Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Quốc phòng Nga năm 2015: Người bạn lớn Trung Quốc

Năm 2015 được coi là năm để lại dấu ấn đặc biệt đối với không chỉ quân đội Nga mà cả nền xuất khẩu quốc phòng nước này.
Xuất khẩu quốc phòng
- Bản hợp đồng xuất khẩu quốc phòng đầu tiên cần nhắc đến từng khiến báo chí quốc tế tốn nhiều giấy mực là thương vụ tổ hợp tên lửa phòng không S-400 giữa Nga và Trung Quốc.
Thông tin về việc ký kết hợp đồng này được tờ Kommersant ngày 13/4 cho biết, theo đó Trung Quốc đã ký được hợp đồng mua hệ thống phòng không tiên tiến S-400 với công ty Rosoboronexport của Nga.


"Thông tin chi tiết về hợp đồng sẽ không được tiết lộ, nhưng Trung Quốc đã thực sự trở thành quốc gia đầu tiên mua được hệ thống phòng không tiên tiến này của Nga. Điều này đã nhấn mạnh tầm chiến lược trong mối quan hệ giữa hai nước", Kommersant dẫn lời Giám đốc điều hành Rosoboronexport, Anatoly Isaykin cho biết.
Theo lời ông Isaykin, có nhiều quốc gia thèm muốn sở hữu hệ thống S-400 của Nga, nhưng do còn có những khó khăn trong việc mở rộng cơ sở sản xuất và Moscow muốn trang bị cho quân đội của mình trước nên nước này chưa chính thức xuất khẩu S-400.
Khi được hỏi liệu các công ty Nga có cảm thấy "lo lắng" khi hợp tác với các công ty quốc phòng của Trung Quốc hay không, ông Isaykin cho rằng các chương trình hợp tác giữa hai nước đều phục vụ lợi ích chung của cả hai bên.
Hệ thống S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến hàng đầu thế giới. S-400 được biên chế trong quân đội Nga từ tháng 4/2007. Hiện 9 trung đoàn tên lửa phòng không của Nga đã được trang bị hệ thống này.

tong-quan-quoc-phong-nga-nam-2015_28147294
Hệ thống phòng không S-400.
- Thương vụ quốc phòng ồn ào tiếp theo giữa Nga và Trung Quốc trong năm 2015 là bản hợp đồng 24 chiếc tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35. Thông tin về việc ký kết bản hợp đồng này được hãng RT hồi tháng 11/2015 dẫn lời đại diện tập đoàn Rostec cho biết.
Quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm đã kết thúc, chúng tôi đã ký hợp đồng”, Sergey Chemezov, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của tập đoàn Rostec, nói.
Ông Chemezov không tiết lộ chi tiết của hợp đồng cũng như thời gian ký kết, nhưng một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Trung Quốc đã mua 24 tiêm kích Su-35 với đơn giá khoảng 85 triệu USD mỗi chiếc.
Nguồn tin cho biết thêm, hợp đồng không bao gồm việc sản xuất Su-35 tại Trung Quốc, điều kiện mà Bắc Kinh thường mặc cả với đối tác để kéo dây chuyền sản xuất vũ khí hiện đại về trong nước.
Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến việc mua tiêm kích đa năng Su-35 sau khi máy bay này có “màn trình diễn” ấn tượng tại triển lãm hàng không China Airshow 2008. Quá trình đàm phán chính thức bắt đầu từ năm 2011.
- Không đình đám như thương vụ S-400 và tiêm kích Su-35 với Trung Quốc, thương vụ Su-30SM với Kazakhstan kín tiếng hơn nhưng thương vụ này khiến truyền thông phương Tây không khỏi bất ngờ.
Tổng giám đốc Irkutsk, ông Alexander Veprev ngày 16/6 cho biết: "Năm 2015 chúng tôi đã bàn giao 4 chiếc Su-30SM cho Kazakhstan. Hiện tại, một lô hàng đang chuẩn bị giao cho Hải quân Nga và lô tiếp theo là dành cho Không quân Nga. Một số đã sẵn sàng tại sân bay và phần còn lại đang trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng".
"Sản lượng của Irkutsk sẽ tăng 50% so với năm ngoái", ông Veprev đánh giá sẽ không có trở ngại gì với vấn đề đầu ra.
"Chúng tôi đã huy động tất cả những biện pháp cần thiết trong năm 2014, tăng khối lượng các hoạt động cốt lõi và sử dụng thêm 700 nhân viên mới. Với nguồn lực đó, Irkutsk sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra cho năm 2015", Tổng giám đốc Irkutsk tự tin tuyên bố.
- Ngoài những bản hợp đồng nói trên, thương vụ đình đám tiếp theo mang lại danh tiếng cho vũ khí Nga là bản hợp đồng cung cấp tiêm kích MiG-29 cho Không quân Ai Cập.
Theo đó, ngày 22/8, Nga vừa ký hợp đồng bán 64 máy bay chiến đấu MiG-29, với trị giá 2 tỷ USD cho Ai Cập. Trước đó, Moscow và Cairo đã ký một số thỏa thuận cung cấp vũ khí quân sự có tổng trị giá 3,5 tỷ USD.
Nga, nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, đang nỗ lực tăng cường quan hệ quân sự với Ai Cập. Quân đội Ai Cập hồi giữa tháng 8/2015 thông báo Moskva đã trao tặng cho Cairo một tàu hộ tống có trang bị tên lửa. Tàu này trước đó đã tham gia diễu hành nhân dịp khánh thành Kênh đào Suez mới hôm 6/8 vừa qua như một phần của lễ khai trương.
- Bản hợp đồng được coi là lớn nhất năm 2015 vừa được Nga ký kết với Ấn Độ có trị giá tới 10 tỷ USD. Trong chuyến thăm chính thức Nga từ ngày 23 đến 25/12 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai đối tác chiến lược truyền thống này đã ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí trị giá tới 700 tỷ Rupee (khoảng 10 tỷ USD).

1 nhận xét:

  1. Việt Nam làm bạn là đối tác tin cậy với các nước nhưng cũng biết phân biệt bạn - thù

    Trả lờiXóa