Trung tướng Hoàng Phước
Thuận – cục trưởng Cục An ninh mạng – phát biểu tại hội thảo – Ảnh: ĐỨC HIẾU
“Thời gian qua, tình hình an ninh mạng nước ta ngày càng diễn biến
phức tạp, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác bảo vệ an ninh hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia"
Thứ nhất, nguy cơ gây rối loạn, mất kiểm soát hệ thống thông tin phục vụ
quốc phòng an ninh.
Nếu
cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin điều khiển máy bay quân sự, máy bay
không người lái, tên lửa hành trình,… thì những phương tiện đó sẽ bị chiếm
quyền sử dụng, thậm chí quay lại tấn công chính điểm xuất phát hoặc các mục
tiêu quan trọng khác của đất nước.
Thứ hai, nguy cơ bị tấn công, chiếm đoạt, đánh cắp tài liệu, bí mật nhà
nước từ hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng máy tính nội bộ.
Từ
nguy cơ này có thể dẫn đến khả năng thất bại trong cuộc chiến tranh mạng khi
đối phương nắm rõ hệ thống phòng thủ, lực lượng, tiềm lực, quân sự, phòng chống
tấn công mạng hay thất bại trong các cuộc đàm phám ngoại giao, thương lượng khi
mọi chủ trương, quyết sách, sự chuẩn bị bị đối phương kiểm soát.
Hàng
năm, cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ lộ, lọt bí mật nhà nước trên
internet. Tin tặc có thể thực hiện tấn công mạng theo từng đợt hoặc âm thầm kéo
dài nhiều năm mà chủ thể bị tấn công không hay biết.
Ở
Việt Nam, thể hiện rõ nhất là đợt tấn công vào hệ thống thông tin của Vietnam
Airlines kéo dài từ năm 2012 đến sự kiện nghiêm trọng ngày 29-7-2016.
Thời
điểm này, trên màn hình thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất
xuất hiện nhiều thông tin kích động, xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên
tạc các nội dung về Biển Đông. Hệ thống phát thanh của sân bay cũng phát đi
những thông điệp tương tự.
Cùng
thời điểm, trên website của hãng hàng không Việt Nam cũng bị thay đổi nội dung,
đồng thời đăng tải thông tin (họ tên, ngày sinh, địa chỉ, chức vụ, cơ quan công
tác, số điện thoại… ) của hơn 400.000 tài khoản khách hàng thành viên của Việt
Nam Airlines.
Thứ ba, nguy cơ bị đình trệ, tê liệt hoạt động của hệ thống cổng thông
tin điện tử, trang thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Tấn
công mạng có thể khiến hoạt hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ bị tê
liệt hoặc làm sai lệch, cung cấp thông tin sai sự thật gây hoang mang, bất bình
và hỗn loạn của quần chúng nhân dân mà ví dụ rõ nhất là kết quả một số cuộc bầu
cử HĐND các cấp bị làm giả, sai lệch.
Ngoài
ra, việc các hạ tầng dịch vụ lõi (router, thiết bị mạng…) dùng trong các cơ
quan nhà nước bị tấn công có thể khiến các mệnh lệnh chỉ đạo trong tình huống
khẩn cấp bị gián đoạn, vô hiệu hóa.
Thứ tư, tấn công mạng kéo theo nguy cơ gây rối loạn các giao dịch tài
chính, hoạt động vận hành, điều khiển hàng không, điện lưới quốc gia, hệ thống
giao thông đường bộ, xử lý hóa chất phục vụ cung cấp nước sinh hoạt, y tế…
Khi
đó, nhiều kịch bản thảm họa có thể sẽ hiện hữu như: dịch vụ hải quan bị xâm
nhập khiến hành trình của hàng nghìn khách hàng và chuyến hay quốc tế bị ngưng
hoạt động, gián đoạn; hệ thống ngân hàng tự động chuyển tiền đến hàng trăm,
hàng nghìn tài khoản cùng lúc; 5 thành phố trực thuộc trung ương đồng loạt mất
điện; chất độc hại xuất hiện trong nước sinh hoạt cung cấp cho Hà Nội, TP.HCM
hay các thiết bị y tế mà hệ thống đo lường, cảnh báo bị vô hiệu hóa…
Thứ năm, nguy cơ hệ thống điều khiển tự động hóa (SCADA) của các nhà
máy lọc dầu, thủy điện, nhiệt điện, đường ống xăn đầu, khí đốt… bị tê liệt, rối
loạn, dẫn đến nguy cơ mất an toàn cháy nổ. Ảnh hưởng này gây thiệt hại vô cùng
lớn mề mặt kinh tế, an ninh trật tự và đời sống dân sinh.
Thứ sáu, nguy cơ hệ thống thông tin phục vụ phát thanh, truyền hình,
báo chí, xuất bản của Nhà nước bị kiểm soát, vô hiệu hóa. Ở cấp độ thấp, đó là
những tin đồn thất thiệt, thông tin xuyên tạc sai sự thật gây mất niềm tin của
nhân dân.
Cao
hơn, đó là hoạt động kích động biểu tình, gây bạo loạn, lật đổ trên cơ quan báo
chí chính thống… ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ XHCN và Nhà
nước CHXHCN Việt Nam.
Thứ bảy, nguy cơ bị kiểm soát, chiếm đoạt, phá hủy hệ thống thông tin
phục vụ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, dân cư, xuất nhập cảnh,…
dẫn tới sự đình trệ hoạt động từ Trung ương tới địa phương, sự quá tải của các
cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và tại các nhà ga, sân bay quốc tế.
Thứ tám, nguy cơ tấn công
mạng nhằm vào hạ tầng truyền dẫn vật lý (cáp truyền dẫn quốc tế, trục truyền
dẫn nội bộ quốc gia…) khiến kết nối internet của Việt Nam với quốc tế bị gián
đoạn hoặc ngừng. Từ đó, hàng loạt giao dịch về mọi lĩnh vực của Việt Nam với
thế giới bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, nguy cơ Việt Nam bị mất chủ quyền trên không gian mạng, kéo
theo sự thất bại trong một cuộc chiến tranh mạng mà hậu quả khôn lường./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét