VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG, BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI
Với giọng điệu ra vẻ “chân thành” nhưng vẫn không thể che dấu được sự lợi dụng vấn đề nhân quyền để kích động, chống phá của Vũ Cẩm Ly, trong bài “Vì sao chính quyền CSVN không tôn trọng nhân quyền?”, y đưa ra bốn “cái lý” tự ngộ biện cho rằng Việt Nam không tôn trọng nhân quyền, từ đó đưa ra “năm tưởng tượng” thúc đẩy quyền con người. Đây là những định kiến cá nhân, trái với đường lối, chính sách về nhân quyền của Đảng và Nhà nước ta, cần đấu tranh, khẳng định như sau:
Thứ nhất, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người là sự thật không thể phủ nhận. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều là vì con người và bảo vệ các quyền của con người. Cụ thể như: Chương II của Hiến pháp năm 2013 đã hiến định rõ về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện một cách hiệu quả, các chương trình hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, các chính sách cho trẻ em khuyết tật, hướng tới nhóm yếu thế được triển khai rộng rãi. Các Luật Lao động bảo vệ quyền lợi và nâng cao mức sống cho người lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia 7/9 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, tham gia 25 Công ước quốc tế về quyền lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Nổi bật nhất là tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 57, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 27/9/2024 đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Có khoảng 90 nước, các tổ chức quốc tế và một số tổ chức phi chính phủ tham dự và Việt Nam đã thông báo quyết định chấp thuận 271 trên tổng số 320 khuyến nghị các nước đưa ra, đạt tỉ lệ 84,7%. Đây là tỉ lệ chấp thuận cao nhất của Việt Nam trong 4 chu kỳ. Điều này, khẳng định quyết tâm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam.
Việc tôn trọng, đảm bảo, thúc đẩy quyền con người còn được thể hiện ở sự nỗ lực góp phần quan trọng của Việt Nam tham gia thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trên phạm vi quốc tế và đã để lại nhiều dấu ấn được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao như phản ánh quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm của mình về các vấn đề quan trọng liên quan đến quyền con người, như bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, người di cư; thúc đẩy quyền phát triển, quyền tham gia, quyền an sinh xã hội, quyền môi trường; ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chuyển đổi số. Việc tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028 là minh chứng rõ ràng nhất về sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người ở trong nước cũng như quốc tế. Đồng thời, là minh chứng bác bỏ bốn “cái lý” quy chụp Việt Nam không tôn trọng nhân quyền của Vũ Cẩm Ly là hoàn toàn là định kiến, suy diễn cá nhân của Y.
Thứ hai, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới là phương thức đảm bảo tốt nhất về nhân quyền và là điều cần làm để thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, quyền con người Việt Nam luôn gắn liền với độc lập tự do của dân tộc. Bởi, dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, con người Việt Nam luôn bị áp bức, nô lệ, chỉ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội thì mọi quyền con người mới trở thành hiện thực. Có thể thấy, hành trình đấu tranh cách mạng giành quyền tự quyết định vận mệnh, quyền lựa chọn con đường độc lập, tự do, hạnh phúc gắn với chủ nghĩa xã hội là phương thức hữu hiệu nhất để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam. Với mục đích bảo vệ độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và xây dựng, phát triển đất nước phồn thịnh, 94 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đảm bảo để mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ, trọn vẹn quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là phát huy tốt dân chủ thực hiện các quyền quyền ứng cử, bầu cử, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước; quyền khiếu nại, tố cáo và giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức. Điều này, là đã khẳng định “năm tưởng tượng lớn” cần làm qua những “cuộc thảo luận ôn hòa”, “hoạt động ôn hòa” để thúc đẩy quyền con người của Vũ Cẩm Ly là thừa thãi và vô giá trị.
Những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, thù địch và “thiển ý” cải thiện tình hình nhân quyền của những kẻ “biết tuốt” như Vũ Cẩm Ly! Mọi người dân Việt Nam cần nâng cao cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những bài viết lợi dụng vấn đề nhân quyền để đòi hỏi quyền: “tự do ngôn luận”, “tự do lập hội”, “quyền cá nhân” nhằm kích động đặt quyền cá nhân, quyền tự nhiên của con người vượt lên sự bảo vệ pháp luật, phá hoại công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn thịnh, giàu mạnh của Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét