Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

 

NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG "BẤT TUÂN DÂN SỰ"  DO CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TIẾN HÀNH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 Trong những năm gần đây, “Bất tuân dân sự” đã hiện diện trên thực tế tại Việt Nam. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, “Bất tuân dân sự” đã trở thành một trào lưu nguy hiểm trong xã hội khi nó đã và đang kháng cự lại sự quản lý củạ chính quyền các cấp. Qua nghiên cứu các quan điểm, hoạt động và quá trình hình thành có thể nhận diện những biểu hiện chủ yếu của hoạt động“Bất tuân dân sự” do các thế lực thù địch tiến hành chống phá Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên những nội dung chủ yếu sau đây:

- “Bất tuân dân sự” tại Việt Nam là những hoạt động nhằm vô hiệu hóa một hoặc nhiều quyết sách của chính quyền bằng “sức mạnh hòa bình” của quần chúng; vô hiệu hoặc làm giảm khả năng sử dụng công cụ bạo lực của chính quyền; thường được bắt đầu một cách “tự phát”, “vô hại”, nhỏ lẻ, nhưng sau đó lây lan và được tổ chức khá chặt chẽ.

- “Bất tuân dân sự” tại Việt Nam là hệ quả của quá trình tác động, thẩm thấu, “chuyển hóa” lâu dài. Trong đó, các thế lực thù địch đã thẩm thấu các giá trị, tư tưởng trái ngược khiến cho quần chúng nhân dân “nhờn luật”, hình thành tư tưởng “phản kháng ý thức hệ” khi bị kích động hoặc xung đột về lợi ích và sự nhũng nhiễu của một bộ phận tha hóa trong bộ máy công quyền.

- Thông qua việc từ chối tuân theo hay cản trở việc thực thi pháp luật, gây áp lực đối với nhà nước, các đối tượng thực hiện “Bất tuân dân sự” nhằm mục đích cuối cùng là vô hiệu hóa hoạt động của chính quyền, tiến tới lật đổ nhà nước, thay thế bằng một chế độ chính trị mới theo mô hình của chủ nghĩa tư bản. Để che giấu mục đích đó, các thế lực thù địch thường che đậy, ngụy trang dưới những vỏ bọc khác nhau, như: Tụ tập, tuần hành nhằm “phản kháng ôn hòa”, “phản kháng bất bạo động”, “biểu tình ôn hòa”...

- Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề “dân chủ, nhân quyền”,“dân tộc, tôn giáo” hoặc lợi dụng các sự kiện chính trị-xã hội phức tạp, nhạy cảm liên quan đến quyền và lợi ích của con người để lôi kéo, kích động, thu hút đông đảo người dân tham gia các hoạt động, như: “Bất tuân cưỡng chế” của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Đắk Nông, Gia Lai...; “bất tuân” để phản đối Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014), Luật Au ninh mạng, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi tắt là Luật Đặc khu, năm 2018); các hình thức “bất tuân” phản đối trả phí BOT giao thông; từ chối đóng các loại quỹ phúc lợi xã hội; tẩy chay hàng hóa nước ngoài; đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường, chống đối các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19... thực chất là để thực hiện “Bất tuân dân sự” nhằm chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam….

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét