Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DỊCH BÊNH



Các chính sách hỗ trợ đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi COVID-19 được triển khai. Cùng với phòng, chống COVID-19, khắc phục hậu quả do COVID-19 gây ra cũng là vấn đề được Chính phủ quan tâm. Đại dịch COVID-19 đã khiến 86% doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực du lịch, hàng không, dịch vụ lao động tự do bị ảnh hưởng nghiêm trọng; 26% doanh nghiệp phải dừng hoạt động, ngừng việc, giãn việc. Trước thực trạng đó, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân bị tác động, ảnh hưởng bởi COVID-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng dành cho lao động bị giảm sâu về thu nhập, có mức sống dưới tổi thiểu. Có thể thấy, đây là chính sách ưu việt của Nhà nước ta dành cho hơn 20 triệu người dân thuộc diện được hỗ trợ gồm:
+ Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01-4-2020 và không quá 3 tháng.
+ Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01-4-2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
+ Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng; thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6-2020.
+ Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng; thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả một lần.
+ Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách tính đến ngày 31-12-2020 được hỗ trợ 250.000 đồng/người/tháng; thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả một lần.
+ Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng; thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả một lần.
+ Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hằng tháng đến người bị ngừng việc.
Tính đến ngày 09-5-2020, 63 tỉnh, thành phố đã triển khai, hỗ trợ trên 20.000 tỷ đồng trong gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng. 45/63 tỉnh thành đã rà soát xong các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ; 47 tỉnh đã tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất cho 900 doanh nghiệp với 80.000 lao động và trên 300 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ đối với đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi COVID-19 là nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ trong bối cảnh đại dịch gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế đất nước và nguồn ngân sách Nhà nước. Song, xác định đảm bảo cuộc sống cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng, các chính sách hỗ trợ là niềm vui, là động lực to lớn giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Mỗi người dân cần tỉnh táo nhận thức rõ những nỗ lực và kết quả đạt được của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch ở nước ta; từ đó không tin, không nghe theo luận điệu xuyên tạc, thù địch của các đối tượng chống đối, không để bị lừa bịp và trở thành nạn nhân của thông tin xấu độc.


1 nhận xét:

  1. Cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trong mùa dịch bệnh này

    Trả lờiXóa