Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

Tôn giáo - Lĩnh vực bị lợi dụng để phục vụ mục đích chống phá cách mạng

 Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành năm 2023 mở đầu bằng khẳng định: “Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo ở Việt Nam được ví như bức tranh thu nhỏ của tôn giáo trên thế giới”. Hiện nay, nước ta có khoảng trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước).

 Thánh đường Hồi giáo của đồng bào Chăm ở xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang (Ảnh: Phương Liên)

Các tôn giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm theo nhiều con đường khác nhau do nước ta liên tục bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo có nguồn gốc bên ngoài đã được truyền bá vào nước ta. Bên cạnh sự tiếp thu thì các tôn giáo đều có sự cải biến và tiếp biến cho phù hợp với văn hóa của người Việt. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã vào nước ta để truyền giáo. Những thế kỷ tiếp theo, Công giáo, đạo Tin lành có điều kiện phát triển mạnh ở Việt Nam, bên cạnh đó, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo vẫn tiếp tục cùng đồng tồn.

Với những đặc điểm như vậy, không khó hiểu khi nghiên cứu của các học giả đều chỉ ra thực tế là “đối với vấn đề tôn giáo, từ thực dân, phát xít, đế quốc đến các lực lượng chống đối trong nước và nước ngoài đều coi đây là lĩnh vực có thể lợi dụng để phục vụ cho mục đích chống phá cách mạng”[1].

Các thế lực bên ngoài khi xâm lược nước ta đều tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị của họ như thực hiện chính sách đồng hóa người Việt thành người Hán của các triều đại phong kiến phương Bắc thời kỳ một nghìn năm Bắc thuộc. Trong thế kỷ XX, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tìm mọi cách nô dịch nhân dân ta về văn hóa thông qua tôn giáo. Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam qua chiến lược “Diễn biến hoà bình”. “Trong chiến lược này, các thế lực thù địch đặc biệt quan tâm lợi dụng vấn đề tôn giáo. Vấn đề tôn giáo được họ gắn với vấn đề nhân quyền, dân chủ qua các thủ đoạn cụ thể”[2].

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (khi đó là Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương) trong bài báo “Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người” đăng trên Báo Thế giới và Việt Nam, tháng 9/2023, nêu: “…đáng lo ngại nhất là nhiều năm qua, quyền con người là lĩnh vực Việt Nam luôn chịu nhiều sức ép từ bên ngoài, bao gồm các thế lực thù địch, phản động, cho đến các quốc gia, tổ chức quốc tế và các cá nhân”[3].

Tác giả cho biết thêm: “Mỹ là quốc gia công bố Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế hàng năm và mặc dù gần đây đã đưa nhiều nội dung tích cực hơn về tình hình tôn giáo Việt Nam nhưng vẫn còn những nhận định thiếu khách quan, định kiến. Cụ thể, trong Báo cáo năm 2022, cho rằng Chính phủ kìm hãm tự do tôn giáo vì lý do đảm bảo an ninh quốc gia và hòa hợp xã hội hay chính quyền địa phương gây khó khăn đối với việc đăng ký hoạt động tôn giáo, đàn áp, sách nhiễu nhóm tôn giáo thiểu số, bắt giữ tùy tiện thành viên các nhóm tôn giáo”[4].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét