Thành tố đầu tiên của chủ đề Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Quan điểm chỉ đạo thứ năm về công tác xây dựng Đảng nêu rõ phải: “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”.
Đây chính là thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng về vị trí, mối quan hệ, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong điều kiện mới. Sự phát triển mới về nhận thức của Đảng xuất phát từ những yêu cầu nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận
- Do vai trò, nhiệm vụ của Đảng cộng sản cầm quyền và hệ thống chính trị
Khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; Nhà nước tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thông qua chức năng quản lý Nhà nước; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội vận động thành viên, hội viên, đoàn viên thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình. Tất cả hợp thành một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất, không thể có Đảng trong sạch, vững mạnh khi các tổ chức khác trong hệ thống chính trị không trong sạch, vững mạnh. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống thực chất cũng là góp vào xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Do bản chất của xây dựng hệ thống chính trị
Bản chất hệ thống chính trị XHCN của nước ta là công cụ thực hiện sự thống trị của giai cấp công nhân, do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thiết lập nên. Một mặt nó phục vụ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác, về tổ chức, nó là những tổ chức của Đảng và một bộ phận lớn thành viên của hệ thống chính trị chính là đảng viên của Đảng. Bởi vậy, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh cũng chính là góp vào xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Do đặc điểm của Đảng và xây dựng Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, một bộ phận lớn đảng viên của Đảng trở thành cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị XHCN; một phần lớn hệ thống tổ chức của Đảng được thiết lập bên trong và tương ứng với hệ thống tổ chức của các tổ chức trong hệ thống chính trị, do đó, giữa xây dựng Đảng và xây dựnghệ thống chính trị XHCN có mối quan hệ chặt chẽ tự nhiên với nhau, nó vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện cho nhau. Muốn xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; ngược lại, muốn xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh thì cần phải xây dựng trong sạch, vững mạnh.
+ Thứ hai, về mặt thực tiễn
Thực tế công tácxây dựng Đảng đã luôn có yêu cầu gắn liền, đi đôi với xây dựnghệ thống chính trị và ngược lại. Ở đâu, khi nào có sự gắn liền này thì thành công và tách rời, xem nhẹ mặt nào đó sẽ không thể có kết quả tốt đẹp. Thực trạng vừa qua đã có không ít cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật do coi thường các nguyên tắc xây dựng Đảng là minh chứng cho yêu cầu phải gắn xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị và ngược lại.
Từ kinh nghiệm thực tiễn đó và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ công cuộc đổi mới trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi phải gắn liền và đòi hỏi đồng thời làm tốt xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Do đó, để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ đang đặt ra, cần thực hiện tốt các nôi dung sau:
Một là, tuyên truyền quán triệt tốt chủ trương mới này của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị về việc gắn liền xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị. Cần lưu ý chữ “và” hàm nghĩa là xây dựng Đảngphải đồng thời, phải đi liền với xây dựnghệ thống chính trị và phải coi trọng cả 2 công tác này.
Hai là, trong hoạt động xây dựng Đảng phải luôn tính đến xây dựng hệ thống chính trị tương ứng, phải bảo đảm xây dựng Đảng luôn gắn với xây dựnghệ thống chính trị; các nhiệm vụ, giải pháp phải đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ giữa xây dựng Đảng và xây dựnghệ thống chính trị.
Ba là, mặt khác, trong xây dựng hệ thống chính trị nói chung, xây dựng mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị nói riêng phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng; phải gắn với xây dựng Đảng, không được tách rời, biệt lập việc xây dựng tổ chức của mình, đưa ra những biện pháp, những quy định trái với đường lối, chủ trương, quy định của Đảng.
Bốn là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, “đầu tư" cho xây dựng Đảng thế nào thì cũng phải quan tâm cho xây dựng hệ thống chính trị tương ứng./.
Đảng uỷ khối cơ quan doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét