Giải pháp phát huy vai trò nhân dân trong điều kiện cách mạng 4.0 nhằm tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Tích cực, chủ động thiết lập hệ thống thông tin nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề về quan hệ giữa quyền con người, quyền cộng đồng và quyền dân tộc mới nảy sinh trong thực tiễn quản trị của Nhà nước và xã hội.
Về cung cấp thông tin. Do thông tin là cơ sở để tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền và công dân, nên chính quyền có thể cung cấp thông tin bị động hoặc thông tin chủ động cho công dân; và có thể sử dụng các sản phẩm thông tin qua kênh trực tiếp và có kiểm soát hoặc các kênh độc lập để cung cấp thông tin.
Về tham vấn công dân. Chính quyền gửi yêu cầu về việc lấy ý kiến và tiếp nhận ý kiến đóng góp của công dân đối với các nội dung liên quan đến hoạch định chủ trương, chính sách công. Việc tham vấn công dân tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa chính quyền và công dân. Thông tin phản hồi từ các công dân có thể chứa đựng những thông tin có giá trị cho chính quyền và xã hội, ví dụ các kiến nghị chính sách mới hoặc những điều chỉnh chủ trương, chính sách công
Về tham gia tích cực của tổ chức, cá nhân công dân. Công dân giữ vai trò đề xuất các phương án về chủ trương, chính sách công, còn việc chịu trách nhiệm về xây dựng chủ trương, chính sách công và quyết định cuối cùng thuộc về chính quyền hoặc tổ chức xã hội. Thu hút công dân tham gia vào hoạch định chủ trương, chính sách công là mối quan hệ hai chiều giữa chính quyền, xã hội và công dân dựa trên nguyên tắc đối tác. Nhà nước, tổ chức xã hội căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu thu hút sự tham gia của công dân trong hoạch định chủ trương, chính sách công để lựa chọn một trong ba cấp độ nêu trên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét