Người căn dặn: "Trong công tác phục vụ phải luôn coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần, luôn coi người bệnh như ruột thịt. Có thức ăn ngon, có thuốc hay phải có thái độ phục vụ tốt” và “Phải biết tuyên truyền cho người bệnh, người nhà bệnh nhân và những người xung quanh biết cách vệ sinh phòng bệnh”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy thuốc (lương y) phải có lòng nhân ái, thương yêu người bệnh như mẹ hiền (từ mẫu). Người thầy thuốc phải coi trọng đức-nhân, tận tình chăm sóc người bệnh, thực hiện “Lương y như từ mẫu”.
Thực hiện lời dạy của Người, cán bộ, nhân viên ngành y tế, trong đó có các thầy thuốc quân y, qua các thời kỳ cách mạng, luôn coi trọng trau dồi y đức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để chăm sóc bệnh nhân. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về thuốc men, trang thiết bị y tế, các y, bác sĩ, đặc biệt là thầy thuốc quân y vẫn ngày đêm tận tụy cứu chữa, chăm sóc thương bệnh binh, người bệnh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến.
Lời dạy của Bác về y đức vẫn còn nguyên giá trị, luôn mang tính thời sự và trở thành phương châm, tôn chỉ, mục đích nghề nghiệp cho những người làm công tác y tế, góp phần thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nhằm tăng cường niềm tin và sự hài lòng của người bệnh, xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế, với phương châm phục vụ: “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét