Từ lâu trong lịch sử, dân tộc ta luôn duy trì một truyền thống đẹp - đặt tên để ghi nhớ, tôn vinh những người có công với dân, với nước. “Bộ đội Cụ Hồ” cũng là một cái tên như thế và còn hơn thế nữa, bởi cái tên đó đã vượt qua ý nghĩa của một danh xưng thông thường để trở thành một kiểu mẫu nhân cách người lính của nhân dân (Bộ đội), nhưng được điển hình hóa theo nhân cách của một lãnh tụ vĩ đại, luôn gần gũi với nhân dân (Cụ Hồ).
1. Nguồn gốc, vinh dự và trách nhiệm khi được mang tên “Bộ đội Cụ Hồ”
Câu hỏi đặt ra là “Bộ đội Cụ Hồ” - cái tên rất thân thương và trìu mến dành cho Quân đội ta được xuất hiện đầu tiên ở đâu và vì sao Nhân dân lại gọi Quân đội ta là “Bộ đội Cụ Hồ”? Theo những sử liệu có được, tên gọi ấy xuất hiện và truyền tụng trong nhân dân được khởi nguồn ở Chiến khu Việt Bắc.
Để bảo toàn lực lượng chiến đấu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, ngay sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đơn vị bộ đội được lệnh cơ động lên Việt Bắc. Những ngày đầu trở lại Chiến khu, bộ đội tổ chức trú quân phân tán trong các bản, làng, thôn xóm, cùng ăn, cùng ở với nhân dân. Chính từ những năm tháng này, đã nảy nở và phát triển mối quan hệ quân dân “cá - nước” giữa nhân dân với những người lính do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Bằng những việc làm cụ thể thông qua thực hiện nghiêm kỷ luật khi quan hệ với nhân dân, như: không lấy cái kim, sợi chỉ của dân, không gây phiền hà cho nhân dân, kính trọng dân, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân; vừa bảo vệ dân, vừa hết lòng giúp đỡ nhân dân,... cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã nhanh chóng chiếm trọn tình cảm mến mộ của nhân dân, giúp nhân dân nhận thức được sự khác biệt căn bản giữa những chiến sĩ cách mạng với binh sĩ của các đội quân mà trước đó họ đã từng tiếp xúc. Tình cảm và niềm tin của nhân dân được củng cố và nhân lên khi biết những chiến sĩ cách mạng ấy do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện - Người mà từ lâu đã được nhân dân ta hết lòng tôn kính, tin tưởng tuyệt đối vì lòng yêu nước, thương dân. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: ở khu giải phóng Việt Bắc, đồng bào các dân tộc trìu mến gọi các đơn vị vũ trang ta là “Bộ đội Ông Ké” hay “Bộ đội Ông Cụ”, khi biết “Ông Ké”, “Ông Cụ” là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Bác Hồ, mọi người đã gọi “Bộ đội Ông Ké” là “Bộ đội Cụ Hồ”. Và tên gọi yêu quý ấy từ Chiến khu Việt Bắc đã lan truyền đi khắp nơi và trở thành quen thuộc đến ngày nay1.
Từ lâu trong lịch sử, dân tộc ta luôn duy trì một truyền thống đẹp - đặt tên để ghi nhớ, tôn vinh những người có công với dân, với nước. “Bộ đội Cụ Hồ” cũng là một cái tên như thế và còn hơn thế nữa, bởi cái tên đó đã vượt qua ý nghĩa của một danh xưng thông thường để trở thành một kiểu mẫu nhân cách người lính của nhân dân (Bộ đội), nhưng được điển hình hóa theo nhân cách của một lãnh tụ vĩ đại, luôn gần gũi với nhân dân (Cụ Hồ).
1. Nguồn gốc, vinh dự và trách nhiệm khi được mang tên “Bộ đội Cụ Hồ”
Câu hỏi đặt ra là “Bộ đội Cụ Hồ” - cái tên rất thân thương và trìu mến dành cho Quân đội ta được xuất hiện đầu tiên ở đâu và vì sao Nhân dân lại gọi Quân đội ta là “Bộ đội Cụ Hồ”? Theo những sử liệu có được, tên gọi ấy xuất hiện và truyền tụng trong nhân dân được khởi nguồn ở Chiến khu Việt Bắc.
Để bảo toàn lực lượng chiến đấu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, ngay sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đơn vị bộ đội được lệnh cơ động lên Việt Bắc. Những ngày đầu trở lại Chiến khu, bộ đội tổ chức trú quân phân tán trong các bản, làng, thôn xóm, cùng ăn, cùng ở với nhân dân. Chính từ những năm tháng này, đã nảy nở và phát triển mối quan hệ quân dân “cá - nước” giữa nhân dân với những người lính do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Bằng những việc làm cụ thể thông qua thực hiện nghiêm kỷ luật khi quan hệ với nhân dân, như: không lấy cái kim, sợi chỉ của dân, không gây phiền hà cho nhân dân, kính trọng dân, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân; vừa bảo vệ dân, vừa hết lòng giúp đỡ nhân dân,... cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã nhanh chóng chiếm trọn tình cảm mến mộ của nhân dân, giúp nhân dân nhận thức được sự khác biệt căn bản giữa những chiến sĩ cách mạng với binh sĩ của các đội quân mà trước đó họ đã từng tiếp xúc. Tình cảm và niềm tin của nhân dân được củng cố và nhân lên khi biết những chiến sĩ cách mạng ấy do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện - Người mà từ lâu đã được nhân dân ta hết lòng tôn kính, tin tưởng tuyệt đối vì lòng yêu nước, thương dân. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: ở khu giải phóng Việt Bắc, đồng bào các dân tộc trìu mến gọi các đơn vị vũ trang ta là “Bộ đội Ông Ké” hay “Bộ đội Ông Cụ”, khi biết “Ông Ké”, “Ông Cụ” là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Bác Hồ, mọi người đã gọi “Bộ đội Ông Ké” là “Bộ đội Cụ Hồ”. Và tên gọi yêu quý ấy từ Chiến khu Việt Bắc đã lan truyền đi khắp nơi và trở thành quen thuộc đến ngày nay1.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân”2. Thấm nhuần tư tưởng đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội không chỉ huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, chiến đấu thắng lợi,... mà còn làm tròn chức năng của “đội quân công tác”, “đội quân lao động sản xuất”. Phải tích cực học tập, rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ, tri thức, có kiến thức về kinh tế, chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia giúp dân xóa đói giảm nghèo, phòng, chống và giải quyết hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn kết hợp với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, “thế trận lòng dân” vững chắc, nhất là ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội phải là người tiên phong, lực lượng nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, lý luận, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”, chống quan điểm sai trái, phản động, luận điệu đòi “phi chính trị hoá” Quân đội của các thế lực thù địch. Phải thực sự nhạy bén về chính trị, có ý chí, năng lực và phương pháp đấu tranh với kẻ thù; có khả năng “miễn dịch” trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, sự tấn công của các thế lực thù địch để tham gia tích cực, hiệu quả vào mặt trận đấu tranh phi vũ trang, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng.
Ba là, giữ vững, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” cần làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ luôn có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, kỷ luật nghiêm. Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là tổng hòa các yếu tố hợp thành; trong đó và trước hết phải thể hiện ở đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực, lành mạnh; luôn kiên định, vững vàng, không bị sa ngã, tha hóa trước mọi tác động tiêu cực của đời sống xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường, sự cám dỗ của lối sống thực dụng, ích kỷ, hẹp hòi, những thị hiếu, dục vọng thấp hèn, không bị gục ngã trước sự tấn công của kẻ thù bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”. “Bộ đội Cụ Hồ” phải là lực lượng tiên phong trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội phải luôn gương mẫu trong nhận thức, tư tưởng và hành động; nói, viết và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội, các chế độ quy định của đơn vị và địa phương nơi đóng quân. Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh cấp trên, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, trước hết, không đắn đo, suy tính thiệt hơn, sẵn sàng có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ.
Bốn là, giữ vững, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” phải luôn giữ vững và tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế. Tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết cán binh được thể hiện ở việc giúp nhau khắc phục khó khăn, cùng hoàn thành nhiệm vụ; nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho đồng chí, đồng đội; giúp nhau trong chiến đấu, công tác, lao động sản xuất và trong cuộc sống. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; quan liêu, xa rời quần chúng, bởi đó là những tác nhân làm rạn nứt đoàn kết nội bộ, đoàn kết cán binh, làm giảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Trong đoàn kết (quan hệ) với nhân dân cần khắc ghi lời Bác dạy “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội, chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội. Muốn như thế thì phải đốc thúc bộ đội siêng giúp dân, hăng đánh giặc”3, các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy và chính quyền địa phương nơi đóng quân, gần gũi, gắn bó với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của nhân dân để có biện pháp giúp đỡ; không xâm phạm lợi ích của nhân dân, tích cực giúp đỡ dân phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, biên giới, hải đảo. Tích cực tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa,... sẵn sàng hy sinh bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chia sẻ những khó khăn, mất mát của dân khi gặp hoạn nạn. Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ Quân đội phải tăng cường củng cố tình đoàn kết với quân đội các quốc gia, không ngừng mở rộng quan hệ, hợp tác với quân đội, nhân dân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay phải phân biệt rõ đối tác, đối tượng; chủ động phối hợp đấu tranh giữ vững môi trường hòa bình ổn định, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hợp tác trong giải quyết các vấn đề toàn cầu; phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn,... như lời dạy của Bác: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”4.
Hiện nay, “Còn một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức chưa sâu sắc, trách nhiệm trong giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” chưa cao; thiếu tự giác, gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng..., làm ảnh hưởng đến truyền thống, uy tín của Quân đội, phẩm chất và hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”5. Vì vậy, để giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” cần sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, mà trước hết là trách nhiệm của hệ thống tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy trong Quân đội và mọi quân nhân, làm cho những phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục tỏa sáng, nâng lên một tầm cao mới, xây dựng Quân đội vững mạnh, xứng đáng là “Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng” và lòng tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân.
Đại tá, TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, Học viện Chính trị
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét