Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

TRỌNG CUNG HƠN TRỌNG CHỨNG hay TRỌNG CHỨNG HƠN TRỌNG CUNG


Mấy ngày nay trên một số trang Facebook có đăng bài viết phân tích và cho rằng cơ quan công an, toà án đã trọng cung hơn trọng chứng trong xét xử vụ án HDH. Qua đó họ quy chụp cơ quan công an là đồng phạm trong vụ án khi không thu thập chứng cứ, tiêu hủy chứng cứ. Vậy cung là gì và chứng là gì, mối quan hệ của chứng và cung như thế nào. Cơ quan điều tra, toà án sử dụng chứng và cung như thế nào.
Trước hết chứng cứ, bản cung là gì thì đã được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự. Hiểu như sau:
Chứng cứ là những vật chứng, tang vật mà tội phạm dùng làm phương tiện để gây án mà cơ quan điều tra thu thập được trong quá trình điều tra vụ án.
Cung là các bản lời khai của bị can, bị cáo, người làm chứng, người biết việc được cơ quan công an, vks, toà án sử dụng làm tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm.
Vì vậy bản chất các bản cung, lời khai bản thân nó cũng là chứng cứ để chứng minh tội phạm.
Khi xét xử quan toà căn cứ vào cả bản cung và các vậy chứng, chứng cứ để xem xét tính đúng đắn của vụ án. Có vụ án có tang chứng, vật chứng chứng minh, nhưng kẻ phạm tội không khai, không nhận tội thì dùng chứng cứ để chứng minh tội. Còn những vụ không thu được chứng cứ thì phải dựa vào các bản cung để xem xét. Cụ thể các vụ án điển hình như sau:
Vụ thẩm mỹ viện cát tường, qua điều tra, có người chết vì thẩm mỹ. Qua đấu tranh từ lời khai của các nhân viên, người bảo vệ, của Bác sỹ Tường là có người chết thật, đã ném xác phi tang. Nhưng quá trình tìm kiếm không tìm thấy xác nạn nhân. Như vậy nếu trọng chứng thì không thể xét xử được. Vì không thể đưa ra được thật sự nạn nhân có chết thật không. Chết thì xác đâu. Vì vậy cơ quan điều tra phải điều tra từ những lời khai, tức là sử dụng cung làm chứng cứ để xem xét giải quyết vụ án. Mãi mấy năm sau mới tìm được xác nạn nhân, điều đó chứng tỏ cung là chứng cứ tuyệt đối phù hợp với diễn biến vụ án.
Vụ người bố yêu người phụ nữ Hàn quốc, giết hại con vứt xác xuống sông, cũng không tìm được xác cháu bé. Từ những lời khai của người bố, các lời khai của nhân chứng, kết hợp thực nghiệm hiện trường vẫn làm rõ được là có vụ án bố giết con vứt xác, dù chưa tìm thấy thi thể nạn nhân.
Hoặc trong vụ án, kẻ phạm tội dùng tay không bóp cổ nạn nhân tới chết. Thì không thể nào có chứng cứ, vật chứng, tức là phương tiện để gây án được, chả lẽ chặt tay ra làm chứng cứ tang vật. Lúc này cơ quan điều tra phải sử dụng cung làm phương tiện để điều tra xét xử. Lời khai của người thấy kẻ giết người, lời khai của kẻ giết người, xem xét có phù hợp với diễn biến của vụ án hay không, kết hợp với thực nghiệm hiện trường để làm sáng tỏ vụ án.
Cũng như vụ án đốt nhà giết hại gia đình người khác, phương tiện là xăng, can chứa mà kẻ gây án sử dụng, nhưng xăng và can cùng cháy cả thì không thu được. Vậy cũng phải dùng cung làm chứng.
Vậy cung cũng là chứng, mà chứng cũng có cung, không thể tách rời nhau như một số người viết trọng cung hơn trọng chứng, rồi quy chụp cho cơ quan điều tra, xét xử được.
Hải Đăng st

 Nhưng lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát.

1 nhận xét:

  1. Không thể quy chụp cho cơ quan điều tra, xét xử để chạy tội cho Hồ Duy Hải được, bản thân HDH cũng đã thú nhận tội lỗi của hắn

    Trả lờiXóa