Thực tiễn đã chứng minh, hoạt động tôn giáo phần lớn là thuần túy, xuất phát từ nhu cầu tâm linh tinh thần của tuyệt đại đa số tín đồ các tôn giáo như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Song cũng có những hoạt động lợi dụng tôn giáo vì mục tiêu, mưu đồ đen tối, gây phương hại đến lợi ích của dân tộc và cộng đồng. Ở Việt Nam, qua các thời kỳ cách mạng đã cho thấy rõ, tôn giáo luôn bị các thế lực phản động lợi dụng để chống phá, gây cho cách mạng những tổn thất lớn.
Tổng thể, hoạt động lợi dụng tôn giáo để làm suy
yếu khối đại đoàn kết dân tộc, gây phương hại cho lợi ích chung của đất nước
được các thế lực thù địch tập trung vào những mặt chủ yếu sau đây:
Lợi dụng chính sách tôn giáo thông thoáng của Nhà
nước để tạo ra những sự việc đã rồi, để đến khi bị chính quyền xử lý thì vu cáo
ta vi phạm tự do tôn giáo. Những sự việc đã rồi mà các tôn giáo hay thực hiện
như: xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự trái phép; in ấn, phát tán các tài liệu
tôn giáo trái phép; truyền đạo trái phép; hiến, tặng đất đai cho tôn giáo;
thành lập các hội đoàn tôn giáo trái phép; đào tạo nhân sự trái phép...
Xây dựng lực lượng trong các tôn giáo làm đối trọng
với chính quyền. Lợi dụng các mối quan hệ quốc tế rộng rãi của các tôn giáo ở
nước ta trong điều kiện ngày nay, các thế lực thù địch tăng cường sự hỗ trợ về
vật chất cũng như tinh thần để xây dựng lực lượng trong các tôn giáo làm đối
trọng với chính quyền.
Ở trong nước, các thế lực thù địch tài trợ, chỉ đạo
cho các đối tượng cực đoan trong các tôn giáo hình thành nên những tổ chức
ngầm, lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia. Thông qua những viện trợ về cơ sở vật
chất, kinh phí, đào tạo chức sắc để tạo mối quan hệ, ràng buộc, xây dựng những
đối tượng chống đối ngay trong các tổ chức tôn giáo để phân hóa, suy yếu tổ
chức tôn giáo; khi có điều kiện sẽ kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ gây
rối.
Các dân tộc ở Việt Nam trong suốt tiến trình lịch
sử dựng nước và giữ nước đã luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau để xây dựng và bảo
vệ đất nước. Đại đoàn kết dân tộc được xem là sức mạnh to lớn của Việt Nam.
Trong lịch sử, nhận thức được vấn đề này một cách sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
rất quan tâm đến mối quan hệ đặc biệt này. Đối với những thế lực thù địch để
phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với lợi dụng vấn đề tôn giáo, chúng
còn lợi dụng vấn đề dân tộc, gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc để kích
động tư tưởng ly khai nhằm hình thành các khu tự trị trong các dân tộc
Những hoạt động của các thế lực thù địch sẽ ngày
càng kín đáo, tinh vi và uyển chuyển hơn để tiếp tục tăng cường câu kết với các
đối tượng cực đoan trong nước, kích động lôi kéo tín đồ là người dân tộc đòi ly
khai, tự trị. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII nêu rõ: “Tập
trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo;
có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số;
thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi âm
mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự
phát triển của đất nước”.
Xuyên tạc chính sách, pháp luật về tôn giáo; ra yêu
sách đòi hỏi tôn giáo ở nước ta được tự do hoạt động không chịu sự quản lý của
Nhà nước. Tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể
xã hội, một tồn tại xã hội đặc biệt. Hoạt động tôn giáo không chỉ thuần túy
nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh tôn giáo chính đáng của tín đồ, chức sắc, nhà tu
hành tôn giáo mà còn liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Hoạt động tôn giáo cũng giống như nhiều hoạt động khác liên quan đến các lĩnh
vực đời sống xã hội đều phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Chính vì thế hoạt
động của các tôn giáo không thể đứng ngoài xã hội, ngoài pháp luật mà phải chịu
sự quản lý của Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới không thể đứng ngoài pháp luật của quốc gia
đó.
Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tôn giáo và hoạt
động tôn giáo. Thực chất của việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp
luật về tôn giáo ở nước ta là để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tôn giáo của người
dân, nhưng đồng thời là để đấu tranh chống lại hoạt động lợi dụng tôn giáo để
vi phạm quyền tự do tôn giáo, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và xâm phạm
an ninh quốc gia “luật pháp về tôn giáo” vì đã có Luật Dân sự và Luật Hình sự
điều chỉnh. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo ở nước
ta để đảm bảo ngày càng thực chất hơn quyền tự do tôn giáo của người dân Việt
nam ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét