Thứ Ba, 31 tháng 12, 2024
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
SÁNG TẠO, DÁM NGHĨ, DÁM LÀM TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, CƠ HỘI, THỰC DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG ĐẢNG THẬT SỰ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
ĐƯỜNG KÁCH MỆNH VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN, XUYÊN TẠC HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC VỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
"KHÔNG SỢ THIẾU, CHỈ SỢ KHÔNG CÔNG BẰNGKHÔNG SỢ NGHÈO, CHỈ SỢ LÒNG DÂN KHÔNG THEO"
“Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ:
- Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng,
- Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không theo” (1).
Ngày 29 tháng 12 năm 1966, tại phiên họp cuối năm của Hội đồng Chính phủ, khi đề cập đến khuyết điểm của công tác lưu thông phân phối Bác đã căn dặn những điều trên. Ở đây, Bác đề cập đến “không sợ thiếu”, “không sợ nghèo” không phải là cam tâm chịu nghèo, chịu thiếu. Cách mạng là để cuộc sống con người giàu có hơn, sung sướng hơn. Nhưng trước cái thiếu, cái nghèo còn đang hiện hữu thì phải làm sao thiếu mà được công bằng, nghèo mà lòng dân vẫn yên. Sợ không công bằng và sợ lòng dân không theo là biểu thị thái độ, trách nhiệm của người quản lý. Trước đó, năm 1947 để giữ nghiêm pháp luật và kỷ luật Bác đã phải thức trắng đêm để suy nghĩ và đi đến quyết định bác đơn xin ân xá của Đại tá Trần Dụ Châu, nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu vì những vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức, quản lý không tốt, bớt xén của bộ đội để dùng vào việc riêng.
Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Người, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác phân phối hàng hóa trong hệ thống phân phối của nhà nước đã đề cao trách nhiệm, tận tâm, tận lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là giai đoạn đất nước còn trong chiến tranh và thực hiện cơ chế bao cấp, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong Quân đội, mọi chế độ, tiêu chuẩn, chính sách của cán bộ, chiến sĩ được quy định cụ thể trong các văn bản, được phổ biến và niêm yết công khai theo quy định ở từng cấp để mọi quân nhân biết, thực hiện. Hằng tháng, các cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm nền nếp Ngày Chính trị văn hóa tinh thần để bộ đội được dân chủ tham gia góp ý trên mọi mặt công tác; qua đó, tạo bầu không khí dân chủ, tin cậy đã trực tiếp xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện./.
TƯ DUY CHÍNH TRỊ ĐU CÀNG CỦA VIỆT TÂN
Tòa án Seoul vừa ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, người hiện đang bị đình chỉ chức vụ vì tội nổi loạn, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, một Tổng thống đương nhiệm phải đối mặt với pháp luật Hàn quốc.
Nếu là một thể chế ổn định, chắc chắn Hàn Quốc không thể có những bê bối kiểu thế này, nó đã chứng minh rõ cho sự bất ổn xã hội của chế độ đa đảng, luôn rình rập những hiện tượng đảo chính, thủ tiêu chính trị gia hay bạo loạn, biểu tình để tranh dành quyền lực là có thật!
Tuy nhiên, một tổ chức chống phá nền chính trị Việt Nam có tên "khủng bố Việt Tân" lại ca ngợi màn hề chính trị ở Hàn Quốc là “một nền dân chủ trưởng thành và một xã hội công dân đầy trách nhiệm”. Còn nhớ, tháng 11/1963, nhóm Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh thực hiện cuộc đảo chính thủ tiêu cả gia đình Ngô Đình Diệm để tranh giành quyền lực nó cũng chẳng khác gì về bản chất, chẳng qua nó "tiến hóa" hơn thôi.
Nghĩ đi nghĩ lại thì Việt tân vẫn đúng chất tư duy chính trị đu càng, không có gì phát triển hơn được, Tân có khen kiểu gì thì nó cũng thế thôi!
HÀNH VI CỦA NHỮNG KẺ VÔ ƠN
Trong thời gian qua, một số bộ phận người dân chúng ta đã đua nhau khoác lên mình những bộ quân phục “Dị hợm” mang hơi hám của bọn ngụy quân, ngụy quyền. Không hiểu, do trào lưu đua đòi hay do nhận thức thiếu hiểu biết, lệch lạc về quan điểm chính trị, xã hội? Thiết nghĩ, thiếu gì đồ đẹp, vải tốt mà không mặc, lại đi mặc đồ của những kẻ bán nước, hại dân, của bọn ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam không lấy gì làm tốt đẹp.
Hành vi của những kẻ này có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của đời sống văn hóa, xã hội. Hành vi này cần phải lên án mạnh mẽ và chấm dứt tuyệt đối. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, đây là một thú chơi nguy hiểm, bởi vì nó đã vô tình, mà cũng rất có thể là cố tình kiếm cớ, để bộc lộ thái độ vô ơn với những người chiến sĩ cách mạng của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng đã hy sinh máu xương của mình để chống giặc ngoại xâm và bè lũ tay sai để bảo vệ Tổ quốc. Thú chơi đó cũng là một hành vi “nối giáo cho giặc”, cho những kẻ đang âm mưu tô vẽ, thay đổi màu sắc, lẫn lộn đen trắng, nhập nhèm phi nghĩa với chính nghĩa giữa đội quân xâm lược, bán nước với đội quân chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ độc lập, tự do cho đất nước, hoà bình hạnh phúc cho Nhân dân./.
ĐINH CÔNG NINH: NHẬN ĐỊNH LỆCH LẠC VỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ THẬT
Phát biểu gần đây của Đinh Công Ninh về cố Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và vai trò của ông đối với "thuyền nhân" Việt Nam không chỉ mang tính chất sai lệch mà còn thể hiện quan điểm mơ hồ về lịch sử và trách nhiệm của các bên trong chiến tranh Việt Nam.
1. SỰ THẬT VỀ JIMMY CARTER VÀ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM
Trong nhiệm kỳ của Jimmy Carter, ông đã có những đóng góp nhất định đối với người tị nạn Việt Nam, đặc biệt trong việc tiếp nhận các "thuyền nhân" đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính sách này không phải là một hành động đơn phương hay vì "bất chấp phản đối" như Đinh Công Ninh đề cập. Thực tế, quyết định này nằm trong bối cảnh Hoa Kỳ thực hiện trách nhiệm nhân đạo sau chiến tranh, phù hợp với các quy định quốc tế về người tị nạn và sự hợp tác từ nhiều quốc gia khác.
2. NHẬN ĐỊNH LỆCH LẠC VỀ LỊCH SỬ
Đinh Công Ninh đã cố tình bóp méo lịch sử khi cho rằng chiến tranh Việt Nam là kết quả của "kế sách của Liên Xô và Trung Quốc" mà bỏ qua vai trò xâm lược và can thiệp quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Việc đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài nhằm biện minh cho sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa không phản ánh đúng bản chất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
3. THÁI ĐỘ "PHỦ ĐỊNH HIỆN TẠI"
Đinh Công Ninh, dù tự nhận là một người "hưởng chế độ ưu tiên", lại không ngừng công kích chính quyền và kêu gọi một "lời xin lỗi miền Nam". Quan điểm này không chỉ thiếu tính xây dựng mà còn làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong xã hội. Sự hòa hợp dân tộc không thể đạt được thông qua những lời kêu gọi đầy cảm tính mà cần dựa trên sự tôn trọng sự thật lịch sử và nỗ lực chung để xây dựng đất nước.
4. THÔNG ĐIỆP GỬI ĐINH CÔNG NINH
Lịch sử là bài học, không phải công cụ để thao túng cảm xúc và dư luận. Thay vì phát ngôn một cách cảm tính, hãy dành thời gian để nghiên cứu và nhìn nhận lịch sử một cách toàn diện hơn. Chỉ khi hiểu rõ sự thật, chúng ta mới có thể hóa giải những mâu thuẫn còn tồn đọng.
5. ĐỀ NGHỊ CƠ QUAN AN NINH MẠNG CÓ BIỆN PHÁP CỨNG RẮN ĐỐI VỚI ĐINH CÔNG NINH
Trước các phát ngôn sai lệch, xuyên tạc lịch sử và kích động dư luận của Đinh Công Ninh, đề nghị cơ quan An ninh mạng:
1. Ngăn chặn tức thì: Gỡ bỏ các nội dung vi phạm, cảnh báo cá nhân vi phạm.
2. Truy cứu trách nhiệm: Áp dụng biện pháp pháp lý theo quy định để xử lý triệt để, đảm bảo tính răn đe.
Hành động kiên quyết sẽ bảo vệ sự thật lịch sử và giữ vững ổn định xã hội./.
TỔNG BÍ THƯ: XỬ LÝ NGHIÊM CÁC VI PHẠM TRÊN NGUYÊN TẮC " CÓ SAI PHẠM THÌ PHẢI KẾT LUẬN, XỬ LÝ", " KHÔNG VÙNG CẤM, KHÔNG NGOẠI LỆ"
Chiều 19/12, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo hội nghị.
Tổng Bí thư: Xử lý nghiêm các vi phạm trên nguyên tắc "có sai phạm thì phải kết luận, xử lý", "không vùng cấm, không ngoại lệ"
(Tổ Quốc) - Chiều 19/12, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo hội nghị.
19.12.2024 Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 26 tổ chức đảng và 71 đảng viên trong năm 2024
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị
Tổng Bí thư: "Không vùng cấm, không ngoại lệ"
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Tô Lâm nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng từ đầu nhiệm kỳ đến nay cũng như trong năm 2024. Kết quả này đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng.
Tổng Bí thư chỉ rõ, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, ngành kiểm tra cũng phải thẳng thắn, cầu thị, nghiêm túc nhìn nhận còn một số hạn chế, thiếu sót để khẩn trương khắc phục, sửa chữa.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, thời gian từ nay đến cuối nhiệm kỳ là giai đoạn rất quan trọng để hoàn thành các nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Tổng Bí thư yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực; xử lý nghiêm các vi phạm trên nguyên tắc "có sai phạm thì phải kết luận, xử lý", "không vùng cấm, không ngoại lệ"; tăng cường xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tổng Bí thư đề nghị, khẩn trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra theo đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tinh gọn bộ máy đi đôi với cơ cấu lại tổ chức, đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp phải đảm bảo đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm với nhiệm vụ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẩn trương nghiên cứu, rà soát để tham mưu sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát phù hợp với mô hình tổ chức đảng mới trong cả nước; đảm bảo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ; thực hiện đúng nguyên tắc ở đâu có hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên thì ở đó phải được kiểm tra, giám sát, không để bỏ trống các địa bàn, lĩnh vực. Tham mưu xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với một số tổ chức đảng ngay sau khi hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Chủ động tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt chương trình, kế hoạch năm 2025, thực hiện thật tốt việc tự kiểm tra, giám sát tại địa phương đơn vị mình; kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa; quá trình thực hiện phải thực hiện nghiêm nguyên tắc, phương pháp, quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng các Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và các tiểu ban, tổ giúp việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp. Ủy ban kiểm tra các cấp chú trọng tham mưu giúp cấp ủy, kiểm tra, giám sát việc nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thẩm định nhân sự liên quan đến đại hội và nhân sự ủy ban kiểm tra các cấp phục vụ đại hội; tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết dứt điểm đơn thư tố cáo, khiếu nại, nhất là các đơn thư có liên quan đến nhân sự cấp ủy khóa tới trước Đại hội.
Các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp; các chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, đặc biệt trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo...
Nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát cần triển khai từ nay đến trước thềm Đại hội XIV của Đảng là rất lớn và không ít khó khăn, thách thức. Tổng Bí thư đề nghị, cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng cần tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thành Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngay tại địa phương, ngành, đơn vị mình./.
St
NỔI BẬT THÔNG ĐIỆP HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ, HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.
Quảng bá năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị.
Với diện tích trưng bày trong nhà 15.000m2 và diện tích ngoài trời hơn 20.000m2; Triển lãm trưng bày 68 chủng loại khí tài trang bị trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên diện tích 10.530m2; có 242 đơn vị đăng ký trưng bày tại triển lãm, hơn 30 đoàn khách quốc tế tham dự triển lãm. Các hệ thống vũ khí trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 gồm: hệ thống và thiết bị Phòng không - Không quân; hệ thống và trang thiết bị Hải quân; trang thiết bị Lục quân; hệ thống trang thiết bị an ninh; trang thiết bị thông tin liên lạc.
Nhiều đối tác nước ngoài tham dự triển lãm có chung nhận định, tại triển lãm, các trang thiết bị vũ khí, sản phẩm công nghiệp quốc phòng do các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam sản xuất, chế tạo rất phong phú, đa dạng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Sau khi tham quan các gian trưng bày của Bộ Quốc phòng Việt Nam tại triển lãm, Phó đô đốc Angus Topshee, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Canada khẳng định, Việt Nam thực sự coi trọng phát triển nền công nghiệp quốc phòng. Đặc biệt, "hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển" là thông điệp rất có ý nghĩa, thể hiện mục tiêu và mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Việt Nam và Canada.
Viettel High Tech nhận chứng nhận sản phẩm Thông tin quân sự sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia
Nhấn mạnh hợp tác quốc phòng góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, Phó đô đốc Angus Topshee cũng bày tỏ ấn tượng về sự phát triển năng động và mạnh mẽ của hợp tác quốc phòng trên các lĩnh vực giữa Canada và Việt Nam thời gian qua. Hợp tác quốc phòng giữa Canada và Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích cho hai nước mà còn đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và toàn cầu. Phó đô đốc Angus Topshee đánh giá các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao mà Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) mang tới triển lãm là "tiên tiến, phức tạp và mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng".
Trước đó, trong ngày đầu khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ông Sunil Joshi, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật Công ty công nghệ Shyam của Ấn Độ cũng đặc biệt chú ý tới gian hàng trưng bày các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao do Viettel phát triển; ông Sunil Joshi chia sẻ, Việt Nam đang thúc đẩy cho một thế giới tốt đẹp hơn - một thế giới hòa bình. Năng lực tự chủ công nghệ, đặc biệt là công nghệ quốc phòng, không chỉ giúp Việt Nam có khả năng bảo vệ đất nước, thúc đẩy kinh tế mà còn góp phần cho hòa bình thế giới. Điều này đã được thể hiện rõ trong các cuộc chiến quá khứ và vẫn tiếp diễn ngày hôm nay.
"Trình làng" nhiều thiết bị quân sự.
Trong 2 ngày đầu triển lãm, gian hàng các thiết bị quân sự, bao gồm máy bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử chống UAV, các loại radar, công nghệ viễn thông, hệ thống chỉ huy tác chiến… do Viettel phát triển đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các phái đoàn quốc tế. Đây cũng là gian hàng có diện tích lớn nhất tại triển lãm năm nay.
Nhiều đoàn khách quốc tế thể hiện sự ấn tượng, thậm chí là tỏ ra kinh ngạc khi người Việt Nam có khả năng làm chủ những giải pháp vốn chỉ có số ít quốc gia trên thế giới đang nắm giữ. Tại đây, nhiều biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận hợp tác đã được ký kết trong chiều 19.12.
Ngay tại triển lãm, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã chính thức nhận văn bản chứng nhận từ Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia, công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Trước đó, sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đã trải qua một thời gian dài thử nghiệm tại Malaysia, dưới các điều kiện tác chiến khắc nghiệt. Các bài thử nghiệm được thực hiện bởi Lục quân Malaysia, đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá, kiểm định các sản phẩm quân sự theo tiêu chuẩn NATO từ những thương hiệu lớn trên thế giới. Kết quả, sản phẩm của Viettel không chỉ vượt qua toàn bộ các bài kiểm tra về chất lượng và tính năng, có một số chỉ tiêu tham số vượt trội so với các sản phẩm cùng loại đã thử nghiệm tại Malaysia.
Chứng nhận này mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng, củng cố vị trí của Viettel tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Malaysia, nơi trước đây ít có thông tin về năng lực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao của Việt Nam. Đồng thời, sự kiện đã thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Malaysia, mở rộng cơ hội kinh doanh tại Malaysia. Sản phẩm thông tin quân sự là bước khởi đầu, đặt nền móng cho các dòng sản phẩm khác như ra-đa, quang điện tử và tác chiến điện tử của Viettel tiến sâu vào thị trường này.
Đại diện phía Malaysia, ông Badrul Hisham bin Ahmad Badarudin, Giám đốc Công ty MIM Defense cho biết, "kết quả đánh giá của Bộ Quốc phòng Malaysia cho thấy, Viettel hoàn toàn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra của Malaysia. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cùng Viettel để cung cấp thiết bị quân sự tới thị trường Malaysia".
Ngoài các doanh nghiệp Việt Nam, triển lãm năm nay thu hút nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp quân sự thế giới như Global Sky, Airbus, Boeing, Almaz… Bên cạnh không gian dành cho quân sự, triển lãm cũng có khu trưng bày Kinh tế Quốc phòng trong kỷ nguyên số. Nhiều giải pháp tiên tiến như Trí tuệ nhân tạo (AI), 5G, siêu máy tính… đều đã được "trình làng".
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ 19.12 - 22.12 thực sự đã khẳng định được vai trò và đóng góp của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng quốc tế; là biểu tượng của niềm tin, sự tôn trọng và thiện chí hợp tác giữa các quốc gia vì một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng; là minh chứng sinh động cho sự ủng hộ và tình cảm đầy ý nghĩa của bạn bè quốc tế dành cho đất nước, con người và Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, luôn thể hiện sự chân thành, tin cậy và trách nhiệm với bạn bè quốc tế./.
St