Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân nhằm thúc đẩy bảo đảm dân chủ, dân quyền và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện nay, việc bảo đảm quyền dân tộc gắn với bảo đảm dân chủ, dân quyền đứng trước yêu cầu phải nắm bắt, điều tiết được những thách thức mới đang đặt ra ngày càng lớn khi vấn đề nhân quyền được đề cập ngày càng nhiều hơn thay vì chỉ được giới hạn trong quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như trước đây. Do đó, để bảo đảm quyền dân tộc phải “phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân” thông qua các giải pháp:
1.Triển khai mạnh mẽ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 nhằm thực hiện có hiệu quả trên thực tế cơ chế: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
2. Tạo động cơ khuyến khích cho người dân tham gia thực hành dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Mặc dù pháp luật Việt Nam không cho phép bỏ phiếu đại diện, song trên thực tế hiện tượng này khá phổ biến. Từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền công dân, nhất là của phụ nữ và thanh niên trong gia đình. Muốn vậy cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể thức bầu cử dân chủ theo hướng không chạy theo thành tích để hạn chế tối đa hoặc xóa bỏ những hiện tượng này. Mặt khác, cần mở rộng các hình thức tiếp xúc cử tri của các đại biểu HĐND cấp tỉnh và đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, báo chí. Tổ chức Đảng phải coi trọng việc thường xuyên giám sát, quản lý cán bộ, đảng viên trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Do vậy, cần khuyến khích việc tạo thêm các kênh tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh, thành phố thông qua các đường dây nóng, mạng xã hội (Zalo, Facebook,..) nhằm tăng cường sự tham gia đối thoại và lòng tin của người dân.
3. Tăng cường sự tham gia của cơ quan, doanh nghiệp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở: Hiện nay, nhiều cơ quan và doanh nghiệp chưa quan tâm thích đáng đến việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022. Đây là một hạn chế không nhỏ, dẫn đến việc không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của Luật này để có sự tham gia tích cực của người dân trong việc thúc đẩy thực hiện dân chủ ở cơ quan, doanh nghiệp như trong công tác tiếp dân, tiếp cận thị trường… Do vậy, cần phối hợp thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách đồng bộ, cả ở cấp xã lẫn tại cơ quan, doanh nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét