Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

KHẲNG ĐỊNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM



 KHẲNG ĐỊNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM
Trong buổi họp báo thường kỳ chiều ngày (11/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Trung Quốc xây dựng hệ thống cáp ngầm nối các điểm ở quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông”, bà Hằng khẳng định.
Liên quan đến việc Mỹ gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc (LHQ) phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 3/6, người phát ngôn cho biết:
Việt Nam quan tâm đến việc thời gian vừa qua có nhiều quốc gia là thành viên của LHQ đã lưu hành văn bản bày tỏ quan điểm về tình hình Biển Đông. Việc lưu hành tài liệu bày tỏ quan điểm là phương thức hoạt động thường làm của các quốc gia thành viên LHQ.
Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông bao gồm cả về chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp trên biển là rõ ràng, nhất quán và đã được nói rõ nhiều lần.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền lợi hợp pháp với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Cộng đồng quốc tế cũng như LHQ coi trọng việc các quốc gia thành viên LHQ có quan điểm đề cao, thúc đẩy và tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS.
 Hải Đăng

1 nhận xét:

  1. Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ với sách lược phù hợp, khẳng định tính chính nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế; gắn kết chặt chẽ giữa chính trị, ngoại giao, lịch sử pháp lý.

    Trả lờiXóa