Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngọn cờ đoàn kết, dẫn dắt toàn dân tộc đi tới tương lai tươi sáng - Bài 5: Tấm gương vĩ đại đoàn kết các dân tộc trên thế giới.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương vĩ đại trong cuộc đấu tranh của các dân tộc trên thế giới chống lại sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân và đế quốc vì độc lập và tự do. Đây là lời khẳng định của quyền Tổng bí thư Đảng Cộng sản Argentina, Jorge Kneyness, ngày 24-8-2024, tại Argentina, khi làm việc với đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm và làm việc tại Argentina.

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại đã góp phần làm nên vị thế và vai trò vững mạnh của Việt Nam ngày hôm nay

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Argentina, Jorge Kneyness đánh giá rằng: Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại đã góp phần làm nên vị thế và vai trò vững mạnh của Việt Nam ngày hôm nay trên trường quốc tế. Không chỉ có vậy, cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản toàn diện về tư tưởng, đạo đức và phong cách trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt là việc luôn gắn lý luận với thực tiễn, điều cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn dắt nhân dân đấu tranh chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Ông Kneyness bày tỏ: “Chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ và tôn trọng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức ở thế giới thứ ba, trong đó có tư tưởng về quân sự. Đó là kết quả của việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn trong những điều kiện lịch sử nhất định, là sự tiếp thu vận dụng sáng tạo di sản tư tưởng quân sự của dân tộc và tinh hoa quân sự nhân loại”.

Những nhận xét tương tự như vậy có ở rất nhiều người, ở các giới khác nhau, ở nhiều quốc gia khác nhau, suốt nhiều năm qua, đặc biệt là 55 năm kể từ ngày Bác mất. Nhưng tất cả có một điểm chung, đó là ở họ có tình yêu vô bờ với cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tấm gương gần gũi, giản dị, với tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, với nhân dân Việt Nam và mảnh đất hình chữ S xinh đẹp và kiên cường. Rất nhiều chiến sĩ cộng sản ở khắp các châu lục đã chia sẻ rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người mẫu mực trong việc xây đắp nên tình đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung với các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân các dân tộc trên toàn thế giới. 

Có thể thấy rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người cộng sản Việt Nam mẫu mực, mà còn là người chiến sĩ cộng sản quốc tế trong sáng, thủy chung, là biểu tượng vĩ đại, sáng ngời và lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, của đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, của hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Trong Di chúc, khi bàn về vấn đề quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một tầm nhìn lớn lao, một nhãn quan văn hóa rất mực nhân văn, sâu sắc và tinh tế. Người quan tâm tới việc củng cố sự đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và ra sức thúc đẩy sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Đó là nhãn quan và đức độ của một danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người là hiện thân của những khát vọng lớn lao của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

“Các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”

Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, phần nói về phong trào cộng sản thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Tôi mong rằng, Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình". Người bày tỏ niềm tin rằng "các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại". 

Mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế luôn bắt nguồn từ tình yêu thương đối với con người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ khăng khít với phong trào cách mạng thế giới. Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở Tua, diễn ra vào tháng 12 năm 1920, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành một thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đây, Người đã đặt nền móng cho tình đoàn kết chiến đấu giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp, tạo sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới.

Đối với phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến đoàn kết giữa các đảng cộng sản anh em trên toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chăm lo xây dựng, giữ gìn và phát triển tình đoàn kết gắn bó giữa Việt Nam với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác; với nhân dân và các dân tộc Á, Phi, Mỹ La-tinh...

Vận dụng sáng tạo chủ trương đoàn kết quốc tế trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Với tư tưởng "cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới", "giúp bạn là tự giúp mình, Người đã gắn đất nước mình với quốc tế, dân tộc với thời đại. Đã tiến hành những hoạt động ngoại giao hết sức sắc bén và có hiệu quả, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và của các lực lượng yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả ở những nước tư bản, đế quốc. Chính là từ Chủ tịch Hồ Chí Minh mà sức mạnh của thời đại được kết hợp với sức mạnh của dân tộc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược, tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới và nâng cao vị thế của dân tộc ta, đất nước Việt Nam. 

Thực hiện tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra sức hàn gắn, khôi phục khối đoàn kết trong phong trào cộng sản thế giới. Đảng ta đã làm hết sức mình, có trách nhiệm với phong trào cộng sản thế giới, với anh em, bè bạn. Chỉ riêng việc Đảng ta kiên trì Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới thắng lợi ở Việt Nam đã là hành động thiết thực để bảo vệ phong trào cộng sản quốc tế.

Có thể nói, tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong sáng trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản ngày nay đã được Đảng ta phát triển, kế thừa trong suốt 55 năm qua. Từ một nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn về mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội thế giới. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ đối ngoại với 193 nước trên thế giới, có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam còn tham gia vào các diễn đàn, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là có đóng góp lớn trong hoạt động của Liên hợp quốc, của ASEAN.

Bằng những nỗ lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, Việt Nam đã và đang góp phần xây dựng thế giới ngày càng ổn định, phồn vinh và phát triển.

Hiện nay, tình hình thế giới đang biến đổi phức tạp, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có nhiều khuynh hướng mới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chủ trương nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế… Đây là sự vận dụng sáng tạo chủ trương đoàn kết quốc tế trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực hiện di nguyện trong Di chúc của Bác, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam quyết tâm giữ vững môi trường hòa bình, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước. Tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong sáng trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản đã được Đảng ta kế thừa và phát triển trong suốt 55 năm qua. Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Người vẫn sẽ là kim chỉ nam để Việt Nam ngày càng hội nhập, phát triển, trở thành đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta những bài học lịch sử hết sức quý báu. Đó là bài học nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đó là bài học không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết; đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Đó là bài học sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 55 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thấm nhuần sâu sắc và phát huy tình cảm quốc tế trong sáng, thủy chung của Người, trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung của thời đại; tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Với đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. 

Đánh giá cao tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền Tổng bí thư Kneyness khẳng định, những quan điểm của Người trong công tác ngoại giao không chỉ có giá trị to lớn trong lịch sử, mà còn là kim chỉ nam soi sáng con đường bảo vệ đất nước, xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế của dân tộc Việt Nam. Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại đã làm nên vị thế và vai trò vững mạnh của Việt Nam ngày hôm nay trên trường quốc tế.

55 năm thực hiện Di chúc là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo, khẳng định dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một lòng, kiên định con đường cách mạng mà Đảng ta, nhân dân ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập và làm theo lời Người dạy, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ký kết nhiều Hiệp định thương mại quan trọng với các đối tác lớn trên thế giới. Việt Nam cũng là thành viên tích cực, có trách nhiệm và có nhiều đóng góp quan trọng trong các tổ chức khu vực và quốc tế như: ASEAN, Liên hợp Quốc, WTO…

Trong lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên và trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, công tác đối ngoại quốc phòng, trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt, đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột; thúc đẩy hợp tác giải quyết các thách thức chung, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, xứng đáng là một trong những trụ cột quan trọng của đối ngoại nhà nước. Quân đội ta đã tích cực, chủ động tham gia có trách nhiệm, hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta”, hiện thực hóa một trong những mục tiêu bảo vệ Tổ quốc mà Đảng ta đã xác định, đó là “tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới”.

Những đóng góp hiệu quả của Việt Nam trong các tổ chức này ngày càng được các nước ghi nhận, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của thế giới. Đó là những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng tạo đà để nhân dân ta tiếp tục tạo nên thành công mới trong các giai đoạn tiếp theo như Bác hằng mong muốn.

Quân khu 4: Nở rộ mô hình, khơi nguồn cống hiến

 

Những năm qua Cục Chính trị Quân khu 4 và cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân khu 4 đã có nhiều chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT). Qua đó, các cơ quan, đơn vị đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo trong hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần khơi nguồn cống hiến trong cán bộ, chiến sĩ vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Đã thành nền nếp, trong chương trình phát thanh nội bộ vào 21 giờ hằng ngày của Trung đoàn 1 (Sư đoàn 324) đều có một Lời dạy của Bác Hồ. Kết thúc mỗi Lời Bác dạy là phần định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình trong ngày của toàn đơn vị.

Quân khu 4: Nở rộ mô hình, khơi nguồn cống hiến

Trung đội 8, Đại đội 7, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 335, Sư đoàn 324 (Quân khu 4) tuyên truyền Lời Bác Hồ dạy trong giờ giải lao trên thao trường. 

Tìm hiểu chúng tôi được biết, không chỉ duy trì có hiệu quả chương trình phát thanh về Lời Bác Hồ dạy, những năm qua các đơn vị thuộc Sư đoàn 324 đã xây dựng nhiều mô hình ý nghĩa như mô hình "Tiếng nói Chính trị viên"; "Mỗi ngày một Lời Bác dạy", "Mỗi tuần kể một câu chuyện về Bác Hồ"... Theo Trung tá Đặng Văn Danh, Chính ủy Trung đoàn 1, bằng các mô hình, phương pháp cụ thể như thông qua tuyên truyền Lời Bác Hồ dạy trên chương trình truyền thanh nội bộ hằng ngày; trên bảng tin, pa-nô áp phích và kể chuyện về Bác trong giờ giải lao trên thao trường... đã tạo tác động mạnh mẽ đến tinh thần, trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ và xuất hiện phong trào “Mỗi ngày làm một việc tốt”. Theo đó, ý thức, trách nhiệm của cán bộ không ngừng nâng lên, góp phần vào thành tích đơn vị luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Quân khu 4: Nở rộ mô hình, khơi nguồn cống hiến
 Trung  đoàn 19, Sư đoàn 968 phối hợp tổ chức mô hình “Chia nắng thao trường”.

Giờ giải lao trên thao trường huấn luyện của Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, cán bộ, chiến sĩ và cán bộ, đoàn viên Huyện đoàn Cam Lộ, Quảng Trị rộn ràng các hoạt động thao trường. Bên ấm nước mát, giỏ hoa quả, cán bộ, chiến sĩ và đoàn viên Huyện đoàn Cam Lộ hòa mình trong các bản nhạc; trò chơi quân sự. Kết thúc giờ giải lao, bước vào giờ huấn luyện tiếp theo dường như mọi mệt mỏi trong cán bộ, chiến sĩ vơi hết, thay vào đó là khí thế thi đua huấn luyện giỏi.

Thiếu tá Lê Hồng Dương, Phó chính ủy Trung đoàn 19 cho biết: “Xác định duy trì tốt các hoạt động CTĐ, CTCT trực tiếp khơi dậy động cơ thi đua cống hiến, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mỗi cán bộ, chiến sĩ nên Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn luôn chú trọng nâng cao hoạt động CTĐ, CTCT. Cùng với việc phối hợp với Huyện đoàn Cam Lộ tổ chức mô hình “Chia nắng thao trường” động viên bộ đội trong huấn luyện, thời gian qua đơn vị đã xây dựng, thực hiện nhiều mô hình, cách làm hay nhằm khơi dậy đông cơ thi đua cống hiến cho bộ đội. Nổi bật như các mô hình: “Giới thiệu hành trang quân ngũ cho chiến sĩ mới”; “Câu lạc bộ yêu thích ca khúc cách mạng”; sáng kiến “Vòng quay kiến thức”, “Bộ cổ động thao trường đa tác dụng”; mô hình “Giáo dục truyền thống đơn vị bằng cảm biến quang”…”.

Quân khu 4: Nở rộ mô hình, khơi nguồn cống hiến
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình động viên bộ đội huấn luyện. 

Không chỉ ở các đơn vị chủ lực, ở các đơn vị, địa phương thuộc Bộ CHQS các tỉnh, hoạt động CTĐ, CTCT những năm qua luôn được lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm, chú trọng. Theo đó, trong các hoạt động cổ vũ thao trường hay hoạt động giờ nghỉ, ngày nghỉ của bộ đội đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ vươn lên trong công tác. Cụ thể như mô hình: “Câu lạc bộ người lính quê Bác hát dân ca” của Bộ CHQS tỉnh Nghệ An; “Thi tài chiến sĩ” của Trung đoàn 6, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế; Câu lạc bộ “Phụ nữ yêu thích, bảo tồn các làn điệu hát ru, hát dân ca” của Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh; “Bước nhảy thao trường” trong huấn luyện dân quân tự vệ…

Quân khu 4: Nở rộ mô hình, khơi nguồn cống hiến
 Lữ đoàn Pháo binh 16 tổ chức trò chơi vòng quay thao trường, giáo dục pháp luật cho bộ đội.

Đại tá Phạm Xuân Hà, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu cho biết: “Từ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Chính trị Quân khu 4, các cơ quan, đơn vị xây dựng nhiều mô hình hoạt động góp phần cổ vũ, động viên bộ đội. Cụ thể các cơ quan, đơn vị đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo trong việc nâng cao đời sống văn hóa, chính trị tinh thần cho bộ đội như, tổ chức Hội thi Phòng Hồ Chí Minh; Hội thi Dân vận khéo; diễn đàn thanh niên; tọa đàm, thi tìm hiểu; tổ chức cho bộ đội báo công, tham quan các “địa chỉ đỏ”… Qua các mô hình, hoạt động đã tiếp thêm động lực, khơi nguồn cống hiến cho cán bộ, chiến sĩ vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt giúp nhân dân biên giới thu hoạch lúa

 

Ngày 3-9, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hoạt động “Ngày về thôn bản” - giúp người dân biên giới thôn A Tin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới thu hoạch lúa vụ Hè thu.

Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt giúp nhân dân biên giới thu hoạch lúa
Cán bộ, chiến sĩ vận chuyển nông cụ đến các thửa ruộng của người dân.

Cánh đồng trồng lúa của người dân thôn A Tin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới nằm lọt thỏm giữa núi rừng trùng điệp của dãy Trường Sơn. Thời tiết khắc nghiệt, ngày nắng nóng, tối thường có mưa dông cùng với địa hình hiểm trở, đồi núi dốc, chưa có máy móc hỗ trợ nên việc thu hoạch lúa của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Với tinh thần “Lúa chín tới đâu, thu hoạch tới đó”, từ sáng sớm, 15 cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt đã xuống địa bàn, đến các thửa ruộng của thôn A Tin, xã Lâm Đớt để giúp người dân thu hoạch lúa.

Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt giúp nhân dân biên giới thu hoạch lúa

Cán bộ, chiến sĩ vận chuyển lúa đến nơi tập kết.

Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt giúp nhân dân biên giới thu hoạch lúa
Cán bộ, chiến sĩ giúp dân thu hoạch lúa. 
Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt giúp nhân dân biên giới thu hoạch lúa

Chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt giúp người dân tuốt lúa tại thửa ruộng.

Thiếu tá Võ Xuân Minh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt cho biết, chương trình “Ngày về thôn bản” là một trong những hoạt động thiết thực được tuổi trẻ đơn vị tổ chức thường xuyên vào thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần với các hoạt động như: Hành quân về các thôn, bản giúp dân dọn vệ sinh, thu hoạch mùa màng, phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai xây dựng, sửa chữa công trình dân sinh…

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Bôi nhọ hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiêu bài thâm hiểm của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị nhằm phá hủy tận gốc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ trắng trợn xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam “thần thánh hóa” Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu này là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

1. Nhà văn Blaga Dimitrova của Bulgaria đã viết: “Niềm hy vọng có nhiều tên gọi khác nhau, song ở Việt Nam, niềm hy vọng được tượng trưng là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đất nước còn chìm đắm trong đêm trường nô lệ, chính Người đã mở ra cánh cửa hy vọng cho dân tộc Việt Nam. Có lẽ, không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được những cống hiến, hy sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân Việt Nam”.

Không riêng nhà văn Blaga Dimitrova mà rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa quốc tế, các nguyên thủ đã ghi nhận, đánh giá Hồ Chí Minh là một nhân vật đã làm nên dấu ấn bước ngoặt vĩ đại không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn để lại những dấu ấn khó phai trong tiến trình lịch sử phát triển tư tưởng, văn hóa của nhân loại.

Thế nhưng, bất chấp sự thật đã được lịch sử khắc ghi, các thế lực thù địch lại luôn hằn học với điều đó, tìm mọi cách xuyên tạc, nói xấu cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với âm mưu “hạ bệ thần tượng”, họ không ngần ngại tuyên bố: Đảng Cộng sản Việt Nam “thần thánh hóa” Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ suy diễn rằng, để được nhân dân ủng hộ, Đảng phải có sức lôi cuốn.

Để có sức lôi cuốn, Đảng phải coi trọng công tác tuyên truyền và trong tuyên truyền, phải đặt trọng tâm vào chính sách “thần thánh hóa lãnh tụ”. Họ lập luận rằng, “thần thánh hóa lãnh tụ” là thủ đoạn chính trị mà Đảng sử dụng để tập hợp, đoàn kết, nâng cao lòng tự hào dân tộc, để cổ vũ tinh thần, nô lệ hóa quần chúng; đồng thời, tạo bình phong, chỗ dựa an toàn, củng cố quyền lực cho những người lãnh đạo cấp cao hiện nay. Từ đó, họ quy chụp việc Đảng giữ gìn thi hài, xây dựng Lăng Bác; lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập và làm theo Bác là “sùng bái cá nhân”, “thần thánh hóa lãnh tụ”.

2. Một số người thiếu thiện chí hoặc cố tình hướng lái dư luận lu loa rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người bằng xương, bằng thịt; “thần thánh hóa” đồng nghĩa với việc khai tử con người thật của Người. Rõ ràng, đây là luận điệu hết sức thâm độc, nham hiểm nhằm hạ thấp thanh danh, uy tín, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo ra “khoảng chân không chính trị” trong xã hội để hệ tư tưởng tư sản chiếm chỗ, chi phối, hòng dẫn dắt Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Sự thật là các thế lực thù địch đã đánh đồng việc Đảng, nhân dân Việt Nam yêu quý, kính trọng, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự “thần thánh hóa lãnh tụ”. Họ không nhận thức hoặc cố tình không hiểu rằng, lòng biết ơn, ghi nhớ công lao, tôn vinh những anh hùng, người có công với đất nước là truyền thống, đạo lý nhân văn và lẽ sống tốt đẹp của dân tộc, nhân dân Việt Nam. Truyền thống đó đã được đúc kết qua những câu tục ngữ như: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây”...

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt luôn tôn kính, thờ phụng những anh hùng dân tộc, bậc tiền nhân có công lao to lớn với quê hương, đất nước. Vì vậy, việc xây dựng Lăng Bác và giữ gìn thi hài Người là hoàn toàn xuất phát từ sự yêu quý, kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứ không phải do Đảng “thần thánh hóa lãnh tụ” như các thế lực thù địch thêu dệt. Về điều này, xin nhắc lại lời nhà báo Hayde Xantamaria (Cu Ba) đã đánh giá: “Chủ tịch Hồ Chí Minh được người dân Việt Nam yêu quý như một người thân. Tình yêu của họ đối với Người vô cùng sâu sắc và không bờ bến. Đây không phải là tình yêu thần thoại mà là tình yêu và sự kính trọng thật sự”.

Trên thực tế, không riêng Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng có văn hóa tôn vinh những người có cống hiến to lớn cho đất nước. Ở Mỹ, George Washington (1732-1799) là tổng thống đầu tiên, được người Mỹ suy tôn là “Người cha già của đất nước” và để vinh danh ông, Mỹ đã xây dựng Đài tưởng niệm Washington, công trình kiến trúc bằng đá cao nhất thế giới. Ở Ấn Độ, Mahatma Gandhi (1869-1948) được người dân hết sức tôn kính gọi bằng những cái tên thân thương như: Cha kính yêu, tâm hồn vĩ đại, lãnh tụ tinh thần của dân tộc. Ở Trung Quốc, Chủ tịch Mao Trạch Đông được coi là “hiện thân của nền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”...  

3. Điều rất đáng tự hào là Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được yêu quý, kính trọng ở Việt Nam mà Người cũng được nhân dân thế giới nể phục, tôn vinh. Năm 1987, tại khóa họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất”. Với nghị quyết này, UNESCO đã ghi nhận những đóng góp to lớn, quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với cả nhân loại, đồng thời tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những “nhân vật lỗi lạc đã để lại dấu ấn trong tiến trình phát triển của nhân loại”.

 Từ đó đến nay, hoạt động vinh danh Người đã được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, đến cuối năm 2023, đã có 37 tượng/tượng đài, 13 khu tưởng niệm, 6 trường lớp và 21 đại lộ, đường phố, công viên mang tên Hồ Chí Minh được xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những hoạt động đó xuất phát từ sự yêu mến, lòng kính trọng và công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Hồ Chí Minh, hoàn toàn trái ngược với luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bằng chứng xác đáng nhất để bác bỏ luận điệu “thần thánh hóa” cá nhân. Sinh thời, Người chưa bao giờ coi mình là “thánh nhân”, mà chỉ tự nhận là một người luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao cho đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, có ăn, có mặc, có học... Nghiên cứu về Người, một học giả nước ngoài từng hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Hồ Chí Minh là một con người hay một vị thánh?”.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trả lời rằng: Hồ Chí Minh trước hết là một con người, cuối cùng cũng là một con người, còn vĩ đại như đức Chúa, đức Phật thì các bạn đã thừa nhận. Người cũng luôn gương mẫu và lên án những biểu hiện “sùng bái cá nhân”, “thần thánh hóa lãnh tụ”; đồng thời, đề cao vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, tôn trọng nhân dân, quan tâm, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến cho cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Không phải ngẫu nhiên mà David Hamberstam, phóng viên tờ báo New York Times (Mỹ) từng viết: “Trên thế giới có quốc gia người ta đề cao lãnh tụ dữ lắm, đó là sùng bái cá nhân. Còn cụ Hồ Chí Minh thì cương quyết không tìm cái vỏ bề ngoài lộng lẫy của quyền uy. Như thế cụ tự tin và tin chắc vào quan hệ của mình với dân tộc, với lịch sử, đến nỗi cụ chẳng cần đến tượng, đền đài, sách báo và những nhà nhiếp ảnh để chứng minh điều đó cho mình” (dẫn theo Giáo sư Trần Văn Giàu, sách “Hồ Chí Minh vĩ đại một con người”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, năm 2013, trang 74-75).

Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia trên thế giới đều có biểu tượng niềm tin của mình. Biểu tượng niềm tin kết tụ sức mạnh tinh thần, tình cảm, sự xác tín thiêng liêng của cả dân tộc và trở thành một trong những trụ lực vững chắc nhất để cộng đồng dân tộc ấy tồn tại, phát triển. Đụng chạm đến biểu tượng niềm tin của một dân tộc là đụng chạm đến tình cảm thiêng liêng của hàng triệu con người.

Thấm nhuần truyền thống, đạo lý của dân tộc, Đảng đã nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng. Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa II (4-1956), Đảng ta khẳng định: Sự nghiệp cách mạng của Đảng là một sự nghiệp vĩ đại, do công lao to lớn của toàn Đảng, toàn dân và của Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch là lãnh tụ thiên tài của Đảng, của nhân dân, của dân tộc. Vì vậy, Đảng đề cao vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lẽ tự nhiên, thường tình, hợp đạo lý, hợp lòng dân.

Nhân dân, dân tộc Việt Nam kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh bởi chính Người đã khai sáng, mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam đơm hoa kết trái, bởi Người đã trọn đời dâng hiến, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và bởi Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông, đất nước ta. Tình cảm, tình yêu, sự trân quý, ngưỡng mộ đó là hoàn toàn xuất phát từ trái tim muôn dân đất Việt, chứ không phải là sự gò ép gượng gạo, giả tạo.

Từ những luận cứ trên, có thể khẳng định, luận điệu Đảng Cộng sản Việt Nam “thần thánh hóa” Chủ tịch Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch là hoàn toàn vô căn cứ và không có cơ sở khoa học. Đây là sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn nhằm bôi nhọ, làm lu mờ hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận những đóng góp, cống hiến vĩ đại của Người đối với Đảng, nhân dân, dân tộc và cách mạng Việt Nam.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

 

Trước diễn biến phức tạp của bão Yagi (bão số 3), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã chủ động triển khai các phương án để ứng phó.

Theo đó Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống, đồng thời chỉ đạo các đơn vị Biên phòng tuyến biển xây dựng kế hoạch, phương án phù hợp và phối hợp với chính quyền địa phương để ứng phó; kiểm tra, rà soát các phương án phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; duy trì quân số, phương tiện ứng trực theo quy định; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

 Đồn Biên phòng Diễn Thành cử lực lượng giúp ngư dân chuẩn bị phòng, chống bão số 3.

Từ cơ quan Bộ chỉ huy đến các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát, kịp thời khắc phục, sửa chữa, chằng chống, gia cố hệ thống kho tàng, doanh trại và kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt.

Các đơn vị tích cực tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân dân chủ động phòng, chống bão; kiểm tra, rà soát khu vực ven sông, suối, hạ lưu, hồ đập, công trình thủy điện, vùng thấp trũng, ven biển, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất… kịp thời có phương án ứng phó; đồng thời phối hợp chính quyền địa phương tập trung thống kê, kiểm đếm, kêu gọi các phương tiện hoạt động trên biển về nơi tránh trú an toàn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3
 Đồn Biên phòng Diễn Thành giúp nhân dân chằng tàu thuyền chống bão.

Ngay trong chiều 3-9, Đồn Biên phòng Diễn Thành đã cử lực lượng phối hợp với chính quyền các địa phương trên địa bàn đơn vị đóng quân thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, đồng thời vận động nhân dân thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa Hè Thu, có phương án bảo vệ cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo an toàn khi có bão.

Quân khu 2 giao lưu và tôn vinh điển hình tiên tiến “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”

 

Tối 3-9, Bộ tư lệnh Quân khu 2 tổ chức giao lưu và tôn vinh điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024 với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”.

Tham dự chương trình giao lưu có Trung tướng Phạm Đức Duyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2; đại biểu Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Cục Dân quân, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam; đại biểu một số lãnh đạo tỉnh trên địa bàn Quân khu 2; đại biểu Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân cùng 135 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong Phong trào Thi đua Quyết thắng của LLVT Quân khu giai đoạn 2019-2024. Buổi giao lưu được kết nối với 26 điểm cầu trong LLVT Quân khu 2.

Quân khu 2 giao lưu và tôn vinh điển hình tiên tiến “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”
Trung tướng Phạm Đức Duyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2 và đồng chí Giàng Páo Mỳ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu (ngồi giữa) dự đêm giao lưu. 

Là một trong những điển hình tiên tiến tham gia phần mở màn đêm giao lưu, Đại tá Đào Ngọc Phương, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu 2, Chiến sĩ thi đua toàn quân năm 2024 có những trao đổi thẳng thắn về việc phát huy trách nhiệm nêu gương của người cán bộ chủ trì. Anh cho rằng, cán bộ chủ trì các cấp trong Quân đội là lực lượng nòng cốt, có vai trò rất quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Để hoàn thành trọng trách, nhiệm vụ của mình trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, một trong những yêu cầu khách quan và là biện pháp quan trọng để cán bộ chủ trì các cấp trong Quân đội nâng cao uy tín, vị thế của mình là nêu gương và phát huy vai trò nêu gương trước tập thể, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. 

Quân khu 2 giao lưu và tôn vinh điển hình tiên tiến “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”
Đại tá Đào Ngọc Phương, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu 2 (ngồi giữa) trực tiếp tham gia giao lưu. Ảnh: ĐINH TRƯỜNG DŨNG

Vì vậy, theo Đại tá Đào Ngọc Phương, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng các cấp cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được giao, bám sát các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, của Quân ủy Trung ương về nêu gương và phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; căn cứ vào tình hình thực tiễn đơn vị, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ chủ trì từng cấp để xây dựng các tiêu chí cụ thể về nêu gương và phát huy vai trò của cán bộ chủ trì trong lời nói, việc làm, trong tu dưỡng, rèn luyện bản thân về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, xứng đáng là tấm gương cho cán bộ, chiến sĩ học tập, noi theo.

Quân khu 2 giao lưu và tôn vinh điển hình tiên tiến “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”
Quang cảnh đêm giao lưu điển hình tiên tiến Quân khu 2. Ảnh: ĐINH TRƯỜNG DŨNG

Trao đổi tại chương trình giao lưu, Đại tá Nguyễn Trung Đắc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn 316, thẳng thắn chỉ ra những áp lực của người lãnh đạo, chỉ huy một đơn vị chủ lực đủ quân, nhất là công tác quản lý tư tưởng và kỷ luật. Anh chia sẻ kinh nghiệm của Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn: “Cùng với quán triệt sâu sắc, triển khai toàn diện, đồng bộ các chỉ thị, nghị quyết, quy định của trên đến từng cán bộ, chiến sĩ, đơn vị chú trọng kế thừa phương pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả của thế hệ lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn đi trước; đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, để từng cán bộ, chiến sĩ tự hào về nơi mình đang công tác, từ đó thêm yêu mến, sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ xây dựng đơn vị”.

Quân khu 2 giao lưu và tôn vinh điển hình tiên tiến “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”
Đông đảo cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 2 tham gia đêm giao lưu. 

Phần giao lưu với chủ đề: “Tỏa sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ” thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo các đại biểu khi lần lượt xuất hiện các điển hình tiêu biểu trong công tác giúp dân phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, phản ánh rõ nét tinh thần dũng cảm, đức hy sinh vốn có của Bộ đội Cụ Hồ. Điều này được minh chứng qua những tình cảm, sự khâm phục của đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên, Bí thư Huyện ủy Điện Biên, tỉnh Điện Biên: “Xã Mường Pồn, huyện Điện Biên chúng tôi vừa trải qua một trận thiên tai lớn nhất trong vòng mấy chục năm nay, gây hậu quả nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Trong những thời điểm bộn bề khó khăn ấy, cùng với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã kịp thời có mặt, không quản ngại khó khăn, vất vả, xen lẫn hiểm nguy, ngày ngày dầm mình trong nước lũ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tích cực tìm kiếm người mất tích; tiếp tế lương thực cho các bản bị cô lập, không để dân bị đói, bị khát, bị đứt bữa... Bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm trước nhân dân, các chiến sĩ đã chung tay cùng chính quyền mang lại cho người dân vùng lũ niềm tin yêu rất lớn, có thêm động lực để vượt lên khó khăn, hoạn nạn, sớm ổn định cuộc sống”.

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, các đại biểu có mặt tại hội trường cũng như các điểm cầu được xem phóng sự về những thành tích nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân tiêu biểu; gặp gỡ, trò chuyện cùng các điển hình tiên tiến tiêu biểu. Mỗi điển hình tham gia giao lưu đều gắn với những mô hình hay, cách làm sáng tao, thể hiện bản lĩnh người quân nhân cách mạng, phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, ý chí không lùi bước trước khó khăn, thử thách.