Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Vẫn lặp lại những điểm thiếu khách quan trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ


Vẫn lặp lại những điểm thiếu khách quan trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ


Vừa qua, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế (TDTGQT) thường niên năm 2019. Báo cáo năm nay vẫn đưa ra những chỉ trích thiếu khách quan: “Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo”. 

Bình luận về Báo cáo này, nhiều tài khoản trên mạng cho rằng đó vẫn chỉ là “bổn cũ chép lại”. Vẫn còn những thông tin thiếu khách quan về chính sách, pháp luật và thực tế quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Xin được trích lại và có đôi lời về Báo cáo TDTGQT. Báo cáo viết: “Nhà nước đàn áp nhắm vào các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận”,… cán bộ “sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà nước cho đăng ký”. Báo cáo viện dẫn ở Nghệ An, đó là trường hợp thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị tù 11 năm với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Còn trong văn bản thứ 2 “Báo cáo mới về tù nhân tôn giáo tại Việt Nam” (đưa ra sau 1 ngày – 10/6/2020, sau báo cáo TDTGQT) thì các thông tin không có gì mới mà chỉ lắp lại những thông tin trong báo cáo TDTGQT… Tuy nhiên, báo cáo này có nhấn mạnh thêm “Điều kiện giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam vi phạm những chuẩn mực quốc tế, từ chối không cho các tù nhân tôn giáo được tiếp cận các nghi lễ phụng tự của tôn giáo mà họ tin theo… Đơn đăng ký thường bị ngâm nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm mà không cho biết quyết định giải quyết”.
Như nhiều người đã biết, hằng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều đưa ra 2 bản báo cáo: 1- “Báo cáo về tình hình nhân quyền trên thế giới” và 2- “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế”. Hai báo cáo này tuy gọi là về “tình hình thế giới” nhưng Hoa Kỳ tập trung chỉ trích vào những nhà nước do các Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, đặc biệt là Việt Nam.
Còn nhớ năm 2004, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Những quốc gia cần quan tâm đặc biệt) nhưng đến năm 2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã rút tên Việt Nam khỏi danh sách CPC… Năm nay, Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thừa nhận: “Việt Nam có một số tiến bộ nhất định trong việc cho phép người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng”… Tuy nhiên, họ vẫn kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
Trong báo cáo năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cung cấp thêm thông tin về số lượng, tỷ lệ đồng bào có đạo ở Việt Nam. Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng hơn 97 triệu dân với khoảng 26,4% dân số là những người đang thực hành các hoạt động tín ngưỡng được đăng ký.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính 90% dân số Việt Nam theo một đức tin truyền thống nào đó bao gồm cả dạng được đăng ký với nhà nước và dạng không đăng ký. Đạo Phật là đạo lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 14,9% dân số, tiếp theo là Công giáo với khoảng 7,4% dân số. Chưa bàn con số trên thì người đọc đã thấy rằng, Báo cáo TDTGQT của Hoa Kỳ là mâu thuẫn và vô lý. Nhà nước Việt Nam không có lý do gì để chống lại 26,4% (khoảng 237 triệu người) có đạo.
Mặt khác, chính trong báo cáo năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thừa nhận rằng “90% dân số Việt Nam theo một đức tin truyền thống nào đó bao gồm cả dạng được đăng ký với nhà nước và dạng không đăng ký”. Điều này có nghĩa, ở Việt Nam vẫn đang tồn tại một số người có đạo “không/chưa đăng ký” nhưng họ vẫn thực hiện các nghi thức tôn giáo.
Điều đáng tiếc là, những người chắp bút Báo cáo TDTGQT năm nay vẫn đưa ra một số thông tin thiếu kiểm chứng, thiếu thiện chí với Việt Nam. Chẳng hạn, Báo cáo cho rằng ở Việt Nam, các tôn giáo luôn bị “sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà nước cho đăng ký”.
Chính sách, pháp luật Việt Nam quy định, các tôn giáo phải đăng ký với chính quyền các cấp. Đương nhiên, những tổ chức đã đăng ký sẽ được Nhà nước bảo hộ. Những tổ chức nào không hoặc chưa đăng ký thì không được bảo hộ. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của tất cả dân tộc, của các tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả đều có quyền bình đẳng như nhau. Không có chuyện một tôn giáo nào đó áp đặt cho nhà nước quyền của mình (không phải đăng ký…).
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Theo thống kê điều tra dân số gần đây nhất, đến nay, Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ, 80.000 chức sắc và hơn 26.000 cơ sở thờ tự. Đông đảo người có đạo đã và đang tham gia các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”; nhiều chức sắc tôn giáo có uy tín đã được bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được đưa vào Hiến pháp 2013, sau đó đã được thể chế hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2016. Khác với Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo trước đây, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã mở rộng đối tượng thụ hưởng, kể cả người nước ngoài, người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành án vẫn có quyền cầu nguyện…
Việt Nam đã đơn giản hóa những thủ tục cấp phép hoạt động trước đây, như phải xin phép trước các lễ hội, nay chỉ cần gửi thông báo có hoạt động là được. Tuy nhiên ở Việt Nam, tôn giáo không phải là những tổ chức “đặc biệt”, muốn làm gì cũng được mà phải tuân thủ pháp luật như các tổ chức xã hội khác, phải đăng ký, phải được chính quyền cho phép…
Vừa qua, trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhiều giáo phận Thiên Chúa giáo đã chấp hành “giãn cách xã hội”, không tập trung cầu nguyện ở nhà thờ. Ở Hà Tĩnh - theo Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, việc người dân tập trung cầu nguyện tại nhà thờ đã được điều chỉnh, dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức “Làm lễ trực tuyến, một số nhóm người nhỏ, không mở cửa nhà thờ cho đông người vào”.
Được biết, ngày 27/3, Tòa Giám mục giáo phận Hà Tĩnh đã có Thông báo số 03 gửi các chức sắc và cộng đồng Thiên Chúa giáo về các lưu ý trong phụng vụ để phòng tránh dịch bệnh COVID-19. Thông báo nêu: “Đại dịch COVID-19 ngày càng gây tác hại nghiêm trọng…, nay Tòa Giám mục thông báo: “Các cha dâng thánh lễ hằng ngày, kể cả Chúa Nhật, lễ trọng với một số rất ít người tham dự và bắt buộc phải đeo khẩu trang. Hủy bỏ các chương trình tập trung đông người. Khuyến khích làm các việc lành này trong nội bộ gia đình mỗi người”.
Như vậy có thể nói: Quyền TDTG ở nước ta được tôn trọng và bảo vệ. Quyền này không chỉ được quy định trong Hiến pháp mà đảm bảo cả ở trong hoạt động thực tiễn. Mặt khác, tuyệt đại các chức sắc và đồng bào có đạo đều tuân thủ chính sách pháp luật Quốc gia về tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 2019 mới công bố là chưa đúng sự thật./.

“Nội công, ngoại kích”, thủ đoạn chống phá Đại hội XIII của Đảng


“Nội công, ngoại kích”, thủ đoạn chống phá Đại hội XIII của Đảng


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước. Thời điểm đại hội cận kề, các thế lực thù địch càng tăng cường các hoạt động chống phá, tung ra luận điệu xuyên tạc, sai trái nhằm làm suy giảm niềm tin, phá hoại Đại hội XIII của Đảng.

Gia tăng “chiến dịch” tuyên truyền, xuyên tạc
Dịp này, các thế lực thù địch tung ra nhiều bài viết, video clip với lập luận, tuyên truyền, cổ vũ cho việc từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin hòng làm lung lay, phủ nhận nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng. Để phủ định học thuyết Mác-Lênin, trên đài BBC, RFA, VOA, các trang phản động, mạng xã hội Facebook, YouTube…; không ít ý kiến cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin là phản dân chủ, việc kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin là một sai lầm từ lý luận đến thực tiễn.
Lợi dụng thời điểm Đảng lấy ý kiến góp ý toàn dân vào dự thảo Báo cáo Chính trị, họ đưa ra các kiến nghị bằng nhiều hình thức, như “trao đổi”,“gửi thư”,“góp ý cho Đại hội XIII”… rằng, Đại hội XIII là thời cơ để đổi mới chính trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng nhà nước dựa trên nền tảng “xã hội dân sự”.
Lợi dụng những hiện tượng tiêu cực, hạn chế trong đời sống xã hội như sự cố môi trường biển miền Trung, tình hình phức tạp trên Biển Đông, một số dự án chậm tiến độ, sự việc Đồng Tâm, vụ án hình sự Hồ Duy Hải…, họ xuyên tạc vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, quy kết “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tạo khủng hoảng toàn diện”, “đất nước lâm nguy”, “tình thế hiểm nghèo”, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng xây dựng CNXH, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”… 
Từ đó dùng các lời lẽ “khẩn thiết”, “thiết tha” kiến nghị, rằng: Chừng nào ở Việt Nam chỉ có độc tài, độc đảng lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ chân chính được; ở Việt Nam muốn phát triển, muốn có dân chủ thực sự thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng, dân chủ như nước ngoài.
Xét về bản chất, đây là những quan điểm sai trái, phi lịch sử, phản khoa học. Họ chống phá Đại hội XIII, tấn công trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau, song chung quy lại, mục đích mà họ hướng tới: Hướng lái đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.  
Ngụy biện đổi mới chính trị là thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam
Trong mấy chục năm qua, công cuộc đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thay đổi một cách căn bản, toàn diện bộ mặt của đời sống, xã hội đất nước ta. 
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển; từ đó đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. 
Cũng như đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế luôn đứng trước thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn, có lúc khó khăn, thách thức còn lớn hơn cả thuận lợi, thời cơ. 
Nhưng rồi bằng sự phấn đấu quyết liệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân, kinh tế vĩ mô được ổn định, nhịp độ tăng trưởng đạt mức cao, đời sống được nâng lên; dịch bệnh COVID-19 đặt thế giới vào khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước ta đã phát huy được tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng; tính ưu việt của chế độ, vai trò Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và sự làm chủ của nhân dân tạo ra sức mạnh để vượt qua đại dịch. 
Vẫn biết khó khăn, thách thức còn nhiều, nhưng không thể vì thế mà nói kinh tế đất nước đang chìm trong “khủng hoảng trầm trọng”, “đất nước lâm nguy”, “tình thế hiểm nghèo”… như các đối tượng rêu rao.
Cũng trong mấy chục năm qua, ở Việt Nam, đổi mới chính trị luôn gắn liền với đổi mới kinh tế, hơn thế nữa còn giữ vai trò dẫn dắt, chỉ đường cho đổi mới kinh tế. 
Đổi mới chính trị, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã có nhiều cố gắng đạt được kết quả đáng ghi nhận trong xây dựng nền dân chủ XHCN, khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu… 
Đổi mới chính trị là đổi mới, tập trung vào những nội dung cụ thể như vậy chứ không thể đổi mới chính trị là thay đổi thể chế chính trị, mục tiêu, con đường đi lên CNXH, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Mục tiêu, con đường cách mạng vô sản, thể chế chính trị là sự lựa chọn của lịch sử, dân tộc và nhân dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng là bài học xuyên suốt chiều dài lịch sử, là nhân tố tổ chức và quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là bài học lịch sử được đúc kết từ thực tiễn cách mạng dân tộc. 
Đa nguyên chính trị, đa đảng không phải là giá trị phổ quát của nhân loại, đồng thời không phải là thực tế hiện hữu trong tất cả mọi thời kỳ của một quốc gia dân tộc. Nó có thể đúng và phù hợp với quốc gia – dân tộc này, nhưng cũng có thể không đúng và không phù hợp với quốc gia – dân tộc khác. 
Sự lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam không tự nhiên mà có và không phải cứ tự nhận mà được. Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài của toàn Đảng. Đảng đã tập hợp và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đứng lên giành chính quyền, lập nên chế độ chính trị mới, vừa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà mục tiêu là chủ nghĩa cộng sản.
Thế lực thù địch – họ là ai?
Nhiều người đặt câu hỏi: Thế lực thù địch hướng lái, “đấu tranh” đòi Đảng từ bỏ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối về CNXH, họ là ai?
Đó là phần tử cơ hội chính trị, những đối tượng đội lốt “yêu nước”, đội lốt các nhà đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”,“xã hội dân sự” trong nước được hình thành trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam. 
Theo phân tích của GS. TS Trương Giang Long, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị CAND thì hiện nay, cơ hội chính trị có thành phần đa dạng, phức tạp. Họ thường là: 
(1) Đối tượng đã bị xử lý trong các vụ án chính trị trước đây nay tiếp tục hoạt động chống đối trở lại, như số đối tượng trong các vụ án chống Đảng, Nhà nước XHCN, chính quyền nhân dân. 
(2) Một số đối tượng là đảng viên trong bộ máy Nhà nước có quá trình tham gia cách mạng, có người từng giữ cương vị chủ chốt trong Đảng, sỹ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang. Nhận thức quan điểm chính trị của họ đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng Cộng sản, phản bội Tổ quốc. 
(3) Một bộ phận là trí thức, văn nghệ sỹ, cán bộ trẻ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bị mua chuộc, lôi kéo, bất mãn, trở cờ quay lưng lại với lợi ích dân tộc, đất nước, nhân dân. 
(4) Một số chức sắc núp bóng dưới những hình thức tôn giáo khác nhau, lợi dụng vào tôn giáo kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân xuyên tạc nền tảng tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, có những hoạt động chống Đảng, chống chế độ.
Đó là phần tử, các tổ chức phản động được hình thành từ nhiều loại đối tượng trong chế độ cũ hoạt động đối lập với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ; nhiều đối tượng tiêu cực, bất mãn, bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, lôi kéo vào hoạt động chống Đảng Cộng sản và chế độ XHCN; hình thành các hội đoàn chống cộng, tổ chức phản động trong và ngoài nước, trực tiếp chống phá và hà hơi, tiếp sức “nội công, ngoại hợp”.
Đó là những cá nhân, tổ chức, chính thể có quan điểm, hành động, việc làm khác, đối lập với nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, có hoạt động đi ngược lại với lợi ích dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam.
Trong số những dạng trên, điều đáng lưu ý là những đối tượng cơ hội chính trị từng là những cán bộ nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta. Có đối tượng là nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà khoa học, nhà báo. Họ có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức xã hội rộng và do đó có uy tín trong giới chuyên môn, có ảnh hưởng nhất định tới một số bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. 
Thậm chí, có những đối tượng mà phạm vi ảnh hưởng vượt ra ngoài nước. Họ được dư luận quốc tế quan tâm, có quan hệ sâu rộng, có khả năng, điều kiện và có ý thức tìm hiểu, nắm bắt, thu thập tin tức, tài liệu có liên quan tới các vấn dư luận đặc biệt quan tâm và triệt để khai thác để tuyên truyền, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ, hạ uy tín của Đảng và Nhà nước, phục vụ cho hoạt động chính trị phản động, lấy cớ “dân chủ”, “nhân quyền”; liên kết với các tổ chức phản động lưu vong, nuôi ý đồ thành lập, công khai hoá tổ chức chính trị đối lập. 
“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, lực lượng bên trong kết hợp, móc nối, câu kết, ủng hộ, khích lệ, cổ vũ, giúp đỡ với cá nhân, tổ chức bên ngoài để thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ chống phá Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam.
Âm mưu, thủ đoạn chống phá
Những âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch tập trung chống phá, “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam có thể tổng quát phương châm của họ là: lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm khâu đột phá; lấy mua chuộc kinh tế làm mũi nhọn; lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ; dùng ngoại giao để hỗ trợ, hậu thuẫn. Đối với “chiến dịch” chống phá Đại hội XIII của Đảng, âm mưu, phương thức, thủ đoạn của họ thể hiện ở một số điểm sau đây:
Một là, xuyên tạc bản chất ưu việt của chế độ XHCN, thể chế chính trị ở Việt Nam, hướng lái từ bỏ mục tiêu, con đường đi lên CNXH. Đây là cái đích trong chiến lược “diễn biến hoà bình”; tác động vào nhận thức, nội bộ nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, hiện thực hóa mục tiêu chệch hướng XHCN, thủ tiêu chế độ xã hội, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
Hai là, xuyên tạc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng trong nhiệm kỳ qua… suy diễn xuyên tạc, vẽ ra tình cảnh “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, “Tổ quốc lâm nguy”, “nội bộ lục đục, mất đoàn kết”… Thực tế chỉ là ngụy tạo để đòi hỏi phải “cải cách”, “đổi mới” chính trị từ gốc là từ bỏ nền tảng tư tưởng, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng.
Ba là, với luận điệu sai trái, thù địch nêu trên, họ nhằm tạo nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Kích động người dân, nhất là phần tử cơ hội, bất mãn, khoét sâu yếu kém, hạn chế, bất cập, tạo tâm lý bức xúc, chống đối, mất an ninh, trật tự trong đời sống xã hội.
Bốn là, phương thức của họ là triệt để lợi dụng kênh truyền thông internet, mạng xã hội, các trung tâm truyền thông, các trang mạng, blog hải ngoại tạo thành “chiến dịch” đồng loạt, “tiền hô hậu ủng”, cổ suý, hậu thuẫn, tuyên truyền, xuyên tạc đánh vào nhận thức, tâm lý người dân theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “góp gió thành bão”.
Năm là, lợi dụng sự kiện có thật, khoét sâu vào những thiếu sót, yếu kém, hạn chế trong đời sống xã hội để tạo cớ xuyên tạc, vu cáo như: Các vụ án kinh tế, tham nhũng, tình hình Biển Đông, sự cố môi trường, vụ việc Đồng Tâm, dịch bệnh, vụ án Hồ Duy Hải, Lương Hữu Phước... Trên cơ sở đó, suy diễn, xuyên tạc theo chiều hướng tiêu cực, nhằm tạo ra những nhận thức lệch lạc, tâm lý bức xúc, ức chế, bất mãn đối với chế độ, chính quyền; kích động hành vi chống đối, biểu tình, bạo loạn, lật đổ.
Sáu là, củng cố các tổ chức đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự”, mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng, tổ chức, kêu gọi biểu tình trái pháp luật. Phương châm của họ là “tích tiểu thành đại”, các hoạt động, tập hợp lực lượng đủ lớn, đủ mạnh, thúc đẩy các cuộc biểu tình, “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” là sức ép, phương thức để lật đổ thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Rõ ràng đây là những âm mưu thâm độc, nguy hiểm với phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân cần phải đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh.

Nhận diện rõ những thủ đoạn dùng mạng xã hội chống phá Đảng


Nhận diện rõ những thủ đoạn dùng mạng xã hội chống phá Đảng


Thực tiễn cho thấy, chống phá Đảng, đòi đa nguyên đa đảng là một trong những mục tiêu trọng tâm mà các thế lực thù địch luôn hướng tới. Thông qua nhiều hình thức và phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những ưu việt đặc biệt của mạng xã hội, hoạt động này đang có xu hướng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. 
Tình hình đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Một trong những vấn đề cốt lõi, sống còn nhất của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng".
Đây là nhận định trong tham luận “Hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch trên mạng xã hội và một số vấn đề đặt ra về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay” của Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm, Trường Đại học An ninh nhân dân, tại Hội thảo khoa học Quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam - Sản phẩm của lịch sử, trọng trách trước lịch sử” do Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng 26/6/2020.
Theo Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm, thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đã cho thấy âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, phản động là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, làm lu mờ và tiến tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Để thực hiện âm mưu đó, thông qua các trung tâm phá hoại tư tưởng, các tổ chức phản động lưu vong (như “Việt Tân”, “Quỹ người Thượng”, “Khối 8406”, Ủy ban Cứu người vượt biển”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt”) và số phản động, chống đối, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước..., các đối tượng này đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những “ưu trội” của mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, tiến hành rêu rao những thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, sự diệt vong của chủ nghĩa cộng sản... hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm cho rằng nghiên cứu hoạt động chống phá Đảng của các thế lực thù địch trên mạng xã hội hiện nay, có thể nhận thấy các đối tượng sử dụng mọi chiêu bài như sử dụng các bài viết, sáng tác thơ, viết sách, báo, youtube… và thường tập trung vào việc xuyên tạc, chống phá những nội dung cơ bản như phê phán, đả kích Đảng, đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng là một trong những mục tiêu được các thế lực thù địch xác định là trọng điểm. Hoạt động của chúng thường diễn ra dưới nhiều thủ đoạn như: Bới móc khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ; xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật… để phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng…
Đồng thời, chúng tập trung thổi phồng những mặt trái hiện nay, vu cáo, đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng, nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng. Lợi dụng một số vụ việc phức tạp xảy ra để vu cáo, nói xấu Đảng. Điển hình như thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều thông tin không đúng về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19... Ngày 19/3/2020, trên mạng xã hội xuất hiện tin “Hà Nội sắp thất thủ”, “Khu cách ly thành phố Hà Nội vỡ trận”,... Khi Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19, người dân đang hoang mang, thì những thành phần chống phá thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân liền lợi dụng tình hình tung tin “Việt Nam bùng phát dịch” và “vì 50 tỷ USD Tổng thống Trump viện trợ” nên Việt Nam công bố dịch,...
Hay các thế lực chống phá thường cho rằng tình trạng tham nhũng, suy thoái của đội ngũ cán bộ đảng viên và việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý kỷ luật và khởi tố hình sự nhiều cán bộ cấp cao vừa qua là “dấu hiệu cho sự suy thoái, sụp đổ của Đảng”.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều cán bộ cao cấp và tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng (21 người), Ủy viên Bộ Chính trị (2 người), các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang (22 người) đã bị kỷ luật, xử lý hình sự; trong đó có cả cán bộ đường chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang,...
Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.
Đáng nói, các thế lực thù địch còn tập trung phá hoại tư tưởng. Thủ đoạn mà chúng tiến hành là thiết lập các trang web, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng nhằm tán phát tài liệu phản động và tuyên truyền phá hoại tư tưởng; tổ chức đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước ta trên các trang mạng xã hội; sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, kêu gọi khủng bố gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Đặc biệt, các tổ chức phản động ở bên ngoài tăng cường, ráo riết hoạt động chống phá, điển hình là tổ chức “Việt Tân”. Được sự tài trợ, chỉ đạo của các thế lực thù địch, thời gian gần đây, tổ chức này đang ráo riết triển khai hoạt động chống phá, âm mưu chuyển hóa chế độ chính trị nước ta. “Việt Tân” kết hợp giữa việc cử thành viên cốt cán xâm nhập về nước với sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia, các hội, nhóm trá hình trên internet; chúng dùng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, “xây dựng xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ... để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, sách của Đảng, Nhà nước…
Đấu tranh với tổ chức “Việt Tân” , ngày 4/10/2016, Bộ Công an đã đưa Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố chống Nhà nước Việt Nam và công bố công khai trên trang web www.mps.gov.vn. Bên cạnh đó, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân ở Mỹ cầm đầu cũng đang ráo riết tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, nhằm gây mất ổn định chính trị, với mưu đồ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, khôi phục cái gọi là “Nền Đệ tam Cộng hòa”.
Tập trung bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng được các thế lực thù địch sử dụng, đặc biệt là hoạt động phá hoại công tác cán bộ phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thủ đoạn của chúng là tìm cách xuyên tạc đời tư, lý lịch cá nhân, quan hệ xã hội của các đồng chí lãnh đạo để hạ uy tín…
Từ những thực trạng kể trên, Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm khẳng định việc nhận diện, phân tích và làm rõ hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch trên mạng xã hội góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của mọi ngành, mọi cấp, mọi lực lượng. Đó cũng chính là những yêu cầu bức bách đang đặt ra, có vai trò quyết định đến sự tồn vong và phát triển của Đảng, đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, đến đường lối đối nội và đối ngoại đúng đắn, khoa học mà Đảng đang dẫn dắt, lãnh đạo.

Đừng ảo giác bởi sự hậu thuẫn, tung hô của những đối tượng rắp tâm chống phá đất nước


Đừng ảo giác bởi sự hậu thuẫn, tung hô của những đối tượng rắp tâm chống phá đất nước


Trong dịp đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, một số đối tượng trong nước được sự hậu thuẫn, trợ giúp từ tổ chức phản động bên ngoài đã gia tăng các hoạt động chống phá bằng kịch bản không có gì mới...

Như thường lệ, sau khi cơ quan điều tra ra các quyết định tố tụng đối với những đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia thì những “người đồng hành” bên ngoài như Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), tổ chức VOICE Trịnh Hội… lại ra rả điệp khúc vu cáo chính quyền Việt Nam “trấn áp nhân quyền”. Các trang mạng thù địch cũng nhân dịp này đẩy hàng loạt bài viết mặc sức tung hô, cổ suý đối tượng bị bắt giữ, kêu gọi trả tự do và xuyên tạc hoạt động theo pháp luật của cơ quan Công an…
Thực tế, trong dịp đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, một số đối tượng trong nước được sự hậu thuẫn, trợ giúp từ tổ chức phản động bên ngoài đã gia tăng các hoạt động chống phá. Kịch bản không có gì khác: Các đối tượng núp dưới chiêu bài đấu tranh đòi tự do, dân chủ, đòi trả tự do cho các đối tượng bị bắt; khoác áo yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo để kích động biểu tình, tuần hành gây rối; núp dưới vỏ bọc “hội dân oan” kích động khiếu kiện, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ… Cùng nhóm đối tượng là một số trí thức được sự hẫu thuẫn của lực lượng “lao động tự do” cũng “kèn trống” dong theo.
Ngày 23-6, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã tiến hành khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với 4 đối tượng. Các đối tượng này bị khởi tố, bắt giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.                              

Cụ thể, ngày 23-6, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã tiến hành khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với 2 đối tượng về tội danh trên gồm: Trịnh Bá Phương (sinh năm 1985, quê quán Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội, trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, làm nghề tự do); Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1972, quê quán Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, là lao động tự do). 
Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã tiến hành khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với 2 đối tượng về tội danh trên đối với Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962, quê quán Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội, thường trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, hiện là lao động tự do); Trịnh Bá Tư (sinh năm 1989, quê quán Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội, chỗ ở tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, nghề nghiệp lao động tự do).
Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra xác định, 4 bị can có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước. Hành vi của các bị can đã phạm vào tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Quá trình tống đạt các quyết định, thi hành lệnh bắt, khám xét với các đối tượng trên đảm bảo đúng quy định của Luật Tố tụng hình sự. Các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét của Cơ quan điều tra đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.
Đáng chú ý, trong số 4 bị can trên thì Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là con của Cấn Thị Thêu. Các trang mạng bên ngoài ngay lập tức “đồng ca” với kịch bản quen thuộc: vu cáo chính quyền, cơ quan tiến hành tố tụng “trấn áp nhà hoạt động dân chủ”, “bắt bớ bịt miệng”, “bắt dân oan”… Trang BBC đưa bài “Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt”; “Cha của Trịnh Bá Phương kể về việc con trai và vợ bị bắt”; VOA thì đánh tráo “Bắt đối kháng, bao nhiêu thì đủ”… 
Trang tin của tổ chức khủng bố Việt Tân xuyên tạc rằng, những người bị bắt giữ đều là những “dân oan đấu tranh cho quyền sở hữu đất đai chính đáng cho bản thân họ và cộng đồng dân cư mà họ sinh sống đã bị nhà cầm quyền cưỡng đoạt từ nhiều năm qua”. Bài viết đánh tráo hành vi phạm pháp của các đối tượng rồi tâng bốc như những người hùng: “ba trong số những người bị bắt là bà Cấn Thị Thêu và hai người con trai rất nổi tiếng trong giới đấu tranh dân chủ, chống cường quyền và tham gia nhiều hoạt động xã hội dân sự là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. 
Ba mẹ con bà Cấn Thị Thêu trở thành biểu tượng đấu tranh cho cộng đồng dân oan Dương Nội nói riêng và phong trào đòi dân chủ và chống độc tài, cường quyền ở Việt Nam nói chung trong nhiều năm qua. Những người còn lại là bà Nguyễn Thị Tâm cũng là một dân oan Dương Nội, ông Vũ Tiến Chi ở Lâm Đồng và bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy ở Khánh Hòa”. Từ đó, bài viết này xuyên tạc: “Như vậy là chỉ sau đúng 1 tháng kể từ khi công an bắt giữ hàng loạt các trí thức và thậm chí là những cựu cán binh đều tuổi cao, sức yếu như ông Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạnh… thì giờ là đến các dân oan trên khắp mọi miền đất nước”.
Qua những bài viết trên các trang mạng thù địch, phản động cho thấy, kịch bản cũ được lặp lại vẫn là chiêu thức đánh tráo bản chất, mặc nhiên coi những đối tượng phạm pháp trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thành nhà hoạt động cải cách, dân chủ, đấu tranh vì dân oan…
Chính những đối tượng như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm trong quá trình hoạt động chống phá cũng thường được hậu thuẫn từ bên ngoài, các trang mạng thù địch tung hô, biến họ thành những con rối, ngông cuồng, thách thức luật pháp. Như trường hợp Cấn Thị Thêu, đây là lần thứ ba bị bắt giữ theo tố tụng để điều tra, xét xử. Cấn Thị Thêu mang 2 tiền án, cùng hành vi kích động, tuyên truyền chống phá Nhà nước. 
Ngày 25-4-2014, Cấn Thị Thêu bị bắt tạm giam và xử 15 tháng tù về tội danh chống người thi hành công vụ. Ngày 27-7-2015, sau khi chấp hành xong hình phạt trở về địa phương, Thêu không ra trình báo chính quyền theo quy định của pháp luật, tiếp tục cầm đầu, kích động tập trung gây mất ANTT trên địa bàn thành phố và đã 4 lần bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. 
Ngày 27-2-2016, Cấn Thị Thêu kích động khoảng 200 người dân chuyên khiếu kiện ở phường Dương Nội và số công dân khiếu kiện các địa phương đang lưu trú ở Hà Nội tập trung tại khu vực trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương ở quận Hà Đông, căng băng rôn, khẩu hiệu, la ó gây mất trật tự công cộng. Trước những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Cấn Thị Thêu, ngày 10-6-2016, Công an quận Đống Đa đã thi hành lệnh bắt tạm giam để điều tra.
Việc vi phạm pháp luật của Cấn Thị Thêu mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật. Mặc dù đã bị răn đe, xử lý nhiều lần nhưng Thêu không thành khẩn, hối cải, tiếp tục thách thức chính quyền và dư luận xã hội bằng những hành vi vi phạm pháp luật. 
Cũng theo tài liệu của cơ quan Công an, từ năm 2008, Cấn Thị Thêu cầm đầu số công dân khiếu kiện ở phường Dương Nội nhiều lần kéo đến trụ sở các cơ quan Trung ương và Hà Nội đưa đơn khiếu kiện, gây rối trật tự công cộng. Mặc dù nội dung khiếu kiện của Cấn Thị Thêu và một số công dân phường Dương Nội đã hết thẩm quyền được giải quyết, được Thanh tra Chính phủ và UBND Thành phố trả lời kết luận về việc chấm dứt giải quyết kiến nghị, khiếu nại nhưng đối tượng vẫn kích động thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng… 
Ngày 10-2-2018, Cấn Thị Thêu ra trại sau 20 tháng chấp hành án phạt tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Ngay sau khi ra tù, Thêu không ăn năn hối cải mà tuyên bố “tiếp tục đấu tranh giành lại đất đai đã bị cướp”! Trả lời báo, đài thù địch bên ngoài, Cấn Thị Thêu tiếp tục xuyên tạc rằng: “Hôm nay tôi đã thoát khỏi ngục tù cộng sản ra khỏi nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn, nơi có hàng triệu bà con dân oan đang ngày đêm phải rên siết dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Người dân Dương Nội không xa lạ gì cái tên Cấn Thị Thêu. Thực chất, việc khiếu kiện đất đai chỉ là cái cớ mà Thêu bám vào, từ đó năm này qua năm khác tung hô khẩu hiệu đòi đất đai, đấu tranh cho “dân oan” hòng gây tiếng vang để được các tổ chức thù địch, phản động bên ngoài hậu thuẫn. Khi được một số trang mạng tâng bốc, Thêu càng tưởng thế là oai, được thể làm càn. Không những vậy, Thêu còn lôi kéo hai con trai của mình vào vòng tội lỗi. Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cũng được tung hô là “thủ lĩnh” của cái gọi là “phong trào dân oan Dương Nội”! Cả hai cùng với mẹ của mình tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Dương Nội cũng như các cơ quan, bộ, ngành ở Hà Nội với chiêu bài đòi đất, “dân oan” như trên.
Rõ ràng, quốc gia nào cũng phải đảm bảo mọi hoạt động diễn ra theo khuôn khổ luật pháp, không ở đâu dung túng những kẻ mượn danh nghĩa dân chủ, nhân quyền để phá hoại đất nước, xâm hại sự ổn định chính trị, xã hội. Những đối tượng nói trên hay những ai đang có ý định hành động như vậy hãy biết điểm dừng, đừng bị ảo giác bởi sự hậu thuẫn hay trò tung hô, trở thành con rối trong tay kẻ chống phá đất nước, làm điều phản nước, hại dân./.

ĐẬP TAN CHIÊU TRÒ BỊA ĐẶT VỀ NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐẢNG



Từ trước thềm Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 12 (khóa XII), đến nay, trên các trang mạng nước ngoài và một số tài khoản blog, facebook cá nhân... đã chủ ý đăng tải nhiều thông tin xuyên tạc, thất thiệt và cố tình suy diễn về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành (BCH) Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.

Các luận điệu hồ đồ quy chụp rằng, công tác chuẩn bị nhân sự Trung ương bị chi phối quyết định bởi “nhóm lợi ích” từ một bộ phận quan chức Trung ương, ép buộc vận hành theo một kịch bản đã được lên sẵn.

1. Mặc dù Đại hội XIII của Đảng đến đầu năm 2021 mới diễn ra, vậy mà, không biết từ nguồn tin nào, bằng cách gì, những kẻ hiềm khích, giả danh yêu nước đã sớm tung tin về kết quả của đại hội như thể họ là người trong cuộc, được có mặt tại nghị trường ở thì tương lai?

Từ đầu tháng 5-2020, không khó để tiếp cận các bài viết trên mạng xã hội nước ngoài tung tin đồn, suy đoán về “nhân sự tứ trụ” sẽ được Đại hội XIII của Đảng tín nhiệm tiến cử, lựa chọn. Có nghĩa, nhân sự cho các chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã được định sẵn một cách thiếu dân chủ, khách quan, vì lợi ích nhóm trong CTCB. Tác giả của các bài viết nêu trên “lo rằng”, sự “quy hoạch mặc định” ấy sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là gây mất đoàn kết trong Đảng, do các phe cánh bày mưu tính kế, hạ bệ lẫn nhau... Cùng với đó, các bài viết còn chủ ý bôi nhọ danh dự, đời tư và hạ thấp công trạng, đóng góp của các đồng chí lãnh đạo đương chức của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp cách mạng; cố tình đưa ra các luận cứ cho thấy sự phân chia phe cánh, hình thành các đường dây đối lập trong nội bộ Đảng ở thời điểm trước và trong đại hội đảng.

Cần nhận diện đúng đắn rằng: Những thông tin nêu trên là hòng gây nhiễu loạn tình hình nhân sự trong Đảng, cố ý bôi nhọ tình cảm đồng chí, đồng đội trong tập thể lãnh đạo của Đảng; mưu đồ hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo đương chức, vừa gây nghi kỵ, mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến thiếu thống nhất, đoàn kết. Đây thực chất là một thủ đoạn hết sức nham hiểm, thâm độc. Bởi chính sự đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội là sức mạnh nội sinh để toàn đảng, toàn dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; cũng là bức tường thành vững chắc đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Do vậy, không lấy gì làm khó hiểu khi các thế lực thù địch luôn lăm le chống phá cho kỳ được thành trì đoàn kết của Đảng ta!

Và sự bịa đặt trắng trợn ấy, ngay lập tức bị bóc mẽ, nhận diện, khi mà HNTƯ 12, khóa XII diễn ra thành công tốt đẹp, một lần nữa công khai rộng rãi chủ trương về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, việc giới thiệu quy hoạch cán bộ (QHCB) chiến lược được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị khóa XII nhất quán xuyên suốt phương châm "làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó" với lộ trình cụ thể: Quy hoạch BCH Trung ương trước; sau đó làm quy hoạch tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cuối cùng là quy hoạch các chức danh chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, chứ không tiến hành cùng lúc như những nhiệm kỳ trước đây.

Như vậy, xét theo tiến trình, đến HNTƯ 12, khóa XII, Trung ương chỉ mới xem xét, quyết nghị những vấn đề có tính định hướng lớn trong công tác nhân sự BCH Trung ương; thậm chí chưa bàn, quyết nghị đến nhân sự cụ thể giới thiệu dự bầu BCH Trung ương khóa mới, nên chưa thể đưa ra phương án nhân sự cụ thể cho các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước như những kẻ hiềm khích đã và đang lớn tiếng rêu rao, suy diễn, bịa đặt.

Xin nhắc lại một cách làm mới mẻ và khoa học như vậy của BCH Trung ương khóa XII để nhận diện rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của những kẻ hiểm ác; nhận biết quy luật hoạt động chống phá có tính chất chu kỳ của các thế lực thù địch với những chiêu trò đổi trắng, thay đen, không từ bất kể thủ đoạn nào. Và tất nhiên, dã tâm của những kẻ thiếu kiến thức, sự hiểu biết thực tiễn sẽ khiến những luận điệu mà chúng phơi ra dư luận trở thành những chiếc gậy tự đập vào lưng chính mình, đúng như bài học “gậy ông đập lưng ông” mà người xưa đã chỉ dạy, cảnh báo cho những kẻ cố tình đi ngược lại đạo lý, quy luật hiển nhiên.

2. Ngoài trò hề quen thuộc nêu trên, trước HNTƯ 12, khóa XII, những kẻ hiềm khích còn suy diễn, cho rằng: Công tác quy hoạch và lựa chọn, giới thiệu cán bộ Trung ương khóa XIII lần này là do Trung ương lên sẵn kịch bản theo lối “chỉ mặt, điểm tên”, bắt buộc các cấp thực thi bằng các giải pháp dân chủ hình thức để “mị dân” và chỉ nhằm phục vụ lợi ích nhóm của một bộ phận quan chức cầm quyền.

Thực tế CTCB trong Đảng nói chung, công tác giới thiệu, lựa chọn QHCB chiến lược nhiệm kỳ Đại hội XIII nói riêng lại hiện hữu một bức tranh khác biệt và đối lập. Tất nhiên, những chủ trương lớn về CTCB do Trung ương ban hành, hoạch định và trực tiếp lãnh đạo, nhưng việc lựa chọn “hiền tài” được vận hành đồng bộ ở mọi cấp trên cơ sở phát hiện, giới thiệu của cấp ủy, tổ chức đảng từ cấp nhỏ nhất đến cấp đảng bộ trực thuộc Trung ương. Mới đây nhất, trong bài viết định hướng công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp và phát biểu khai mạc, bế mạc HNTƯ 12, khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đều thẳng thắn chỉ rõ yêu cầu phải lựa chọn bằng được cán bộ đủ tiêu chuẩn cho Trung ương và phần việc đó thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Đặc biệt, với tinh thần làm việc nghiêm túc, HNTƯ 12, khóa XII vừa qua tiếp tục khẳng định tinh thần xuyên suốt của cả nhiệm kỳ Đại hội XII về hai nội dung, giải pháp hết sức quan trọng đối với công tác lựa chọn, phát hiện, giới thiệu nhân sự cho BCH Trung ương Đảng khóa XIII, đó là: Trao quyền lựa chọn, giới thiệu nhân sự Trung ương cho cơ sở và đảng bộ trực thuộc; đồng thời đề cao trách nhiệm, quy trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử cán bộ quy hoạch chiến lược.

Thực tiễn CTCB cũng minh chứng sống động cho tính đúng đắn của những giải pháp lớn ấy. Theo đó, dưới sự điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Ban Chỉ đạo xây dựng QHCB cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, tập trung cao điểm vào tháng 11-2018, 100% đảng bộ các tỉnh, thành phố và cơ quan, đơn vị, địa phương trực thuộc Trung ương đã tổ chức tốt hội nghị cán bộ chủ chốt để phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch BCH Trung ương khóa XIII.

Với tinh thần ủy quyền và đặt niềm tin đối với các đảng bộ trực thuộc Trung ương của BCH Trung ương đã thật sự mở ra cơ chế và điều kiện thuận lợi nhất để tất cả cấp ủy, tổ chức đảng vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc quy trình phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị theo 4 bước; quy trình rà soát, thẩm tra, phê duyệt quy hoạch ở Trung ương thực hiện theo 5 bước.

Cũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, hội nghị ban thường vụ, hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh, thành phố đều tiến hành bỏ phiếu giới thiệu nhân sự tham gia Trung ương khóa XIII. Kết quả lấy phiếu được tiến hành đúng quy trình, bảo đảm nguyên tắc với quan điểm đặc biệt coi trọng tiêu chuẩn giới thiệu vào quy hoạch, coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu, số lượng mà hạ thấp yêu cầu.

Đặc biệt, khi Trung ương trao quyền và gắn trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử giới thiệu cán bộ đã giúp đội ngũ cán bộ chủ chốt ở nhiều cơ quan, đơn vị đề cao trách nhiệm, thực sự nêu gương, kiên quyết chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch; không để có sự can thiệp không đúng nguyên tắc, sai thẩm quyền, thiếu trách nhiệm, trái quy định vào CTCB, nhất là quy trình giới thiệu QHCB chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026.

Với quy trình chặt chẽ, kết quả giới thiệu nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIII đến nay đã đáp ứng yêu cầu và tiến độ đặt ra. Những cán bộ được cơ sở “chọn mặt, gửi vàng”, góp tên vào danh sách đề nghị quy hoạch gửi về Trung ương, trở thành căn cứ quan trọng để BCH Trung ương xem xét, quyết nghị tại những hội nghị tiếp theo của BCH Trung ương khóa XII.

Như vậy, cách làm nêu trên cho thấy: BCH Trung ương là cơ quan tối cao thẩm định, xem xét, quyết nghị cuối cùng về nhân sự Trung ương khóa mới trên cơ sở lựa chọn, giới thiệu nhân sự cụ thể ở từng đảng bộ trực thuộc Trung ương. Hơn thế, việc chiêu mộ hiền tài cho Đảng, Nhà nước được Trung ương kêu gọi, khuyến khích toàn đảng, toàn dân phát hiện, giới thiệu để kịp thời bổ sung và sàng lọc, chứ không cứng nhắc về phương án, áp đặt về số lượng, chất lượng hay rơi vào nạn cửa quyền, mệnh lệnh theo lối áp đặt.

Điều đó càng khẳng định, những thông tin bịa đặt xoay quanh vấn đề nhân sự đại hội đảng thực chất là những thủ đoạn trá hình của các thế lực thù địch và đối tượng xấu sử dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, hòng chia rẽ nội bộ trong Đảng và chĩa mũi nhọn công kích vào sự kiện chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, chống phá quyết liệt đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Thế nhưng, tất cả những chiêu trò đó chỉ như chút bóng tối lập lờ, sẽ nhanh chóng bị ánh sáng sự thật đẩy lùi, xua tan! ST

PHẢI CHĂNG VIỆT NAM CHƠI NGHI BINH


Trong khi cả thế giới đang coi CoVid như cúm thường - Không những vậy, họ còn kỳ thị những người Việt Nam đeo khẩu trang và bảo phen này thì Việt Nam toang là cái chắc... khi sống ngay cạnh nhà anh Tàu đang là ổ dịch...

Việt Nam biết sức mình có hạn nên “lặng lẽ“ dùng binh pháp quân sự coi “chống dịch như chống giặc”... đưa dân mình vào chế độ thời chiến - nhà nhà chống dịch, người người chống dịch...

Ai chẳng may mắc bệnh thì đưa vào chữa bệnh - cả xã hội giãn cách, cách ly, khoanh vùng dập dịch - bên cạnh đó vẫn không quên sản xuất thật nhiều khẩu trang, nước sát khuẩn để phòng khi dịch bệnh bùng phát.

Cứ ở nơi nào, người nào mắc bệnh là chính phủ triệt để cứu chữa miễn phí, ăn ở miễn phí, đi lại miễn phí- chấp nhận đánh đổi mục tiêu phát triển kinh tế tăng trưởng chậm lại để cứu dân. Ngày qua ngày tin vui báo về - chẳng ai bị bỏ lại phía sau trong cơn hoạn nạn.

Không những thế, tập trung sản xuất khẩu trang, khi đã ổn định dự phòng liền đem tặng bạn bè thế giới và bán cho họ với giá cả phải chăng. Bây giờ trong khi các nước từ Á sang Âu, từ Phi đến Mỹ đã học được và biết cách đeo khẩu trang, biết được kỹ năng giãn cách xã hội thì...

Việt Nam lại khuyến khích nhân dân đi du lịch.

Gớm dân Việt Nam được ăn được chơi cũng chẳng kém ai - nhà nhà rủ nhau đi du lịch- bãi biển, vũ trường, quán ba, nhà hàng, sân cỏ... cứ gọi là đông như trảy hội...

Ra đường nhìn mặt ai cũng hơn hớn lên như chưa có chuyện CoVid xảy ra trên hành tinh này bao giờ. Chắc ở bên Tây họ nhìn thấy vậy họ cũng lấy làm lạ lắm- bởi ở nước họ hàng ngày vẫn có cả nghìn mạng người chết - đám ma, nghĩa địa, nhà thiêu xác xếp hàng lo hậu sự cho người xấu số, nhìn Việt Nam thế này chắc họ cũng sốt ruột lắm đây.

Sống thế mới là sống chứ ai như bọn khát nước!
Hải Đăng st

VỊ TƯỚNG CỦA MẶT TRẬN BẮC TÂY NGUYÊN



Nói đến chiến thắng Đắk Pơ, bên cạnh những vị chỉ huy của trung đoàn 96, không thể không nhắc đến Bộ tư lệnh mặt trận Bắc Tây Nguyên. Người đứng đầu Bộ tư lệnh Mặt trận và đồng thời là Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu 5 là tướng Nguyễn Chánh. Đây là một vị tướng hết sức đặc biệt, ông có vai trò và tầm ảnh hưởng cực kỳ to lớn ở chiến trường Liên khu 5 (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên).

Sau này, ông trở thành phó Tổng tham mưu trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông qua đời đột ngột vào năm 1957 khi chưa kịp nhận quyết định phong quân hàm cấp tướng. Lịch sử gọi ông là vị tướng không quân hàm.

Trong trận Đắk Pơ, khi Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu gọi điện lên bộ tư lệnh mặt trận để xin ý kiến chỉ đạo nên đánh một phần hay toàn bộ đoàn xe GM100, ông và phó Tư lệnh Nguyễn Đôn đã nhất trí với nhận định của ông Châu và giao cho vị Trung đoàn trưởng toàn quyền quyết định. Phó tư lệnh Nguyễn Đôn đã thay ông ra lệnh: "Đánh theo ý kiến của người chỉ huy!"

Sau này, tại Hà Nội, ông đã có cuộc gặp gỡ thú vị với tướng de Beaufort, chỉ huy quân khu Tây Nguyên của Pháp, có thể coi là đồng cấp với ông trên chiến trường.

- Tướng de Beaufort: Tại sao chiến cuộc ở Nam Trung bộ vừa qua chủ lực của tướng quân không đương đầu với chúng tôi ở đồng bằng ven biển mà lại tiến công lên Cao nguyên miền Tây?

- Tướng Nguyễn Chánh: Nếu chúng tôi đưa các trung đoàn chủ lực chọi với các ông trên các cánh đồng ven biển, tức là chúng tôi chấp nhận tác chiến theo ý muốn của các ông và phải đánh theo cách đánh của các ông, thì chúng tôi đã thua rồi còn gì!

Còn nếu chúng tôi tập trung chủ lực đánh lên rừng núi Bắc Tây Nguyên, chúng tôi buộc các ông phải đánh theo ý muốn của chúng tôi và đánh theo cách đánh của chúng tôi!

Nguồn: Ảnh hiếm Việt Nam

KHÔN NHƯ TRẦN ĐĂNG KHOA!

Làm người phải biết tự tạo danh tiếng cho mình, và anh Trần Đăng Khoa quả là người rất nhạy bén trong việc này. Tất cả mọi vốn liếng về thi ca thì Trần Đăng Khoa đã dồn vào một cục và phụt ra hết từ lúc chưa kịp dậy thì lần thứ nhất. Mấy chục năm nay, chẳng thấy anh viết được bài nào cho ra hồn. Đồng ý với nhiều người là anh ta đã từng gắn bó với biển đảo của quê hương, lăn lộn ở nơi đầu sóng ngọn gió...đương nhiên là công lao của anh ta được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, tri ân.

Một người ngày hôm qua là công hầu, khanh tướng hay trung thần nhưng nếu chẳng vượt qua được những cám dỗ ty tiên và hèn đớn của mình thì họ có thể trượt rất dài, gương Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín...là ví dụ điển hình! Nhìn những bài viết, hình ảnh gần gũi, "thắm thiết tình người" của Trần Đăng Khoa với Trương Châu Hữu Danh và gần nhất là mẹ của Hồ Duy Hải, tôi thấy thật khinh thường ông ta, khinh đến muốn phì cả ra ngoài theo những cái bĩu môi dài thườn thượt của mình. Đúng là Trần Đăng Khoa đã quá khôn khi lợi dụng vụ này để người đời để ý khi mà vốn thi ca đã như cây đèn hết dầu. Được cánh dân chủ đón nhận khi sắp nghỉ hưu, thế là lại nhận thêm một khoản lương; lại nữa, bà mẹ Hồ Duy Hải vừa nằm thưỡn thẹo ra giữa ruộng mà chụp hình, không chừng ông Khoa lại chẳng mê mẩn, dậy thì lần 2 mà động lòng trắc ẩn. Khôn lắm Trần Đăng Khoa, tiên sư nhà ông.
MNQ

NHÀ THỜ THÁI HÀ TIẾP TỤC TIẾP TAY CHO PHẢN ĐỘNG, RÂN CHỦ

Đã từ lâu, nhà thờ Thái Hà được biết đến trở thành một trung tâm lợi dụng tôn giáo, phá hoại tư tưởng ngay giữa Thủ đô. Đây là nơi mà các đối tượng rân chủ, phản động tìm đến nhằm đánh bóng hình ảnh cũng như đây là nơi thường xuyên lợi dụng các buổi cầu nguyện công lý và hòa bình để cầu nguyện cho các đối tượng rân chủ, phản động bị bắt. Và ngay sau việc các đối tượng Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm bị bắt, thì tối ngày 28/6 một buổi lễ cầu nguyện công lý và hòa bình đã được các linh mục nhà thờ Thái Hà tổ chức cho các đối tượng rân chủ bị bắt ở trên.

Tham gia buổi lễ có sự góp mặt của một số đối tượng rân chủ như Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Lân Thắng cũng như một vài thành viên của nhóm No-U. Ngoài nội dung cầu nguyện cho gia đình Cấn Thị Thêu và Nguyễn Thị Tâm thì cuối buổi lễ, các đối tượng rân chủ cũng tranh thủ mượn phông nền nhà thờ Thái Hà để Nguyễn Lân Thắng chụp ảnh việc các đối tượng đòi thả số đối tượng rân chủ vừa mới được ăn cơm miễn phí trên. Một sự quảng bá không thể tốt hơn cho hoạt động thương xót đồng loại của số đối tượng rân chủ, phản động.

Trước đây, nhà thờ Thái Hà đều đã tổ chức cầu nguyện cho số đối tượng rân chủ mỗi khi bị bắt như Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh… mặc dù các đối tượng này không phải là giáo dân. Mục đích của các buổi cầu nguyện là việc các vị linh mục nhà thờ Thái Hà xuyên tạc bản chất vụ việc, bênh vực cho các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng. Bởi từ lâu, số linh mục trong nhà thờ Thái Hà luôn tìm mọi cách để lợi dụng các hoạt động tôn giáo nhằm múc đích chống chính quyền và họ đã tìm đến các đối tượng rân chủ, phản động. Thậm chí, ngay Nguyễn Ngọc Nam Phong, một linh muc chống phá khét tiếng của nhà thờ Thái Hà trước đây, dù giờ không còn ở nhà thờ nữa nhưng cũng liên tục đăng tải các thông tin sai trái về việc cơ quan công an bắt gia đình Cấn Thị Thêu, bởi trong thời gian y còn làm linh mục ở đây thì Cấn Thị Thêu lại thường xuyên lui tới, tham dự các buổi cầu nguyện công lý và hòa bình trá hình nêu trên.

Có lẽ, ủng hộ cho các đối tượng rân chủ, phản động, các đối tượng tội phạm thậm chí là giết người, khủng bố đang làm xấu đi hình ảnh một nhà thờ Công giáo ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Đã đến lúc các chức sắc trong Tổng giáo phận Hà Nội cần chấn chỉnh lại hoạt động của nhà thờ này.

CHÂN DUNG "CHÍ PHÈO DƯƠNG NỘI" TRỊNH BÁ PHƯƠNG

Phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội chẳng ai lạ gì Trịnh Bá Phương sinh năm 1985, con trai cả của vợ chồng "dân oan" có số má Trịnh Bá Khiêm và Cấn Thị Thêu. Cặp "đôi lứa xứng đôi" đã nhẵn mặt các cơ quan chức năng khi xác định giả dạng ‘dân oan’ kích động khiếu kiện gây rối an ninh và trật tự an toàn xã hội là nghề nghiệp chính. Mặc dù đã nhiều lần bị nhắc nhở, răn đe nhưng vẫn tái phạm, vợ chồng này đã phải trả giá cho hành vi của mình với các bản án tù. Nhưng cái giá đắt hơn với Trịnh Bá Khiêm và Cấn Thị Thêu đó là hai đứa con trai của họ, những người không có công việc ổn định đã lựa chọn con đường nối nghiệp.

So với cậu em, Trịnh Bá Phương có vẻ thừa hưởng tư chất của bố mẹ nhiều hơn, khi nhanh chóng phát huy được các khả năng từ rạch mặt ăn vạ đến ảo tưởng chính trị.

Khoảng thời gian bố mẹ đang phải thi hành án, Phương từ một tay bán cua đồng ở chợ đã chuyển sang làm thủ lĩnh chăn dắt đám tự nhận là "dân oan Dương Nội” tụ tập như cơm bữa khiếu kiện, căng băng rôn, khẩu hiệu, la ó, thậm chí nằm hẳn ra lòng đường tại những khu vực trụ sở hành chính, công cộng đông người qua lại, gây cản trở, ách tắc giao thông trên nhiều tuyến đường vào thời điểm có mật độ tham gia giao thông cao, ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây nguy cơ tai nạn cao cho người và phương tiện lưu thông.

Thời gian đầu khi chập chững vào “nghề” Phương dựa vào Mai Xuân Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Mai Tuyết Thanh… để xin kinh phí hoạt động cũng như đánh bóng tên tuổi của mình. Khi tạo dựng được chút vốn liếng, Trịnh Bá Phương lao vào phát triển trang mạng xã hội riêng mình, tích cực thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước bằng các clip tự bản thân trực tiếp livetream, cắt, ghép dàn dựng với nội dung xuyên tạc bản chất vụ việc, kích động gây chia rẽ, mất đoàn kết và cố tình tạo điểm nóng gây xung đột xã hội.

Gã “chí phèo Dương Nội” Trịnh Bá Phương bên cạnh đó còn móc nối mở rộng quan hệ với các nhóm “dân oan” ở Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đồng Nai hòng củng cố vai trò thủ lĩnh, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp xúc với các vụ việc nhạy cảm, thu thập tài liệu, cung cấp cho các cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam kiếm thù lao. Khi nhận thấy không còn bám víu nhiều được vào lý do dân oan mất đất, Trịnh Bá Phương cùng cậu em trai Trịnh Bá Tư ‘thức thời’ biến mình thành những "nhà chính trị", "dân chủ" giả hiệu theo chân các đối tượng cộm cán Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Đoan Trang…

Trong vụ việc diễn ra ở Đồng Tâm, hai anh em Trịnh Bá Phương đã nhanh chóng đánh hơi thấy mùi lợi nhuận. Phương sốt sắng về Đồng Tâm quay phim chụp ảnh hòng lấy le đầu tiên với cánh truyền thông và "quan thầy" hải ngoại.

Dần dà trở thành trợ thủ đắc lực trong việc làm “cầu nối” để cha con ông Lê Đình Kình móc nối với các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện kịch bản Đồng Tâm mang tên “Tổ Đồng Thuận”. Cùng với cái gọi là “Tổ đồng thuận”, từ năm 2017 Trịnh Bá Phương thường xuyên có mặt tại xã Đồng Tâm, lôi kéo kích động người dân khiếu kiện, chống đối người thi hành công vụ bất chấp việc 59 ha đất Đồng Sênh là đất Quốc phòng.

Trịnh Bá Phương còn tích cực múa bàn phím, livetreams chuyển qua các trang mạng của các đối tượng phản động trong và ngoài nước, cung cấp cho các đài BBC, VOA, RFI, RFA…thông tin bịa đặt, vôi ve cho Lê Đình Kình và đám chân tay từ khủng bố trở thành “dân oan vùng lên” bao biện cho hành vi tấn công lực lượng chức năng khiến 3 chiến sĩ công an phải hy sinh.

“Thủ lĩnh” nhóm khiếu kiện chây lì ở Dương Nội thậm chí còn mạnh miệng tuyên bố “Dân Đồng Tâm” sẽ tiếp tục “nổi loạn” như chiếm trụ sở ủy ban, bắn giết cán bộ. Đồng thời, Phương sẽ đưa một số “Dân Đồng Tâm” đến Đại sứ quán Mỹ và một số đại sứ quán khác để tố cáo chính quyền “vi phạm nhân quyền”, “cướp đất đồng Sênh”. Âm mưu quốc tế hóa sự việc Đồng Tâm, tạo cớ để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, can thiệp đưa ra những tuyên bố, đánh giá bóp méo sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Từ đó cản phá, gây sức ép gây khó khăn cho Việt Nam khi ký kết các Hiệp định thương mại tự do, phát triển kinh tế đất nước.

Từ gã “Chí phèo” của vùng đất Dương Nội, Trịnh Bá Phương cùng mẹ và em trai mình trượt dài trên hành vi ngông cuồng, sai trái coi thường kỷ cương phép nước, đi ngược lại với lợi ích dân tộc, làm giảm uy tín của đất nước trên trường quốc tế, phá hoại sự bình yên, cản trở sự phát triển của đất nước. Cái giá và cái kết hôm nay, khi cả 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư đều phải tra tay vào còng vì thế không phải là điều gì đó quá bất ngờ, xa lạ hay phi lý như những kẻ đồng đảng của họ đang rêu rao.

Nó hoàn toàn có nguyên cớ, cả ba mẹ con họ đã được trao gửi cơ hội nhưng đã từ chối và chấp nhận lối đi riêng. Và khi dám dấn thân vào con đường sai trái thì có lẽ bản thân cũng đã tự xác định cho mình những cái kết, những hệ lụy có thể đến.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

NHẬN DIỆN NHỮNG THỦ ĐOẠN DÙNG MẠNG XÃ HỘI CHỐNG PHÁ ĐẢNG


Thực tiễn cho thấy, chống phá Đảng, đòi đa nguyên đa đảng là một trong những mục tiêu trọng tâm mà các thế lực thù địch luôn hướng tới. Thông qua nhiều hình thức và phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những ưu việt đặc biệt của mạng xã hội, hoạt động này đang có xu hướng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.
Tình hình đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Một trong những vấn đề cốt lõi, sống còn nhất của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đã cho thấy âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, phản động là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, làm lu mờ và tiến tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Để thực hiện âm mưu đó, thông qua các trung tâm phá hoại tư tưởng, các tổ chức phản động lưu vong (như “Việt Tân”, “Quỹ người Thượng”, “Khối 8406”, Ủy ban Cứu người vượt biển”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt”) và số phản động, chống đối, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước..., các đối tượng này đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những “ưu trội” của mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, tiến hành rêu rao những thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, sự diệt vong của chủ nghĩa cộng sản... hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nghiên cứu hoạt động chống phá Đảng của các thế lực thù địch trên mạng xã hội hiện nay, có thể nhận thấy các đối tượng sử dụng mọi chiêu bài như sử dụng các bài viết, sáng tác thơ, viết sách, báo, youtube… và thường tập trung vào việc xuyên tạc, chống phá những nội dung cơ bản như phê phán, đả kích Đảng, đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng là một trong những mục tiêu được các thế lực thù địch xác định là trọng điểm. Hoạt động của chúng thường diễn ra dưới nhiều thủ đoạn như: Bới móc khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ; xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật… để phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng…
Đồng thời, chúng tập trung thổi phồng những mặt trái hiện nay, vu cáo, đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng, nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng. Lợi dụng một số vụ việc phức tạp xảy ra để vu cáo, nói xấu Đảng. Điển hình như thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều thông tin không đúng về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19... Ngày 19/3/2020, trên mạng xã hội xuất hiện tin “Hà Nội sắp thất thủ”, “Khu cách ly thành phố Hà Nội vỡ trận”,... Khi Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19, người dân đang hoang mang, thì những thành phần chống phá thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân liền lợi dụng tình hình tung tin “Việt Nam bùng phát dịch” và “vì 50 tỷ USD Tổng thống Trump viện trợ” nên Việt Nam công bố dịch,...
Hay các thế lực chống phá thường cho rằng tình trạng tham nhũng, suy thoái của đội ngũ cán bộ đảng viên và việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý kỷ luật và khởi tố hình sự nhiều cán bộ cấp cao vừa qua là “dấu hiệu cho sự suy thoái, sụp đổ của Đảng”.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều cán bộ cao cấp và tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng (21 người), Ủy viên Bộ Chính trị (2 người), các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang (22 người) đã bị kỷ luật, xử lý hình sự; trong đó có cả cán bộ đường chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang,...
Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.
Đáng nói, các thế lực thù địch còn tập trung phá hoại tư tưởng. Thủ đoạn mà chúng tiến hành là thiết lập các trang web, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng nhằm tán phát tài liệu phản động và tuyên truyền phá hoại tư tưởng; tổ chức đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước ta trên các trang mạng xã hội; sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, kêu gọi khủng bố gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Đặc biệt, các tổ chức phản động ở bên ngoài tăng cường, ráo riết hoạt động chống phá, điển hình là tổ chức “Việt Tân”. Được sự tài trợ, chỉ đạo của các thế lực thù địch, thời gian gần đây, tổ chức này đang ráo riết triển khai hoạt động chống phá, âm mưu chuyển hóa chế độ chính trị nước ta. “Việt Tân” kết hợp giữa việc cử thành viên cốt cán xâm nhập về nước với sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia, các hội, nhóm trá hình trên internet; chúng dùng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, “xây dựng xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ... để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, sách của Đảng, Nhà nước…
Đấu tranh với tổ chức “Việt Tân” , ngày 4/10/2016, Bộ Công an đã đưa Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố chống Nhà nước Việt Nam và công bố công khai trên trang web www.mps.gov.vn. Bên cạnh đó, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân ở Mỹ cầm đầu cũng đang ráo riết tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, nhằm gây mất ổn định chính trị, với mưu đồ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, khôi phục cái gọi là “Nền Đệ tam Cộng hòa”.
Tập trung bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng được các thế lực thù địch sử dụng, đặc biệt là hoạt động phá hoại công tác cán bộ phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thủ đoạn của chúng là tìm cách xuyên tạc đời tư, lý lịch cá nhân, quan hệ xã hội của các đồng chí lãnh đạo để hạ uy tín…
Việc nhận diện, phân tích và làm rõ hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch trên mạng xã hội góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của mọi ngành, mọi cấp, mọi lực lượng. Đó cũng chính là những yêu cầu bức bách đang đặt ra, có vai trò quyết định đến sự tồn vong và phát triển của Đảng, đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, đến đường lối đối nội và đối ngoại đúng đắn, khoa học mà Đảng đang dẫn dắt, lãnh đạo.
Nguồn: tổng hợp từ CAND

Đập tan luận điệu đòi “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội


Hiện nay, trên một số diễn đàn và mạng xã hội đang xuất hiện những luận điệu rất tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch đòi “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội nhằm thực hiện âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Để ngụy biện cho quan điểm của mình, Chúng thường viện dẫn luật pháp nhà nước tư sản làm “thước đo”, “tiêu chí” áp đặt vào hệ thống chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – là loại hình nhà nước khác biệt về bản chất so với nhà nước tư sản. Đây là thủ đoạn chính trị tinh vi trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ trong đó có quân sự, quốc phòng ở Việt Nam. Thực chất là cổ vũ “dân sự hóa quân đội” theo hướng “dân sự quản lý quân sự” nhằm tác động làm thay đổi nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng ra sức cổ xúy cho luận điểm “Quân đội nhân dân Việt Nam là của dân, do dân và vì dân”, nên quân đội phải do nhân dân chỉ huy và chỉ cần trung thành và bảo vệ lợi ích của nhân dân là đủ. Đây là âm mưu vô cùng thâm độc, xảo quyệt, vì thoạt nghe có vẻ xuôi tai, nhưng lại nguy hiểm ở chỗ đã tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Từ xưa đến nay, ở bất cứ quốc gia nào, quân đội luôn là lực lượng chiến đấu để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và các Nhà nước, bất kể đó là Nhà nước phong kiến hay nhà nước tư bản hoặc nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và sự trung thành của quân đội với Đảng, Nhà nước, chính là bảo đảm giữ gìn độc lập dân tộc và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. 
Ngày 23/7/2019, Thường vụ Quân ủy Trung ương ban hành Chỉ thị số 747-CT/QUTW “Về Đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, trong đó xác định phải: Chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiên quyết đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị lợi dụng tình hình để gán ghép, bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, nhất là âm mưu đòi “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội. Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm thất bại âm mưu đòi “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp hiện nay, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh bảo vệ, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, xây dựng các cấp ủy, tổ chức Đảng trong Quân đội vững mạnhvề chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên về mọi mặt, nhất là về đạo đức cách mạng; đẩy mạnh đấu tranh, kiên quyết phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội./.

VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC "CÂN BẰNG HÓA" LỢI ÍCH GIỮA CÁC NƯỚC LỚN


Là một quốc gia chiếm giữ một vị trí địa lý quan trọng trong khu vực, Việt Nam là cầu nối trên đất liền giữa phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu vực Đông Nam Á, đa sắc tộc, giầu tài nguyên; Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hành lang đường biển thuận tiện, với 50% khối lượng hàng hóa luân của thế giới đi qua vùng biển này. Cùng với tài nguyên phong phú, dân số khá lớn,… những điều kiện này đã khiến cho Việt Nam trở thành một quốc gia có vị trí địa- chính trị quan trong bậc nhất trong khu vực và trên thế giới.
Thời gian gần đây nhiều cường quốc xem khả năng kiểm soát biển Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của mình. Hơn nữa có người còn cho rằng: Chỉ quốc gia nào kiểm soát được Thái Bình Dương, thì thì mới có thể trở thành lãnh đạo thế giới. Chính vì vậy mà Biển Đông đã trở thành một trong những “điểm nóng” nhất về lợi ích giữa nhiều nước lớn.
Trong lịch sử, hầu hết các nước đế quốc hùng mạnh Á, Âu từng xâm lược Việt Nam, đã nhiều lần “mượn đường qua đất Việt” để đưa quân đội xâm lược các quốc gia phương Nam. Về nguyên nhân của các cuộc chiến tranh liên miên trên đất nước này, có chuyên gia cho rằng, điều này không phải tại người Việt Nam hiếu chiến mà tại địa chính trị mang tính định mệnh của đất nước này, trong đó Biển Đông và đường biên giới trên đất liền gắn với nước lớn.
Các thế hệ người Việt Nam đã từng phải xử lý những tình huống ngoại giao phức tạp như vậy là không ít. Trong thế kỷ XX nhiều nước lớn đã sớm nhận thấy vị trí địa chính trị quan trọng của Việt Nam. Từ những quốc gia xa xôi trên thế giới, cả từ bên kia đại dương như Hoa Kỳ, Liên Xô… đã “vươn” tới Việt Nam. Ngược lại những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam cũng đã từng mong muốn thiết lập quan hệ thân thiện với những nước phát triển (như với Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga), trong đó có Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu…). Nói một cách khác, do điều kiện địa chính trị của Việt Nam- điều không thể lựa chọn, nên dân tộc Việt Nam đã thường xuyên phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược, và do đó có rất ít thời gian hòa bình để xây dựng đất nước. Tuy nhiên Dân tộc Việt Nam qua nhiều thời đại đã có được nhiều kinh nghiệm để bảo vệ độc lập Dân tộc, chủ quyền quốc gia. Trong những kinh nghiệm đó có chiến lược “hòa hiếu”, “cân bằng” với các nước để có môi trường hòa bình, xây dựng đất nước.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1991), địa chính trị thế giới cũng như ở khu vực Đông Nam Á đã có những thay đổi lớn: Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh Việt Nam (1975) dường như đã bỏ ngỏ khu vực này, đáng tiếc là họ đã “bỏ ngỏ” Biển Đông trong đó có Cam Ranh của Việt Nam được xem là căn cứ hải quân, tàu ngầm tốt nhất thế giới. Phải chăng lúc này, Hoa Kỳ- thể chế tự do hùng mạnh nhất thế giới đang bận tâm về những chuyển biến chính trị sâu rộng ở Liên Xô, Đông Âu.
Trung Quốc sau sự kiên Thiên An Môn, mùa hè năm 1979 đã trụ lại với chiến lược dựa trên chủ nghĩa dân tộc, được gọi là “Cải cách, mở cửa”, từ học thuyết “Dấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình chuyển sang “trỗi dậy hòa bình” của Tập Cận Bình. Trong những tập kỷ qua, với thể chế kinh tế thị trường (xã hội chủ nghĩa?) nước này đã trở thành một quốc gia hùng mạnh về nhiều mặt, nhất là kinh tế và quân sự. Tuy về chính trị người ta thấy rằng Trung Quốc đang hành xử không khác gì các cường quốc trỗi dậy trong lịch sử. Họ thiết lập các mốc biên giới mới trên đất liền, bầu trời, đại dương (chẳng hạn “đường lưỡi bò” phi pháp), bằng cách tự “làm luật” dựa trên “cơ bắp” cùng với những nỗ lực kinh tế, họ đang tạo vùng ảnh hưởng chính trị rông lớn trên thế giới.
Ấn Độ cũng đang căn chỉnh lại quan hệ với Nga, Mỹ, các nước ASEAN để cân bằng với Trung Quốc và Pakistan.
Đây là lý do nhiều quốc gia cho rằng địa chính trị Châu Á đang bị mất cân bằng. Có thể nói Hoa Kỳ, siêu cường duy nhất sau chiến tranh lạnh đã bị thách thức ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là lý do vì sao Hoa Kỳ đã “xoay trục” về Châu Á nhằm “tái cân bằng” vai trò của minh ở Châu Á-Thái Bình Dương đang nghiêng về Trung Quốc.
Các khái niệm: “Lợi ích cốt lõi”, “Xoay trục”, “Tái cân bằng”, “Quan hệ nước lớn” ra đời từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Các khái niệm này chỉ là thể hiện sự cạnh tranh địa chính trị xuất phát từ lợi ích của các nước lớn. Tất nhiên điều đó không xuất phát từ các lợi ích của các nước nhỏ, yếu. Đối với cộng đồng quốc tế nói chung, nhất là các nước nhỏ, những khái niệm: “duy trì môi trường hòa bình”; phản đối “sự dụng vũ lực” và “đe dọa sử dụng vũ lực”; “giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật quốc tế”, (nhất là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển, 1982); “hợp tác, hữu nghị” với tất cả các nước…mới là lợi ích cơ bản của họ.
Sự khác biệt về nội hàm khái niệm địa chính trị ngày nay có nhiều điểm mới:
Thứ nhất, sau khi giành được độc lập, cho dù với những phương thức khác nhau, tất cả các quốc gia đều khẳng định “Độc lập dân tộc”, “chủ quyền quốc gia”, “toàn vẹn lãnh thổ”, “thống nhất đất nước” là giá trị, là phẩm giá của mình. Vì những giá trị đó mà ở đâu những lực lượng chính tri, cầm quyền thiếu ý chí bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ (cho dù vì bất cứ lý do sự giống nhau về hệ tư tưởng; những mối quan hệ về lịch sử, sự tương đồng về văn hóa) đều sẽ bị nhân dân các nước lên án. Và trước sau chính quyền đó sẽ bị đào thải. Đây là điều mà cho đến nay nhiều người vẫn còn mơ hồ.
Thứ hai, vai trò của hệ tư tưởng đã khác trước. Đó không còn là tiêu chí để thiết lập quan hệ giữa các nước với nhau. Đó là phương hướng chính trị của mỗi quốc gia. Thay cho vai trò của hệ tư tưởng (được xem là lợi ích của cả hệ thống xã hội của nhiều quốc gia trong thời kỳ chiến tranh lạnh..) nay là lợi ích của dân tộc và là sự tôn trong thể chế chính trị, bản sắc văn hóa của nhau trong quan hệ quốc tế. Tất nhiên sự khác nhau về thể chế trình độ phát triển và bản sắc văn hóa luôn là một thực tế mà các quốc gia phải chia sẻ theo lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên con đường để rút ngăn sự khác biệt không phải là “điều kiện” tiên quyết, nó có thể là “chỉ số phụ” trong quan hệ đối ngoại. Lợi ích quốc gia, trong đó có lợi ích kinh tế và về lợi ích về sự cân bằng địa chính trị luôn được đặt lên hàng đầu.
Thứ ba, khác với thời kỳ chiến tranh lạnh, thay cho vai trò lãnh đạo, “cầm cân, nẩy mực” của hai cường quốc đứng đầu hai phe – Dân chủ và Xã hội chủ nghĩa là Mỹ và Liên Xô, thì nay vai trò của Liên hợp quốc và luật quốc tế đã được đặt ở vị trí nhất định trong việc xử lý, “căn chỉnh” ít nhiều bằng dư luận quốc tế mà các quốc gia không thể xem nhẹ trong việc bảo vệ uy tín của mình với cộng đồng quốc tế. Điều đáng tiếc cho đến nay đây chỉ là vũ khí của các nước nhỏ yếu, của kẻ yếu!
Thực tế cho thấy, trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, không một quốc gia nào không dẫn ra lẽ phải của mình dựa trên Công ước quốc tế về Luật Biển, UNCLOS, 1982. Hành vi bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông của Trung Quốc đã bị các quốc gia trong cộng đồng quốc tế lên án là vì hành vi đó là trái với Công ước này. Trung Quốc thì trên thực tế họ tự “ làm luật”, nhưng điều đó không phải Bắc Kinh không lợi dụng Công ước trên. Chẳng hạn họ thổi cát xây đảo, đưa dân ra sinh sống, tuyên bố thành lập khu vực hành chính… không chỉ vì xây dựng “tàu sân bay không thể đánh chìm” mà còn tính tới tuyên bố chủ quyền và thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên những dãy “đảo” này.
Lưu ý rằng, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một hòn đảo phải hình thành tự nhiên và vẫn nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng mới được xem thuộc chủ quyền của quốc gia. Trái lại, các bãi đá, đảo đá (vốn) không thể duy trì sự sống con người hay đời sống kinh tế thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Dựa vào Luật quốc tế, nhất là UNCLOS, Philippine đã khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, cho dù Trung Quốc không chấp nhận tham gia vụ kiện. Song theo các chuyên gia luật quốc tế, cho dù Tòa án phán quyết như thế nào thì việc bị đưa ra tòa án vẫn đem lại hậu quả xấu đối với hình ảnh của một nước lớn đang có tham vọng lãnh đạo thế giới.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định đường lối đối ngoại của mình là “đa dạng hóa”, “đa phương hóa”, “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” (Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam thông qua Đại hội XI, 2011). Cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước (trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc). Việt Nam là “đối tác chiến lược”, “đối tác toàn diện” với tất cả các nước là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên người ta có quyền nêu câu hỏi: quan hệ của Việt Nam với những đối tác này nặng nhẹ như thế nào?… Thiết nghĩ phương châm “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” cần được bổ sung thêm “cân bằng hóa” (với các nước lớn). Đây là điều cần thiết để Việt Nam ứng phó với tình hình địa chính trị trong khu vực, nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia một cách bền vững.
“Cân bằng hóa” như trên đã viết, nó vốn không phải là phát hiện chính trị của Việt Nam mà của các nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ. “Cân bằng hóa” là sự lấy lại cân bằng do cán cân lực lượng đã bị khuynh đảo. Việt Nam cần nghiên cứu năng lực và phương thức cân bằng của các nước lớn để tiết kiệm các nguồn lực mà vẫn mang lại hiệu quả đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền Quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Con đường biển qua Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam xuống eo biển Malacca, hàng năm có tới 5.000 tỷ USD hàng hóa qua khu vực này… cùng với các ngư trường giàu có và nguồn tài nguyên năng lượng (trong đó có băng cháy) vô cùng lớn là điều mà nhiều nước lớn xem đây là “lợi ích cốt lõi” của mình.
Mục tiêu của “cân bằng hóa” là chia sẻ công bằng lợi ích chính trị, kinh tế ở đây theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UCLOS. Tiêu chí của các phương thức “cân bằng hóa”là dựa vào “sức mạnh cứng” (đặc biệt là quân sự) và sức mạnh “ mềm” (trong đó có Luật pháp quốc tế và dư luận xã hội) để kiềm chế …cuối cùng buộc những kẻ có tham vọng mở rộng lãnh thổ bằng vẽ lại bản đồ phải trở về với đường biên giới vốn có của họ.
Có thể nói, hiện nay Việt Nam đang có thời cơ lớn để sử dụng các nguồn lực chính trị nhằm “cân bằng hóa” quan hệ với các nước lớn. Thời cơ đó bắt nguồn từ những thay đổi về tư duy chính trị thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Mối quan hệ giữa các quốc gia ngày nay không còn lấy “hệ tư tưởng” làm điều kiện hoặc là tiêu chí để phát triển quan hệ hợp tác với nhau. Đồng thời sự hợp tác đó cũng không có giới hạn về các mặt, trong đó có quốc phòng, an ninh.
“Cân bằng hóa” của Việt Nam cần và có thể đón nhận dựa trên những nhận thức sau:
Thứ nhất, đánh giá đúng tính tích cực của các chiến lược “tái cân bằng” của các nước lớn trong đó có sự điều chỉnh thế trận và lực lượng hải quân ở khu vực, nhằm không cho phép bất cứ quóc giao nào có hành động cưỡng chế đơn phương xâm hại lợi ích của những quốc gia có chung đường biên giới trên biển và đất liền của các nước trong khu vực.
Thứ hai, Việt Nam cần bầy tỏ rộng rãi quan điểm hoan nghênh, khuyến khích các tổ chức quốc tế và các quốc gia ngoài khu vực (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ,… vốn không có yêu sách đối với vùng biển tranh chấp) để họ chú ý nhiều hơn đến lợi ích quốc tế ở Biển Đông. Làm được điều này có nghĩa đây là thông điệp: Những hành vi cưỡng chế của bất cứ quốc gia nào chẳng những sẽ không bao giờ đạt được, trái lại họ sẽ bị trả giá đắt về nhiều mặt mà họ không có thể lường trước được.
Thứ ba – cuối cùng là, phương thức “cân bằng hóa” phải xem việc sử dụng “sức mạnh cơ bắp” là giải pháp “bất khả kháng”, cho dù quốc gia nào đó có thể có sức mạnh vượt trội. Phương thức “cân bằng hóa” do đó phải dự trên tối ưu hóa các nguồn lực sao cho giữ vững môi trường hòa bình, không dẫn đến leo thang căng thẳng chính trị và quân sự