Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Cảnh giác với thông tin trên mạng xã hội


Cảnh giác với thông tin trên mạng xã hội
Sự phát triển của mạng xã hội đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của một xã hội thông tin. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh sự tác động của mạng xã hội đến đời sống của con người có tính hai mặt. Bên cạnh những tác động tích cực, mạng xã hội cũng gây ra không ít những tác động tiêu cực, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh các thế lực thù địch, phản động đang lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội để tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam.
Điểm đặc biệt trong các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội hiện nay là họ tìm mọi cách tập hợp những người có trình độ cao nhưng thiếu bản lĩnh chính trị, suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống để tấn công trực tiếp vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tìm mọi cách để chứng minh chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sai lầm; họ hoan hỉ, tung hô về “sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản” và “sự kết thúc của chủ nghĩa Mác”, ra sức tuyên truyền và cổ súy cho hệ tư tưởng và nền dân chủ tư sản; xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc quan hệ giữa nước ta với các nước khác trên thế giới; lợi dụng, lôi kéo những người dân bị thu hồi đất hoặc đang chịu tác động của ô nhiễm môi trường, những người nhẹ dạ, cả tin để kích động; tìm mọi cách để lập luận, chứng minh Đảng và Nhà nước ta không thực sự vì dân, chỉ có họ mới thực sự vì dân, vì nước, đứng ra đấu tranh để bảo vệ nhân dân; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ... lên án cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước tham nhũng, thiếu dũng khí, quyết tâm trong bảo vệ chủ quyền biển đảo... Khi Đảng ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đưa những vụ án lớn ra xét xử thì họ lại xuyên tạc đó là cuộc đấu đá giữa các phe phái trong Đảng, Nhà nước...
Với những sản phẩm truyền thông được đầu tư kỹ lưỡng và được lan tỏa, không chỉ khiến những người dân trình độ thấp, ít thông tin bị mê hoặc mà ngay cả một bộ phận người dân có trình độ cao hơn cũng hoang mang, hoài nghi và tin theo, từ đó hình thành dư luận xã hội tiêu cực một cách sâu rộng. Thủ đoạn tinh vi, phức tạp này còn được kết hợp với thủ đoạn dựng lên và tung ra những tin đồn thất thiệt, những thông tin sai sự thật hoàn toàn hoặc một phần, được nhào nặn khéo léo để xuyên tạc và chia rẽ nội bộ ta.   
Có thể khẳng định, các thế lực phản động, thù địch, cơ hội đang ráo riết tìm mọi cách để người dân giảm sút, tiến đến không còn tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ, từ đó tin vào những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch của chúng. Khi đã thuyết phục được một bộ phận người dân, họ tiến hành tập hợp lực lượng, liên kết các bộ phận này để tiến hành các hoạt động biểu tình, chống phá.
“Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh chống lại những tư tưởng sai trái, thù địch trên mạng xã hội là vô cùng cần thiết và cấp bách”./.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay trên các trang MXH tràn lan các thông tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền. Vì vậy cần triển khai các hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên MXH.

    Trả lờiXóa