Thời gian qua, bên cạnh kết quả đạt được, công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch còn có những hạn chế, bất cập. Một bộ phận cán bộ, đảng viên lơ là, mất cảnh giác trong nhận diện, đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong đấu tranh, ngăn chặn thông tin nhiễu loạn còn mang tính hình thức, thụ động. Công tác tuyên truyền phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi chưa đa dạng, phong phú; nội dung thiếu sắc bén, sức thuyết phục chưa cao. Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có địa phương còn sơ hở, thiếu sót; tình trạng cán bộ cấp cơ sở quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch với người dân vẫn còn. Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện ở một số nơi còn chậm, kéo dài, để khiếu nại vượt cấp, gây bức xúc trong nhân dân, v.v. Đây chính là cái cớđể các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc gây nhiễu loạn thông tin.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót,
nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động tuyên
truyền gây nhiễu loạn thông tin, trước hết, phải đặt nhiệm vụ này dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả
hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan chuyên trách, chuyên sâu. Triển khai
đồng bộ các mặt công tác từ nắm tình hình, phát hiện, phòng ngừa đến các biện
pháp đấu tranh. Thường xuyên tranh thủ sự đồng lòng, ủng hộ của cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng,
dư luận xã hội, chủ động xử lý kịp thời những vấn đề mới nảy sinh; những bức
xúc, nổi cộm ngay tại cơ sở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét