Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

VỊ TƯỚNG CỦA MẶT TRẬN BẮC TÂY NGUYÊN



Nói đến chiến thắng Đắk Pơ, bên cạnh những vị chỉ huy của trung đoàn 96, không thể không nhắc đến Bộ tư lệnh mặt trận Bắc Tây Nguyên. Người đứng đầu Bộ tư lệnh Mặt trận và đồng thời là Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu 5 là tướng Nguyễn Chánh. Đây là một vị tướng hết sức đặc biệt, ông có vai trò và tầm ảnh hưởng cực kỳ to lớn ở chiến trường Liên khu 5 (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên).

Sau này, ông trở thành phó Tổng tham mưu trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông qua đời đột ngột vào năm 1957 khi chưa kịp nhận quyết định phong quân hàm cấp tướng. Lịch sử gọi ông là vị tướng không quân hàm.

Trong trận Đắk Pơ, khi Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu gọi điện lên bộ tư lệnh mặt trận để xin ý kiến chỉ đạo nên đánh một phần hay toàn bộ đoàn xe GM100, ông và phó Tư lệnh Nguyễn Đôn đã nhất trí với nhận định của ông Châu và giao cho vị Trung đoàn trưởng toàn quyền quyết định. Phó tư lệnh Nguyễn Đôn đã thay ông ra lệnh: "Đánh theo ý kiến của người chỉ huy!"

Sau này, tại Hà Nội, ông đã có cuộc gặp gỡ thú vị với tướng de Beaufort, chỉ huy quân khu Tây Nguyên của Pháp, có thể coi là đồng cấp với ông trên chiến trường.

- Tướng de Beaufort: Tại sao chiến cuộc ở Nam Trung bộ vừa qua chủ lực của tướng quân không đương đầu với chúng tôi ở đồng bằng ven biển mà lại tiến công lên Cao nguyên miền Tây?

- Tướng Nguyễn Chánh: Nếu chúng tôi đưa các trung đoàn chủ lực chọi với các ông trên các cánh đồng ven biển, tức là chúng tôi chấp nhận tác chiến theo ý muốn của các ông và phải đánh theo cách đánh của các ông, thì chúng tôi đã thua rồi còn gì!

Còn nếu chúng tôi tập trung chủ lực đánh lên rừng núi Bắc Tây Nguyên, chúng tôi buộc các ông phải đánh theo ý muốn của chúng tôi và đánh theo cách đánh của chúng tôi!

Nguồn: Ảnh hiếm Việt Nam

1 nhận xét:

  1. Tướng Nguyễn Chánh là một vị tướng hết sức đặc biệt, ông có vai trò và tầm ảnh hưởng cực kỳ to lớn ở chiến trường Liên khu 5

    Trả lờiXóa