày, Mẹ Nấm…
2 – Thứ hai, nhận diện phân biệt các nội dung thông tin xuyên tạc. Đặc điểm của các nhóm phản động thường nghe ngóng chộp giật tin tức chính thống trong nước nhất là những thông tin có tính thời sự hoặc thông tin đang có sự quan tâm của đa chiều dư luận, rồi qui chụp, bóp méo thông tin bằng cách tự suy diễn lệch lạc, ghép hình ảnh, chỉnh sửa video… tạo ra những tin tức xuyên tạc kiểu giật gân, gây cho người đọc dễ hiểu lệch lạc của vấn đề.
3 – Khi đăng tải, chia sẻ thông tin, người dùng cũng cần lựa chọn thông tin sử dụng tiếp cận các nguồn tin chính thống; không đăng tải, tham gia chia sẻ, bình luận những thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng chưa rõ nguồn gốc, không đăng tải những hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc, không bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; không đưa ra những thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
4 - Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nâng cao bản lĩnh chính trị, định hướng thông tin chính xác, kịp thời có khả năng “miễn dịch”, “tự đề kháng” trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời sẵn sàng chủ động đấu tranh, phản bác và đẩy lùi những thông tin sai trái, phản động.
5 – Nắm bắt hiểu biết công nghệ, thao tác trên không gian mạng, các vấn đề chưa hiểu về kỹ thuật công nghệ có thể dễ dàng tìm sự trợ giúp từ mạng internet (ví dụ, tìm kiếm trên google), hoặc trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp. Chẳng hạn, về các cách phân biệt tin giả, tin xuyên tạc, cách báo cáo tin giả, các bài viết vi phạm trên mạng xã hội… đều có thể tìm thấy trên các website chính thống như nhandan.vn, cand.vn…
          Mỗi người dân Việt Nam bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội phục vụ các nhu cầu hoạt động cá nhân, hãy là một công dân biết phân biệt lẽ phải, sai trái, hãy là một chiến sỹ tham gia đấu tranh phản bác mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay có rất nhiều kẻ lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền sai trái, kích động chống phá Cách mạng Việt Nam; chúng ta phải hết sức đề cao cảnh giác.

    Trả lờiXóa