Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020
ĐẠI DIỆN CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ MONG MUỐN 🇻🇳 CHIA SẺ TRONG NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VACCINE
💉 Hôm qua (30/6), trong cuộc họp cùng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, đại diện các tổ chức quốc tế cam kết sẽ nỗ lực hết sức phối hợp với Việt Nam trong phòng, chống COVID-19, mong muốn Việt Nam chia sẻ và hợp tác trong nghiên cứu sản xuất vaccine phòng ngừa SARS-CoV-2.
Đại diện WHO cho biết, hiện trên thế giới đã hình thành Liên minh nghiên cứu vaccine. Liên minh này rất muốn mời Việt Nam tham gia nghiên cứu, sản xuất. Việc tham gia liên minh là điều kiện quan trọng để người dân có thể tiếp cận được vaccine trong thời gian sớm nhất có thể (khoảng cuối năm 2021).
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Việt Nam luôn xác định phòng, chống đại dịch COVID-19 là công việc chung của toàn thế giới. Việt Nam sẵn sàng đồng hành, đóng góp cùng thế giới trong phòng, chống dịch bệnh.
Hiện Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất 4 loại sinh phẩm xét nghiệm (kit thử). Trong số này có những loại kit thử rất tốt, độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao, giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại đang bán trên thị trường thế giới, đặc biệt công nghệ xét nghiệm đơn giản mà nhiều nước không có.
Phó Thủ tướng mong muốn WHO và các tổ chức quốc tế hợp tác, giúp Việt Nam kết nối, chia sẻ, phổ biến các sản phẩm này với các quốc gia trên thế giới để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có 2 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vaccine phòng, chống COVID-19. Hiện đã tiến hành thử nghiệm trên 🐭 chuột, chất lượng đạt được khá tốt, thời gian tới sẽ thử nghiệm trên 🐒 linh trưởng và sau đó thử nghiệm trên người… (xem lại tại: https://bit.ly/vaccinesinhmiendichcao).
Nhấn mạnh với tinh thần tự lực, thời gian qua Việt Nam không chỉ sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm virus SARS-CoV-2, máy thở 100% made in Vietnam đã xuất khẩu đi nhiều nước...
Hiện Việt Nam đang tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine, GS.TS Nguyễn Thanh Long bày tỏ mong muốn tiếp tục được WHO và các tổ chức quốc tế cùng hợp tác, chia sẻ để đẩy nhanh quá trình này.
✈ 🛂 TS. Kidong Park, Giám đốc WHO tại Việt Nam cho biết, cách đây 2 tháng WHO đã có cuộc họp về vấn đề mở cửa biên giới và nối lại các chuyến bay quốc tế. Theo đó, để quyết định việc này, các quốc gia cần căn cứ trên 3 yếu tố:
- Dịch bệnh đã được kiểm soát hay chưa (ở cả hai đầu chuyến bay đi – đến)
- Hệ thống y tế có khả năng ứng phó với việc gia tăng ca bệnh khi mở lại đường biên và nối lại các chuyến bay quốc tế hay không?
- Hệ thống giám sát có khả năng phát hiện, truy vết, quản lý các ca bệnh xâm nhập hay không?
Sau cuộc họp này, nhóm kỹ thuật của WHO đã xây dựng một văn bản hướng dẫn tạm thời để các quốc gia, vùng lãnh thổ cân nhắc. Trong đó, bổ sung thêm 2 căn cứ:
- Việc mở cửa phải dựa trên năng lực giám sát tại cửa khẩu;
- Chỉ ưu tiên những hoạt động đi lại thực sự cần thiết.
TTCP
DD st
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam có uy tín rất cao trên trường quốc tế; rất nhiều thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; đặc biệt trong cuộc chiến với đại dịch covid 19; được cả thế giới đánh giá rất cao và muốn hợp tác.
Trả lờiXóa