Trong những năm qua, cùng với sự chống phá trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh thì các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng interrnet, mạng xã hội để tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng với những thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc. Để kịp thời chỉ đạo các cấp ủy tổ chức đảng trong toàn quân đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngày 08/01/2016 Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 47/CT-CT; Cục Chính trị Quân khu 9 đã ban hành Hướng dẫn số 564/HD-CCT ngày 20/5/2016 về tổ chức lực lượng đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng trong lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu (gọi tắt là Lực lượng 47); Bộ Chính trị, khóa XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (gọi là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị) và trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội XIII Đảng ta đã xác định đó là: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đúng định hướng để phòng chống DBHB, thông tin xấu độc trên Internet, mạng xã hội”. Thực hiện tốt nhiệm vụ trên là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành hiện nay, đặc biệt là vai trò của Quân đội nói chung và LLVT tỉnh Hậu Giang nói riêng trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời gian vừa qua.
Trước hết chúng ta nhìn nhận về mặt tích cực và tiêu
cực của mạng xã hội trong đời sống xã hội ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng
-Tính đến đầu quý 1/2022, Việt Nam có 72,10 triệu thuê
bao Internet (~ 73,2% dân số) và 77 tiệu tài
khoản mạng xã hội (MXH) (~78,1% dân số). Trong đó, MXH
Facebook có khoảng 70 triệu tài khoảng, Facebook Messenger có khoảng 54 triệu
tài khoản, Youtube có khoảng 62,5 triệu tài khoản, Zalo khoảng 45 triệu tài
khoảng và có đến 156 triệu thêu bao di động (~158,6% dân số).
Chúng ta không thể phủ nhận MXH
ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân
dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ. Ví dụ
như tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính
phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp
thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị,
kinh tế- xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Gần đây nhất, trong
cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 việc điều hành của Chính phủ, hoạt động của
các ban, bộ, ngành thông qua trực tuyến, online, MXH đã chứng minh điều đó. Mạng xã hội góp
phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người,
vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc
tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên
quốc gia như Facebook, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao
lưu văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với
các dân tộc khác trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn
như một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho
tàng các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc
Tuy
nhiên: MXH đã và đang trở thành công cụ hàng
đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại nền tảng tư tưởng của
Đảng; làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. MXH tác động tiêu cực đối với sự phát
triển văn hóa. MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi
dụng hoạt động (Hiện nay, thường xuyên có khoảng trên 3.000 trang mạng blog,
gần 500 trang facebook fanpage; trên 100 trang youtube và gần 10.000 tài khoản
mạng xã hội facebook đăng tải hàng trăm ngàn tin, bài có nội dung xuyên tạc
chống phá Đảng, Nhà nước; vu khống, bôi nhọ, xúc phạm các tổ chức, cá nhân các
đồng chí lãnh đạo), đây chính là những con sâu, những mầm mống u nhọt mà
chúng ta cần tập trung loại bỏ.
Chiêu trò
chống phá của các thế lực thù địch đối với Quân đội
Chúng ta thường nhận ra mục tiêu chống phá đối với Quân đội đó là: Chúng
thường đưa ra một số luận điểm “Quân đội trung lập, Quân đội chỉ bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, không bảo vệ Đảng…” vì một chế độ chính trị một đảng
hay nhiều đảng thì do nhân dân bầu ra chứ không phải do Quân đội.
Đây là luận
điểm phi lý, bởi vì trong bất kỳ xã hội nào bản chất của Quân đội cũng là bản
chất của giai cấp cầm quyền, nên không thể có một quân đội nào lại không phục
vụ giai cấp, đứng ngoài giai cấp. Lê nin đã đề ra nguyên tắc căn bản để xây
dựng Quân đội kiểu mới, Người viết “Hãy
chăm lo đến khả năng quốc phòng của nước ta và chăm lo đến Hồng Quân như chăm
lo đến con ngươi trong mắt mình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi đặt tên
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã có nghĩa là chính trị, trọng hơn
quân sự “Quân sự mà không có chính trị như
cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Trong thực tiễn, ở Thái Lan chính
phủ và các đảng phái chính trị đều tranh thủ sự ủng hộ, hậu thuẫn của Quân đội;
ở Mỹ Quân đội cũng không hề đứng ngoài chính trị, chỉ tính từ năm 1990 đến nay,
Quân đội Mỹ đã liên tục can dự vào đời sống của nhiều nước, nhiều khu vực. Do
vậy thực chất những luận điểm về cái gọi là “Quân đội trung lập, Quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
nhân dân, không bảo vệ Đảng…” chỉ để nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta
đối với Quân đội.
Gần đây chúng phát động nhiều
chiến dịch với nhiều đợt tấn công vào Quân đội với tần suất, phương thức, thủ
đoạn, luận điệu hết sức thâm độc, nổi lên là: (1) Tiếp tục chiến dịch tấn công
vào mục tiêu lý tưởng chiến đấu, bản chất, truyền thống, chức
năng, nhiệm vụ của Quân đội, phớt lờ những thành tích, chiến công, thổi phồng những
hạn chế, khuyết điểm, suy diễn “mục tiêu lý tưởng chiến đấu của
Quân đội đã thay đổi” nên đã bị “khuất phục, làm ngơ trước sự xâm lấn biển, đảo
của Trung Quốc”; qua đó, chúng đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Quân đội, cổ súy, kêu gọi phải “dân sự hóa”, “phi chính trị hóa” Quân đội; (2) Lợi dụng một số thông tin, tư
liệu, sử liệu chưa thống nhất, chúng phát tán nhiều tin, bài, videoclip, phim
phóng sự, bình luận, suy diễn, áp đặt ý kiến chủ quan gây nghi ngờ, mâu thuẫn
giữa cán bộ quân đội với cựu chiến binh, giữa cựu chiến binh và những nhân
chứng lịch sử; phát động phong trào xét lại lịch sử Quân đội, dân tộc; (3) Lợi dụng việc kiện toàn nhân sự cán bộ cấp cao Quân
đội, chúng phát tán nhiều thông tin xấu độc trên mạng xã hội về các vấn đề liên
quan đến tài sản, đời tư, mối quan hệ các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo
cấp cao Bộ Quốc phòng nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín, gây nghi ngờ giữa các đồng
chí cán bộ chủ chốt của QUTW, BQP và trong nội bộ Quân đội; (4) một số đối
tượng lợi dụng việc kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế Quân đội, phong,
thăng quân hàm cán bộ cấp tướng trong Quân đội, công an, chúng bình luận, suy
diễn gây chia rẽ đoàn kết giữa quân đội với công an; (5) gần đây, lợi dụng vụ
việc quân nhân Trần Đức Đô của Quân khu 1 tử vong, chúng sử dụng nhiều phương
thức, thủ đoạn “dương đông, kích tây”, đưa thông tin hiện trường vụ việc, gây
bán tín, bán nghi, làm dư luận bị cuốn theo; đẩy “nóng vấn đề”, kích động cộng
đồng mạng xã hội “tạo áp lực, đòi yêu sách đối với Quân đội”, kích động dư luận
trong nhân dân, tẩy chay, không cho cho em nhập ngũ vào Quân đội.
Phát luy vai trò của Lực lượng vũ trang tỉnh
trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng
xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Trong thời gian qua Đảng ủy
Quân sự tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy, các bộ phận giúp việc làm tốt
công tác quán
triệt, triển khai Chỉ thị số 47/CT-CT ngày 08/01/2016 của Tổng cục Chính trị;
Hướng dẫn số 564/HD-CCT ngày 20/5/2016 của Cục Chính trị Quân khu 9 về tổ chức
lực lượng đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên
không gian mạng trong lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu (gọi tắt là Lực lượng 47); Nghị
quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”
(gọi là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị); các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo
của Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh ủy Hậu Giang về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, kết quả nổi bật đó là.
- Phòng
Chính trị - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Quân sự tỉnh đã chủ động
tham mưu triển khai các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính
trị, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Quân khu, Tỉnh ủy về tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới; hàng năm ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch hoạt động
của Lực lượng 47, định hướng tư tưởng, hướng dẫn thực hiện các chuyên đề, tổ
chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng viết bài, kỹ thuật đấu tranh; triển khai
tài liệu chuyên khảo phục vụ công tác thông tin tuyên truyền trước các sự kiện
chính trị của đất nước, công tác phòng, chống dịch Covid-19, các vấn đề
dư luận trong nước và quốc tế quan tâm; định hướng cho cán bộ, chiến sĩ thường xuyên nghiên
cứu chuyên mục làm thất bại chiến lược “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch được đăng trên báo Quân đội Nhân
dân số ra hàng ngày; quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng, kỷ
luật, các mối quan hệ của cán bộ, đảng
viên, quần chúng trong đơn vị; nắm chắc tình hình chính trị nội bộ, thực hiện nghiêm các quy
định về bảo mật thông tin, quy chế tuyển chọn người vào đơn vị; quản
lý chặt chẽ việc cán bộ sử dụng internet và các trang mạng xã hội, các ấn phẩm văn hóa và các hoạt động văn hóa văn nghệ,
kiên quyết ngăn chặn văn hóa độc hại của các thế lực thù địch xâm nhập vào đơn vị.
4. Một số kinh nghiệm
rút ra trong triển khai thực hiện
- Một là, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, giáo dục, nâng cao nhận
thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch trong tình hình mới, đưa nhiệm vụ này vào chỉ
tiêu nghị quyết lãnh đạọ của cấp ủy, chi bộ, nhằm tạo sự thống nhất về nhận
thức và hành động, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy, tổ chức
đảng, trách nhiệm
của đảng viên, nhất là bí thư cấp ủy,
chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị, từ đó đề cao trách nhiệm
trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả thiết thực.
- Hai là, phải làm
tốt công tác phối hợp, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của cơ quan nghiệp vụ
cấp trên; các sự kiện chính trị quan trọng, những vấn đề phức tạp nhạy cảm và hoạt động của các thế lực thù địch
chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội trên Internet, mạng xã hội, có kế
hoạch tổ chức đấu tranh phản bác kịp thời, hiệu quả.
- Ba là, tăng cường công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật, mối quan hệ của cán bộ,
đảng viên, chiến sĩ trong
thực hiện nhiệm vụ, nhất là khi tiếp xúc với Nhân dân giải quyết các vấn đề nhảy
cảm. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những
biểu biện suy thoái về chính trị tư tưởng, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ, không để xảy ra thiếu sót, sơ
hở, để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá, xuyên tạc.
- Bốn là, thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết rút
kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ,
khích lệ, cổ vũ cán bộ tích cực tham gia đấu tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét