Hiển thị các bài đăng có nhãn DIỄN BIẾN HÒA BÌNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DIỄN BIẾN HÒA BÌNH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

Cẩn trọng thực hiện sản phẩm truyền thông liên quan đến di tích lịch sử

 

Quay, chia sẻ các đoạn video ngắn nhảy, múa tại các địa điểm di tích lịch sử, văn hóa đang trở thành một xu hướng của người trẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Cũng từ đây, cuộc tranh luận về sáng tạo và tôn trọng di tích được mở ra.

Giới trẻ tỏ ra thích thú với trào lưu chụp ảnh, quay và chia sẻ (share) video ngắn về những bài nhảy, bài múa tại nhiều bối cảnh không gian khác nhau, trong đó có cả các địa điểm di tích văn hóa, lịch sử. Người trẻ hưởng ứng nhiệt tình càng khiến cho xu hướng này "nở rộ".

Đa dạng góc nhìn

Trường phái ủng hộ nêu quan điểm đây là một trong những cách thức hiệu quả nhằm thu hút sự chú ý của thế hệ trẻ đối với các di tích.

Việc kết hợp nhảy múa đương đại tại các địa điểm lịch sử, văn hóa không chỉ đem đến những trải nghiệm mới lạ cho những người thực hiện mà còn tạo cảm xúc cuốn hút, hấp dẫn đối với công chúng.

Từ đó, giúp lan tỏa văn hóa, lịch sử, thúc đẩy sự nhận thức và quan tâm di tích của cộng đồng xã hội.

Ở góc nhìn ngược lại, xem đây là hành động thiếu tôn trọng, tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn, bảo quản di tích, gây ra trình trạng lệch chuẩn nhận thức đối với người trẻ về di tích.

Các hành động quay video nhảy múa (thậm chí tương lai có thể là những hành vi phức tạp hơn) có thể làm giảm sự trang nghiêm, giảm giá trị lịch sử, văn hóa hoặc làm hư hại các di tích.

Nhiều du khách cũng than phiền rằng chuyến tham quan của họ bị ảnh hưởng vì liên tục phải né vào khung hình của các máy quay. Không gian công cộng bị xâm chiếm, tính chất trang nghiêm bị xâm phạm.

Tổng hợp các góc nhìn cho thấy việc quay video ngắn nhảy, múa tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa hoặc các hành động khác tương tự là một vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng, thấu đáo, để phát huy tính tính cực, hạn chế mặt tiêu cực.

Đâu là giải pháp?

Rộng hơn, đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại công tác truyền thông di tích. Dường như chúng ta quên rằng truyền thông di tích (như sách báo, phim ảnh, chương trình truyền hình, sự kiện, video trực tuyến, mạng xã hội…) cũng là một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong chỉnh thể hoạt động bảo tồn và phát triển di tích lịch sử, văn hóa.

Về phía các đơn vị quản lý di tích, chúng ta cần thấy rằng mạng xã hội phát triển không ngừng đã tạo ra một cộng đồng trực tuyến kết nối con người với quá khứ, nơi mọi người có thể giao lưu, tăng cường nhận thức và sự tôn trọng đối với di tích.

Thế nên, chúng ta cần chủ động tạo ra các trào lưu truyền thông di tích hơn là chỉ ở thế bị động, băn khoăn nên ngăn chặn hay khuyến khích người trẻ quay video như hiện nay.

Cần tránh tư tưởng “quản không được thì cấm”, dẫn đến hệ lụy người trẻ càng thêm xa rời quá khứ, xa rời di tích văn hóa, lịch sử.

Thay vào đó, chúng ta nên có quy định, biển báo chỉ dẫn cụ thể khu vực nào được quay video nhảy, múa. Đồng thời, chủ động cung cấp các thông tin chính xác về di tích để tránh trường hợp các bạn trẻ tiếp cận với những thông tin không chính thống, thiếu kiểm chứng đang tràn lan trên Internet.

Về phía những nhà sáng tạo nội dung văn hóa, việc quay video nhảy múa, hay các hoạt động tương tự (chẳng hạn thiết kế trang phục, sản xuất đồ lưu niệm, quay phim ngắn, phim ca nhạc… có ý tưởng cảm hứng từ di tích văn hóa, lịch sử) thì việc hiểu biết và thái độ tôn trọng lịch sử, văn hóa là cực kỳ quan trọng.

Không thể viện lý do muốn lan tỏa văn hóa, lịch sử nhưng quá trình thực hiện lại làm méo mó, hư hại di tích. Mặt khác, chúng ta cần hợp tác với các cơ quan quản lý khi muốn thực hiện một sản phẩm truyền thông liên quan đến di tích.

Điều này thể hiện trách nhiệm cá nhân đối với những việc mình làm, đồng thời là trách nhiệm cộng đồng xã hội, đóng góp vào việc bảo tồn, phát triển di tích một cách tích cực và bền vững.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tác hại, hậu quả của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên tinh thần nội dung chuyên đề năm 2017, Ban biên tập xin được giới thiệu Quan điểm Hồ Chí Minh về tác hại, hậu quả của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", tự chuyển hóa".

Hậu quả thứ nhất: Suy thoái "tư tưởng chính trị", "đạo đức lối sống", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" dẫn đến nguy cơ sai lầm về đường lối .

Bởi vì:

Suy thoái "tư tưởng chính trị" là chủ quan, khinh lý luận, kém lý luận, lý luận suông.

Suy thoái về "đạo đức lối sống" làm việc mặc cả, chỉ tranh nhau món lợi, làm việc quan liêu, không sát thực tế, không gần gũi cuộc sống, sai đường lối trong gang tấc.

Trong hơn 87 năm tồn tại của Đảng ta, có lúc chúng ta có những biểu hiện sai lầm về đường lối, quyết sách; trong Đảng có những người vì suy thoái về "tư tưởng chính trị", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Nhưng điều quan trọng là khi có cái sai như vậy thì anh có đủ dũng khí để mà khắc phục không.

Hồ Chí Minh căn dặn: "Một Đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, đặc biệt là dấu diếm sai lầm về đường lối là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó do đâu có khuyết điểm đấy, có sai lầm đấy, rồi tìm mọi cách khắc phục sữa chữa sai lầm khuyết điểm đó mới là một Đảng mạnh dạn, chắc chắn, chân chính". (việc sữa sai trong cải cách ruộng đất là một minh chứng cho quan điểm trên).

Một số người nói trong văn hóa của Đảng ta không có văn hóa từ chức.

Nói như vậy là không đúng, ở thời Bác Hồ chúng ta có văn hóa nhường chức, có văn hóa từ chức.

Những người cộng sản Việt Nam bầu cử Quốc hội năm 1946 nhường cho những người không phải cộng sản để họ tham gia vào các chức vụ trong Mặt trận, trong Quốc hội. Bác Hồ chúng ta với tư cách đứng đầu Đảng kiểm điểm cuối cùng, Bác phê bình không chỉ là phê bình trước Đảng, trước cán bộ mà Bác phê bình trước toàn thể quốc dân đồng bào bằng văn bản Bác đánh máy để cho nhân dân theo dõi tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sau khi phê bình xong, Bác đề nghị cho Bác rút lui các chức vụ để có lợi cho công việc của Đảng. Sau này khi họp lại, các đồng chí trong Trung ương và cán bộ, đảng viên không cho Bác Hồ rút lui các vị trí. Bác ở lại chỉ đạo, Bác kiêm luôn nhiệm vụ Tổng Bí thư của đồng chí Trường Chinh để lại để lãnh đạo công việc .

Bằng một cách làm rõ như vậy, có nhưng cái sai lầm về quyết sách, nhưng làm đúng, làm minh bạch đặc biệt là sự hỗ trợ của nhân dân, Đảng ta lại trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Trong vòng 10 năm (1956 - 1965) đất nước ta, đặc biệt là miền Bắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế, y tế, giáo dục phát triển; an ninh, quốc phòng không thua bất kỳ một nước nào ở trong khu vực.

Thời kỳ 1965 - 1985, Đảng ta phải ghi vào Văn kiện Đại hội là đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, sau đó đổi mới để vượt qua. Đó chính là nhìn nhận, thừa nhận khuyết điểm hạn chế để tiến bộ.

Hậu quả thứ hai Suy thoái "tư tưởng chính trị", "đạo đức lối sống", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" làm triệt tiêu các nguồn lực của Đảng và nguồn lực phát triển của nhân dân.

Thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất : Triệt tiêu các nguồn lực, Bác Hồ nói suy thoái "tư tưởng chính trị", "đạo đức lối sống", tha hóa nhân cách làm cho Đảng ta chia rẽ, bè phái mất đoàn kết, cục bộ. Khi trong Đảng bị chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết sẽ làm mất sức mạnh.

Hồ Chí Minh quan tâm nhất đó là xây dựng sự đoàn kết trong Đảng, đặc biệt là trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đi đâu Bác cũng nói đoàn kết, đây là yếu tố quan trọng.

Đối với mỗi Đảng bộ, đoàn kết trước hết là trong Thường vụ, trong Ban Cán sự, Ban Chấp hành. Đoàn kết phải bằng mặt, bằng lòng, mọi cái dám trực diện với nhau, dám nhìn thẳng vào mặt nhau nói những điều mà mình cho là không phải, đó mới là đoàn kết.

Bằng mặt mà không bằng lòng đó là đoàn kết giả tạo, là suy thoái; có người nói với đồng chí mình không dám nhìn vào mắt đồng chí, bởi vì còn có cái gì đó khuất tất không dám nói.

Trong văn hóa lãnh đạo, Bác Hồ nói với nhân dân, nói chuyện với bất kỳ người nào, Bác nhìn trực diện vào người ta, bởi vì nhìn trực diện cho Bác có một tiếng nói chân thực, trung thực, người khác theo lương tri cũng nói trung thực. Đó chính là đoàn kết.

Trong Di chúc, Bác căn dặn "trong Đảng phải đoàn kết thống nhất, mỗi cán bộ, đảng viên giữ gìn đoàn kết thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

Hiện nay, Đảng ta có hơn 4,5 triệu đảng viên chưa chắc đã mạnh, trước Cách mạng tháng Tám chưa đầy 5.000 đảng viên, làm cả một cuộc cách mạng có một không hai, với cả một chiều dài đất nước gần 2000km; Bởi vì gần 5000 đảng viên này có chất lượng, đồng tâm, nhất trí, một người nói toàn Đảng đi làm theo, hiệu ứng như thế.

Thứ hai : Những suy thoái này nó làm yếu dân tộc ta, đặc biệt là việc phát huy các nguồn lực của dân (nguồn lực: nguồn lực tài chính, cả về mặt trí tuệ, sức lực con người).

Bác Hồ đi đâu Bác đều nói "Khuyên ai nên nhớ chữ Đồng, đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh". Người Việt Nam là phải nhớ chữ đồng, toàn dân nhớ chữ đồng, Bắc, Trung, Nam không phân biệt, tôn giáo, thành phần dân tộc không quan trọng, đã là người Việt Nam gọi nhau bằng chữ đồng bào, đoàn kết một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào, mọi người làm được như vậy thì dân tộc ta là một dân tộc vô địch, không ai làm gì được.

Đoàn kết là có sức mạnh và sẽ chiến thắng mọi ke thù. Đó chính là bài học của quá khứ và đúng cho cả hiện tại và tương lai. Hiện nay, có hiện tượng một số đối tượng nhân danh yêu nước, nhân danh lòng tự hào dân tộc, cố tình gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành các điểm nóng chính trị.

Thứ ba : Hậu quả lớn nhất của suy thoái "tư tưởng chính trị", "đạo đức lối sống", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là làm mất niềm tin của dân đối với Đảng, đối với chế độ và làm mất niềm tin đối với sự cao cả thiêng liêng của người cộng sản, mất niềm tin của nhân dân đối với sự trong sáng, đẹp đẽ của người cộng sản.

Theo Hồ Chí Minh: "Tin" ở đây không phải quan hệ của một con người. Niềm tin là giá trị chính trị, giá trị của văn hóa chính trị, cái này phải bằng thực tiễn để khẳng định, không tự dưng mà có và không thể mua được.

Những kẻ vi phạm nhân quyền lại “lớn tiếng” xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam!

 Việt Nam không chỉ thực thi, đảm bảo, thúc đẩy quyền con người ở trong nước một cách nghiêm túc, nhất quán, liên tục, mà còn nỗ lực góp phần quan trọng thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC HIẾN ĐỊNH VÀ ĐƯỢC ĐẢM BẢO TRONG THỰC TIỄN

Có một sự thật cần phải khẳng định rằng, ở Việt Nam, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về người dân và phục vụ lợi ích của người dân. Vì thế, quyền con người, quyền công dân cũng không chỉ được khẳng định trong Hiến pháp (thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân), mà còn đồng thời được bổ sung, điều chỉnh trong các luật, bộ luật và các văn bản dưới luật. Các nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam đều phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này không chỉ thể hiện Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về quyền con người, mà còn là sự khẳng định, sự cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực thi quyền con người.

Cùng với đó, chỉ từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2022, việc Quốc hội Việt Nam thông qua gần 60 luật, nghị quyết có liên quan đến quyền con người, quyền công dân phù hợp với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia… đã cho thấy những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong xây dựng, triển khai các chính sách để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Thực tế, việc bổ sung, hoàn thiện khung pháp luật về quyền con người, quyền công dân như đã nêu trên không chỉ phản ánh đúng bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn tạo thuận lợi để mọi người dân đều có thể tham gia xây dựng, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như để các cơ quan nhà nước hoạt động, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời, cũng có một sự thật không thể phủ nhận là ở Việt Nam, các cuộc thảo luận, chất vấn, phản biện, góp ý kiến về chủ trương, chính sách, pháp luật; góp ý cho Dự thảo Văn kiện Đại hội của Đảng, cho Dự thảo Hiến pháp năm 2013… đã không chỉ diễn ra tại diễn đàn Quốc hội, mà còn được tổ chức thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tại khu dân cư, v.v.. Sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội, của cán bộ, đảng viên và của các tầng lớp nhân dân đối với những vấn đề liên quan đến “quốc kế dân sinh” cũng như những ý kiến đóng góp tâm huyết “ích nước lợi dân” đều được ghi nhận và đánh giá cao. Điều đó cũng có nghĩa là, quyền dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin… của người dân được hiến định tại Điều 14, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 luôn được bảo đảm ngày càng tốt hơn, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đã, đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận, chứ không phải là Việt Nam “đang bóp nghẹt nhân quyền”, “bóp nghẹt tự do ngôn luận” như xuyên tạc.

Thực tế, hiện Việt Nam “có 797 cơ quan báo chí, gồm 127 báo và 670 tạp chí; đến tháng 1/2023, Việt Nam có 72,1 triệu người dùng internet, tương đương 73,2% dân số; có hơn 70 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 71% dân số và khoảng 161,6 triệu kết nối di động đang hoạt động, tương đương 164% dân số”(1). Tại một đất nước mà internet và mạng xã hội đang đứng thuộc top đầu thế giới, với “150 triệu kết nối mobile; 58 triệu tài khoản sử dụng Facebook; hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường, xã biên giới, hải đảo”(2) và nhiều hãng truyền thông, thông tấn quốc tế đã có mặt tại Việt Nam, việc đề ra các chế tài để quản lý, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng là việc đương nhiên. Thế nên, việc Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình bị bắt tạm giam với cáo buộc làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; còn Hoàng Việt Khánh bị bắt tạm giam với cáo buộc tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh… là do đã vi phạm Điều 117, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chứ không phải họ là những người “bất đồng chính kiến” nên bị “chính quyền xử lý”.

Và cũng vì thế, việc Nguyễn Lệ Nam Em bị phạt 37,5 triệu đồng vì liên quan tới các phát ngôn gây tiêu cực trên mạng xã hội; Hàn Ni và Trần Văn Sỹ bị phạt 1,5-2 năm tù giam vì vi phạm luật an ninh mạng, lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) càng chắc chắn không phải là vì Nhà nước làm như vậy để “đe doạ tất cả người dân Việt Nam đang dùng mạng xã hội” hay là dùng cách “răn đe trên cõi mạng xã hội” để nhằm vào những “tiếng nói bất đồng”; là nhằm vào những người “dũng cảm đấu tranh cho dân chủ” như các thế lực thù địch xuyên tạc. Cho nên, luận điệu cho rằng Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm “triệt hạ tiếng nói bất đồng” hay “bóp nghẹt tự do báo chí” như các thế lực thù địch “cáo buộc” các cơ quan chức năng của Việt Nam là phản động.

Cùng với đó, cần phải khẳng định chắc chắn rằng, sẽ không có cái gọi là “các nhà hoạt động nhân quyền bị bỏ tù bất công” nếu các hành động của họ không vi phạm pháp luật Việt Nam. Ở đây, cần phải nhấn mạnh rằng, đã là hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam, thì không thể đánh tráo khái niệm thành “bất đồng chính kiến”, cũng như không thể coi việc các cơ quan chức năng bắt tạm giam những người này là “bất công” được. Cho nên, luận điệu phản động kiểu “nhân quyền ở Việt Nam chỉ còn trên giấy” hay Việt Nam “không có nhân quyền”, “chính quyền không bảo đảm quyền con người” chỉ là sự nhận định thiếu khách quan, sai lệch; chỉ là những quy kết, vu cáo, xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhằm kích động nhân dân chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật và cổ súy cho những hành vi phỉ báng, gây rối, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ của các thế lực thù địch, các phần tử phản động, cơ hội.

 

 

VIỆT NAM CAM KẾT VÀ LUÔN THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 94 năm qua đều không nằm ngoài mục đích xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc; đảm bảo để mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và được tự quyết vận mệnh/con đường phát triển của mình...

Trên cơ sở quan niệm quyền con người vừa mang tính phổ quát, thể hiện khát vọng chung của nhân loại đã được ghi trong Hiến chương của Liên hợp quốc, vừa có tính đặc thù đối với từng quốc gia, dân tộc trong hành trình phát triển, từ cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong từng quyết sách để đảm bảo, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Đồng thời, để đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước cũng là vì người dân, để nhân dân được sống trong “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, Việt Nam đã, đang và tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với những chính sách nhất quán, thể hiện rõ sự tôn trọng, bảo đảm các quyền con người được lồng ghép vào các chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Ở Việt Nam, “Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân”(3) và quyền con người, quyền công dân được thực thi thông qua việc thực hiện các quyền quyền ứng cử, bầu cử, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước; quyền khiếu nại, tố cáo và giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và được biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp... theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việt Nam cũng đã ký và tham gia 7/9 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người…

Đồng thời, ở Việt Nam các vấn đề về tự do tôn giáo, tín ngưỡng; xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, thực hiện an sinh xã hội cũng luôn được quan tâm ngay cả khi có đại dịch COVID-19; và chỉ số phát triển con người (HDI) liên tục tăng theo các năm và hiện lọt vào nhóm phát triển con người cao, xếp thứ 115/191 quốc gia và vùng lãnh thổ,v.v..

Cũng ở Việt Nam, ngày 20/3/2024, Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố Báo cáo hạnh phúc thế giới thường niên lần thứ 10; trong đó nêu rõ “chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, từ vị trí 65 (năm 2023) lên vị trí 54 với tổng điểm trung bình là 6,043. Bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc quốc gia dựa trên kết quả khảo sát tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ”(4). Đó chính là sự thật, là một Việt Nam luôn “coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”(5).

 

Những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong đảm bảo, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người từ nhận thức đến hành động cụ thể không chỉ là một trong những điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận, mà còn là cơ sở, là sự tin tưởng để Việt Nam trúng cử và trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc lần thứ hai, nhiệm kỳ 2023-2025. Kết quả đó thêm một lần nữa cho thấy, Việt Nam không chỉ nhận thức sâu sắc quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tôn trọng, mà còn là một trong những minh chứng khẳng định rằng nhân quyền được tôn trọng và đảm bảo ở Việt Nam.

Thực tế cũng cho thấy, với vai trò là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã tích cực tham gia, có những sáng kiến cụ thể để không chỉ đề cao Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, mà còn tham gia, đóng góp ý kiến về vấn đề biến đổi khí hậu và quyền con người cũng như thúc đẩy, bảo vệ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của con người trong bối cảnh thế giới thời kỳ hậu đại dịch COVID-19...

Sự tham gia tích cực tại Hội đồng nhân quyền, sự đóng góp thiết thực, có ý nghĩa đối với công việc chung của Việt Nam tại Liên hợp quốc trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, đảm bảo mọi quyền cho tất cả mọi người” là không thể phủ nhận. Đặc biệt, những thành tựu này đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao đúng như Surya Deva (Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển) đã ghi nhận vai trò của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và sự tham gia trách nhiệm, tích cực của Việt Nam trong Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR)(6).

Cùng với đó, những kết quả mà Việt Nam đạt được như: Nộp Báo cáo thực thi ICCPR lần thứ 4 tại Việt Nam và đăng tải trên website của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Nộp Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV, trong đó đã thực hiện hoàn toàn gần 90% số khuyến nghị nhận được năm 2019; Nhiều năm duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế cao và chú trọng phát triển xã hội, cải thiện mạnh mẽ quyền về giáo dục, y tế, nhà ở, về bình đẳng giới (tỉ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng cao so với các nước trong khu vực…); Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển phong phú với hàng nghìn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra hằng năm ở khắp các vùng, miền; Năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, với tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống 3% và tiếp tục dành trung bình hằng năm khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho bảo đảm an sinh xã hội; Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và quyền lương thực cho hàng triệu người ở nhiều khu vực trên thế giới,v.v.. chính là những minh chứng không chỉ thể hiện sự cam kết thực hiện của một quốc gia thành viên có trách nhiệm, mà còn phản ánh khách quan, minh bạch sự phát triển và nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực thi quyền con người. Sự thật này bác bỏ những luận điệu bẻ cong sự thật, đánh lừa dư luận, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là “không tôn trong quyền con người”, là “vi phạm nhân quyền”…

Vì thế, để tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028(7). Với việc tuyên bố tái ứng cử này, có thể khẳng định chắc chắn rằng, Việt Nam không chỉ thực thi, đảm bảo, thúc đẩy quyền con người ở trong nước là nghiêm túc, nhất quán, liên tục, mà còn nỗ lực góp phần quan trọng thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu. Đó cũng chính là sự thật, là minh chứng bác bỏ mọi sự xuyên tạc, bôi đen vấn đề nhân quyền ở Việt Nam của các thế lực thù địch./.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận giá trị trường tồn của chiến thắng Điện Biên Phủ

56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” trong chiến dịch Điện Biên Phủ là những tháng ngày không thể nào quên…. 70 năm đã trôi qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước Việt Nam-kỷ nguyên độ lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; là chiến thắng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước thuộc địa và làm thay đổi cục diện thế giới, là sự kiện không thể xuyên tạc hay phủ nhận.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm và trở thành mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử   hào hùng của dân tộc Việt Nam, nhưng giá trị, ý nghĩa tầm vóc của nó vẫn còn nguyên với dân tộc Việt Nam và cả nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Bức tranh "phút giây chiến thắng" tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tháng 2/1993, tổng thống Pháp Francois Mitterrand thăm chính thức Việt Nam và tới thăm chiến trường Điện Biên Phủ, phát biểu sau chuyến thăm, tổng thống Pháp cho rằng cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương "dường như là sai lầm"; "Chủ nghĩa thực dân Pháp phải hiểu sự cần thiết của việc bước sang trang mới. Kể từ thời điểm chiến tranh kết thúc, tôi nghĩ tất cả đều đáng suy ngẫm lại. Tôi cảm thấy hài lòng khi Pháp là quốc gia phương Tây đầu tiên đến đây để thể hiện mong muốn hòa giải".

Năm 2018, thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã đến thăm Điện Biên Phủ, ông đã nói rằng: “Trận chiến cuối cùng ở Điện Biên Phủ... Nó đã đánh dấu việc Việt Nam giành được nền độc lập hoàn toàn”, đó là tâm sự chân thành để chúng ta khép lại quá khứ và hướng đến tương lai.

  

Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Mitterrand thăm hầm De Castries tại Điện Biên Phủ chiều 10/2/1993

Học giả J.C.Rome (Đại học Tổng hợp Strabua III-Pháp) nhấn mạnh với trận Điện Biên Phủ, năm 1954 trở thành “một năm thay đổi cục diện... Năm 1954 quả là một năm quan trọng đối với lịch sử nước Pháp và lịch sử Việt Nam. Nhưng vượt ra khỏi phạm vi của mảnh đất thuộc địa này, người ta còn coi đây là năm bản lề trong lịch sử xung đột Đông-Tây

Lịch sử đã lùi xa 70 năm, chúng ta thế con cháu, tương lai của đất nước sẽ không được phép lãng quên những bài học từ lịch sử. Chiến thắng Điện Biên Phủ là nhân tố to lớn xóa bỏ chế độ thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới, buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Genever ngày 20/07/1954, lập lại hòa bình tại Đông Dương. Nhìn lại quá khứ, tiếp thu những bài học có ý nghĩa lịch sử phải có cách tiếp cận toàn diện, khách quan, đầy đủ, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước Việt-Pháp trong hiện tại và tương lai, đồng thời không bao giờ để chiến tranh lập lại. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã trải qua hai phần ba thời gian phải chiến đấu bảo vệ sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chúng ta hiểu rõ được sự mất mát, tàn khốc của chiến tranh và yêu chuộng hòa bình hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới.

70 năm qua, tình hình, cục diện thế giới, khu vực và trong nước đã đổi thay rất nhiều, những giá trị, ý nghĩa, tầm vóc của chiến thắng Điện Biên là rất to lớn, được cả thế giới khẳng định. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn cố tình tìm mọi cách hạ thấp ý nghĩa, xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, chúng cố tình cho rằng “nếu không có sự giúp đỡ của nước ngoài thì Việt Nam không thể chiến thắng”; hay chúng lu loa rằng đó chỉ là cuộc chiến của 2 bên hiếu chiến chứ không phải cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, tự do.. Mục đích của chúng nhằm xuyên tạc lịch sử, bịa đặt phi lý với tư tưởng của những kẻ vô ơn. Chúng quên rằng tại chiến trường Điện Biên Phủ, quân viễn chinh Pháp đã nhận được sự hỗ trợ khổng lồ về vũ khí và nhân lực bằng cầu hàng không trực tiếp từ quân đội Mỹ. Bản chất của những âm mưu, luận điệu đó nhằm gieo rắc tư tưởng hoài nghi, làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng về mọi mặt với Quân đội và nghệ thuật quân sự Việt Nam; hạ thấp uy tín chính trị, vai trò, công lao to lớn của Quân ta đối với nền độc lập dân tộc... Đồng thời từng bước đề cao công lao của các thế lực chính trị khác (như Ukraina hiện nay là một trường hợp điển hình thành công của mưu đồ xét lại lịch xử và lật sử).

Để có được chiến thắng tại Điện Biên Phủ quân và dân ta bằng trí tuệ, sức người, sức của, không tiếc xương máu tiến hành chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 khai thông biên giới Việt - Trung và Chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 làm thất bại Kế hoạch Nava, giải phóng đất đai, tạo thế và lực chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta giành thắng lợi quyết định. Trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, được sự giúp đỡ của một số chuyên gia, cố vấn quân sự Đông Đức, Trung Quốc và vũ khí của Liên Xô chúng ta đã xây dựng được các Đại đoàn, tuy nhiên chiến thắng Điện Biên Phủ hoàn toàn là trí tuệ, sức người, sức của của nhân dân Việt Nam và là kết quả những thắng lợi trong giai đoạn 1950-1953, mà không thể có một lực lượng nào làm được và phủ nhận công sức đó. Khi bước vào chiến dịch, chúng ta xây dựng kế hoạch tác chiến theo phương pháp “đánh nhanh thắng nhanh” của các cố vấn Trung Quốc, tuy nhiên phương pháp đó chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế chiến trường Điện Biên Phủ, chúng ta phải thay đổi bằng kế hoạch “đánh chắc thắng chắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc hoạch định đường lối mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954.

Trước hết cần khẳng định, những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trước và trong chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ về trang bị, vũ khí và đào tạo của các chuyên gia, cố vấn của các nước anh em xã hội chủ nghĩa nhưng xét từ bất cứ phương diện nào mọi sự giúp đỡ dù lớn đến đâu cũng không thể giúp cho sự nghiệp cứu nước của một dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng.

Nếu chiến dịch Điện Biên Phủ không mang tính chính nghĩa, không mang tinh thần tự chủ, thiếu đường lối chính trị đúng đắn, đường lối nghệ thuật quân sự mang bản sắc Việt Nam, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc thì không thể giành thắng lợi. Đây là nguyên tắc có tính sống còn, bài học luôn đúng và mang tính giá trị của thời đại. Minh chứng là sau chiến thắng Điện Biên Phủ của ta, sau thất bại từ chiến lược “Chiến tranh cục bộ” buộc phải ký hiệp định Paris với những điều khoản có lợi cho ta và rút quân về nước năm 1973, Mỹ có chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” cùng các khoản viện trợ khổng lồ cho chế độ ngụy quyền Sài Gòn, với nhiều vũ khí, trang thiết bị vượt trội so với Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận thất bại. Bài học cay đắng đó các thế lực thù địch, phản động đến nay chưa thể quên, vì thế chúng đưa ra một số luận điệu xuyên tạc như “thực chất quân đội Mỹ hỗ trợ quân đội Pháp có mặt tại Việt Nam là để ngăn Việt Nam xâm lược một nước khác và lúc đó quân đội viễn chinh của Pháp trên toàn thế giới đã suy yếu, kể cả nếu không có trận Điện Biên Phủ thì chưa đầy một năm nữa Pháp sẽ rút quân về nước” hay tráo trở hơn chúng cho rằng “Quân đội nhân dân Việt Nam là lính đánh thuê cho nước ngoài, không phải là những người chiến thắng ở Điện Biên Phủ”. Đây là những luận điệu, hành động không mới nhưng hết sức thâm độc, tạo nên sự hoài nghi, xét lại lịch sử làm phân tâm, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là thế hệ trẻ hiện nay. 

Xe thồ của lực lượng dân công chở gạo ra mặt trận chuẩn bị cho Chiến dịch, với quyết tâm để "bộ đội ta ăn no đánh thắng"

Ngoài ra chúng cho rằng anh hùng, liệt sĩ trong chiến thắng Điện Biên Phủ của chúng ta không có thực, là nhân vật hư cấu, bịa đặt. Với những lý lẽ hết sức vô lý, không có căn cứ, chúng không chịu thừa nhận. Thực tế không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới khi con người rơi vào hoàn cảnh bất thường sẽ có hành động xả thân trên bình thường, phi thường không phải chuyện hiếm gặp. Những anh hùng, liệt sĩ như: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo… là những con người có tên, có tuổi, có quê quán, địa chỉ rõ ràng; là con của những người mẹ mà sự hi sinh của họ là nỗi đau của một gia đình; được đồng chí, đồng đội trong đơn vị công nhận, không khó để chúng ta tìm hiểu về họ, nên không thể phủ nhận và xuyên tạc được, vì vậy ta phải nêu cao tinh thần tự giác bảo vệ danh dự, mồ hôi, xương máu của đồng bào, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là những tấm gương liệt sĩ tiêu biểu đi vào sử sách và là tấm gương cho bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Vượt qua bom đạn của kẻ thù, vượt qua điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng hàng tấn gạo, thịt, xăng dầu, vũ khí, đạn dược được quân và dân cả nước vận chuyển đến mặt trận Điện Biên Phủ cho bộ đội bằng những phương tiện thô sơ nhất để góp phần vào thắng lợi cuối cùng, kỳ tích đó nằm ngoài suy nghĩ của những người thường lấy lý luận làm cơ sở giải quyết chiến tranh, nằm ngoài suy nghĩ của những kẻ sống chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài mà không thể tự đứng trên đôi chân của mình và trên hết là chưa bao giờ nhận được sự đồng lòng, ủng hộ toàn tâm, toàn ý của cả dân tộc. Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân non trẻ nhưng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi đã được 70 năm, ngày nay chúng ta càng khẳng định những nhân tố làm nên thắng lợi đó chính là sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và dân ta; là sức mạnh của đường lối nghệ thuật, tinh thần quốc tế trong sáng. Sức mạnh đó đã minh chứng cho sức mạnh của một dân tộc anh hùng, với một quân đội anh hùng tất yếu sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta thêm nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về tầm vóc, ý nghĩa, giá trị của chiến công đó, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Đó là thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần tiếp tục vận dụng sáng tạo những bài học, kinh nghiệm quý báu đã rút được. Từ đó phản bác những luận điệu của các thế lực thù địch, đập tan âm mưu phá hoại nền độc lập, tự chủ của dân tộc, những kẻ cơ hội chính trị đã xuyên tạc, phủ nhận chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ./ 

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu về nhân quyền của Việt Nam

 

Ngày 7-5-2024 tại Trụ sở Liên hiệp quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Cùng tham gia đoàn có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo quốc gia của Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ lòng tự hào của Đoàn Việt Nam khi phiên đối thoại với các nước được tổ chức đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngay chính tại Trụ sở Liên hiệp quốc, nơi chứng kiến quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và những sự kiện lịch sử quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc trên thế giới.

Tại phiên đối thoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Với chủ trương coi con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước, Việt Nam đã vươn lên từ một nước nghèo để trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III vào năm 2019, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế. Các quyền y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, in-tơ-net, bình đẳng giới đều đạt những tiến bộ rõ rệt. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên hiệp quốc xếp hạng liên tục được cải thiện. Chính phủ đã có nhiều chính sách, biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19, tích cực thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế số và thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền con người.

Phiên rà soát UPR của Việt Nam được các nước quan tâm cao với hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất. Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Nhiều nước hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số.

Đoàn Việt Nam khẳng định những ưu tiên của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới, trong đó có xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, thúc đẩy đối thoại tích cực và hợp tác về quyền con người, tăng cường giáo dục về quyền con người…

Đoàn Việt Nam cũng trả lời nhiều câu hỏi, cung cấp thêm thông tin về các vấn đề được các nước quan tâm, trong đó có nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh, bao trùm, phát triển của in-tơ-nét và mạng xã hội, quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân, quyền của người lao động, vai trò của Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do học thuật, gia nhập và thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phòng chống mua bán người, thực hiện Công ước chống tra tấn, hỗ trợ người dân tộc thiểu số…

Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt; đồng thời nhấn mạnh không có một mô hình chung cho tất cả các nước, mỗi nước tùy theo đặc thù, điều kiện của mình sẽ có con đường phát triển riêng. Việt Nam tự tin tiếp bước trên con đường đã chọn để xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được thụ hưởng các quyền con người cơ bản.

Tại Phiên đối thoại, Việt Nam nhận được khoảng 300 khuyến nghị với nội dung đa dạng, đề cập đến tất cả các lĩnh vực quyền con người. Sau phiên đối thoại, ngày 10-5 Nhóm công tác về UPR của Hội đồng Nhân quyền sẽ họp để xem xét thông qua Báo cáo về kết quả rà soát UPR đối với Việt Nam, trình Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chính thức thông qua tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 (tháng 9 và 10-2024).

 

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

Thói xu nịnh và giá trị ảo

 

Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai.

Những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

 

Cách đây 13 năm, Osama bin Laden - kẻ chủ mưu vụ tấn công khủng bố 11/9 ở Mỹ - đã bị tiêu diệt. Nhiều người trên thế giới hy vọng sự kiện này sẽ là bước ngoặt trong cuộc chiến chống khủng bố, coi đây là một đòn quyết định chấm dứt các hoạt động bạo lực cực đoan.

Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố vẫn tồn tại như một mối đe dọa toàn cầu hiện nay, bằng chứng là sự kiện bi thảm hôm 22/3, khi vụ tấn công khủng bố kinh hoàng làm rung chuyển địa điểm tổ chức hòa nhạc Crocus City Hall ở Krasnogorsk, gần Moscow (Nga). Cuộc tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện đã cướp đi sinh mạng của 145 người vô tội, cùng với hàng trăm người khác bị thương.

Hậu quả của những hành động tàn bạo như vậy khiến các cộng đồng choáng váng, đồng thời, gieo rắc nỗi sợ hãi và bất an trong lòng người dân trên toàn thế giới. Trước sự tàn bạo như vậy, câu hỏi được đặt ra: “Làm thế nào chúng ta có thể đương đầu với chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả?”. Tác giả cho rằng, mặc dù không có giải pháp duy nhất cho vấn đề phức tạp này, nhưng có một số chiến lược có thể được sử dụng để giảm thiểu mối đe dọa và hướng tới một thế giới an toàn hơn.

Trước hết, điều quan trọng là phải chỉ ra rằng, trong thế giới kết nối mà chúng ta đang sống, chủ nghĩa khủng bố không có ranh giới. Vì vậy, cách ứng phó của con người đối với chủ nghĩa khủng bố phải vượt qua biên giới quốc gia. Hợp tác quốc tế mạnh mẽ thông qua các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo và sự phối hợp giữa các lực lượng đặc nhiệm là điều tối quan trọng.

Bằng cách tổng hợp các nguồn lực, kiến thức chuyên môn và thông tin tình báo, các quốc gia có thể theo dõi và triệt phá các mạng lưới khủng bố một cách hiệu quả trước khi chúng có thể thực hiện kế hoạch tấn công khủng bố. Cách tiếp cận này không chỉ nâng cao hiệu quả của các nỗ lực chống khủng bố mà còn thúc đẩy niềm tin và sự đoàn kết giữa các quốc gia trước mối đe dọa chung.

Thứ hai, vì chủ nghĩa khủng bố thường bén rễ trong những môi trường bất ổn chính trị, bất công xã hội và nghèo đói, nên chúng ta phải giải quyết những nguyên nhân sâu xa này. Điều đó đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy ổn định chính trị và công bằng xã hội. Ngoài ra, bằng cách đầu tư vào giáo dục, chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng và tạo việc làm, chúng ta có thể tạo cơ hội cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và yếu thế, từ đó làm giảm tính nhạy cảm của họ với các hệ tư tưởng cực đoan.

Thứ ba, các nhóm cực đoan khai thác các kênh truyền thông hiện đại, bao gồm mạng xã hội và nền tảng trực tuyến, để phổ biến các hệ tư tưởng độc hại và chiêu mộ thành viên. Để chống lại hoạt động tuyên truyền này một cách hiệu quả, các chính phủ, các công ty công nghệ và các tổ chức xã hội dân sự phải phối hợp để phá vỡ các tư tưởng cực đoan và thúc đẩy các thông điệp về sự khoan dung, ôn hòa và hòa bình. Điều này đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp chống tuyên truyền cực đoan, áp dụng công nghệ kỹ thuật số để giám sát và ngăn chặn cực đoan hóa trực tuyến cũng như tương tác với các cộng đồng dễ bị lợi dụng.

Điều này có nghĩa là việc xây dựng lòng tin và sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật và cộng đồng địa phương là điều cần thiết trong việc ngăn chặn khủng bố và chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Các sáng kiến gắn kết cộng đồng, chẳng hạn như các chương trình tiếp cận cộng đồng, diễn đàn đối thoại và các hoạt động xây dựng quan hệ đối tác, có thể thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa chính quyền và các thành viên cộng đồng.

Nói cách khác, bằng cách thu hút sự tham gia của cộng đồng vào việc thiết kế và thực hiện các chiến lược chống khủng bố, các chính phủ có thể thu được những hiểu biết có giá trị, xây dựng khả năng phục hồi và huy động các nguồn lực địa phương để giải quyết các thách thức an ninh một cách hiệu quả.

Thứ tư, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu phát triển nhờ có các nguồn tài trợ, vì vậy việc phá vỡ mạng lưới tài chính của các nhóm khủng bố là điều cần thiết để làm suy yếu khả năng hoạt động của chúng. Các tổ chức tài chính, tổ chức quốc tế và các quốc gia phải hợp tác cùng nhau để xác định, theo dõi và ngăn chặn nguồn tài chính được chuyển cho các tổ chức khủng bố.

Điều này đòi hỏi phải thu thập thông tin tình báo tài chính mạnh mẽ, tăng cường khuôn khổ pháp lý và phối hợp hành động để phong tỏa tài sản của những kẻ khủng bố và truy tố những kẻ hỗ trợ tài chính. Ngoài ra, hợp tác với khu vực tư nhân, bao gồm ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền và nền tảng thanh toán trực tuyến, là yếu tố rất quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn các giao dịch tài chính bất hợp pháp.

Thứ năm, giáo dục là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta nên áp dụng để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố cũng như thúc đẩy hòa bình và lòng khoan dung. Điều này đòi hỏi phải đầu tư vào hệ thống giáo dục nhằm thúc đẩy tư duy phê phán, lòng khoan dung và tôn trọng sự đa dạng.

Chẳng hạn, chương trình giảng dạy có thể bao gồm các học phần về giải quyết xung đột, nhân quyền và giáo dục công dân, trao quyền cho học sinh trở thành những công dân có hiểu biết và gắn kết, phản đối bạo lực và chủ nghĩa cực đoan. Ngoài ra, các chiến dịch nâng cao nhận thức và chương trình tiếp cận cộng đồng có thể giúp công dân hiểu rõ về sự nguy hiểm của chủ nghĩa cực đoan, cung cấp các nguồn lực để can thiệp và hỗ trợ.

Tăng cường khả năng phục hồi xã hội trước các cuộc tấn công khủng bố đòi hỏi các biện pháp chủ động nhằm nâng cao khả năng ứng phó khẩn cấp, tăng cường an ninh cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân và gia đình họ. Các quốc gia có thể tăng cường đầu tư vào các chương trình đào tạo và nguồn lực cho lực lượng ứng phó đầu tiên, các chuyên gia chăm sóc y tế cũng như các đơn vị xử lý khủng hoảng để đảm bảo ứng phó hiệu quả trước các vụ tấn công khủng bố.

Các cơ sở hạ tầng quan trọng, như trung tâm giao thông, địa điểm công cộng và mạng lưới liên lạc, cũng cần được bảo vệ trước các mối đe dọa tiềm ẩn thông qua các biện pháp an ninh và kế hoạch dự phòng. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ toàn diện, bao gồm tư vấn y tế, hỗ trợ tài chính và các chương trình phúc lợi xã hội, nên được cung cấp cho nạn nhân và gia đình họ để hỗ trợ phục hồi.

 

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Không thể xuyên tạc, phủ nhận giá trị trường tồn của chiến thắng Điện Biên Phủ

 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” trong chiến dịch Điện Biên Phủ là những tháng ngày không thể nào quên…. 70 năm đã trôi qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước Việt Nam-kỷ nguyên độ lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; là chiến thắng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước thuộc địa và làm thay đổi cục diện thế giới, là sự kiện không thể xuyên tạc hay phủ nhận.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm và trở thành mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử   hào hùng của dân tộc Việt Nam, nhưng giá trị, ý nghĩa tầm vóc của nó vẫn còn nguyên với dân tộc Việt Nam và cả nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Bức tranh "phút giây chiến thắng" tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tháng 2/1993, tổng thống Pháp Francois Mitterrand thăm chính thức Việt Nam và tới thăm chiến trường Điện Biên Phủ, phát biểu sau chuyến thăm, tổng thống Pháp cho rằng cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương "dường như là sai lầm"; "Chủ nghĩa thực dân Pháp phải hiểu sự cần thiết của việc bước sang trang mới. Kể từ thời điểm chiến tranh kết thúc, tôi nghĩ tất cả đều đáng suy ngẫm lại. Tôi cảm thấy hài lòng khi Pháp là quốc gia phương Tây đầu tiên đến đây để thể hiện mong muốn hòa giải".

Năm 2018, thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã đến thăm Điện Biên Phủ, ông đã nói rằng: “Trận chiến cuối cùng ở Điện Biên Phủ... Nó đã đánh dấu việc Việt Nam giành được nền độc lập hoàn toàn”, đó là tâm sự chân thành để chúng ta khép lại quá khứ và hướng đến tương lai.

  

Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Mitterrand thăm hầm De Castries tại Điện Biên Phủ chiều 10/2/1993

Học giả J.C.Rome (Đại học Tổng hợp Strabua III-Pháp) nhấn mạnh với trận Điện Biên Phủ, năm 1954 trở thành “một năm thay đổi cục diện... Năm 1954 quả là một năm quan trọng đối với lịch sử nước Pháp và lịch sử Việt Nam. Nhưng vượt ra khỏi phạm vi của mảnh đất thuộc địa này, người ta còn coi đây là năm bản lề trong lịch sử xung đột Đông-Tây

Lịch sử đã lùi xa 70 năm, chúng ta thế con cháu, tương lai của đất nước sẽ không được phép lãng quên những bài học từ lịch sử. Chiến thắng Điện Biên Phủ là nhân tố to lớn xóa bỏ chế độ thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới, buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Genever ngày 20/07/1954, lập lại hòa bình tại Đông Dương. Nhìn lại quá khứ, tiếp thu những bài học có ý nghĩa lịch sử phải có cách tiếp cận toàn diện, khách quan, đầy đủ, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước Việt-Pháp trong hiện tại và tương lai, đồng thời không bao giờ để chiến tranh lập lại. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã trải qua hai phần ba thời gian phải chiến đấu bảo vệ sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chúng ta hiểu rõ được sự mất mát, tàn khốc của chiến tranh và yêu chuộng hòa bình hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới.

70 năm qua, tình hình, cục diện thế giới, khu vực và trong nước đã đổi thay rất nhiều, những giá trị, ý nghĩa, tầm vóc của chiến thắng Điện Biên là rất to lớn, được cả thế giới khẳng định. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn cố tình tìm mọi cách hạ thấp ý nghĩa, xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, chúng cố tình cho rằng “nếu không có sự giúp đỡ của nước ngoài thì Việt Nam không thể chiến thắng”; hay chúng lu loa rằng đó chỉ là cuộc chiến của 2 bên hiếu chiến chứ không phải cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, tự do.. Mục đích của chúng nhằm xuyên tạc lịch sử, bịa đặt phi lý với tư tưởng của những kẻ vô ơn. Chúng quên rằng tại chiến trường Điện Biên Phủ, quân viễn chinh Pháp đã nhận được sự hỗ trợ khổng lồ về vũ khí và nhân lực bằng cầu hàng không trực tiếp từ quân đội Mỹ. Bản chất của những âm mưu, luận điệu đó nhằm gieo rắc tư tưởng hoài nghi, làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng về mọi mặt với Quân đội và nghệ thuật quân sự Việt Nam; hạ thấp uy tín chính trị, vai trò, công lao to lớn của Quân ta đối với nền độc lập dân tộc... Đồng thời từng bước đề cao công lao của các thế lực chính trị khác (như Ukraina hiện nay là một trường hợp điển hình thành công của mưu đồ xét lại lịch xử và lật sử).

Để có được chiến thắng tại Điện Biên Phủ quân và dân ta bằng trí tuệ, sức người, sức của, không tiếc xương máu tiến hành chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 khai thông biên giới Việt - Trung và Chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 làm thất bại Kế hoạch Nava, giải phóng đất đai, tạo thế và lực chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta giành thắng lợi quyết định. Trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, được sự giúp đỡ của một số chuyên gia, cố vấn quân sự Đông Đức, Trung Quốc và vũ khí của Liên Xô chúng ta đã xây dựng được các Đại đoàn, tuy nhiên chiến thắng Điện Biên Phủ hoàn toàn là trí tuệ, sức người, sức của của nhân dân Việt Nam và là kết quả những thắng lợi trong giai đoạn 1950-1953, mà không thể có một lực lượng nào làm được và phủ nhận công sức đó. Khi bước vào chiến dịch, chúng ta xây dựng kế hoạch tác chiến theo phương pháp “đánh nhanh thắng nhanh” của các cố vấn Trung Quốc, tuy nhiên phương pháp đó chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế chiến trường Điện Biên Phủ, chúng ta phải thay đổi bằng kế hoạch “đánh chắc thắng chắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc hoạch định đường lối mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954.

Trước hết cần khẳng định, những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trước và trong chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ về trang bị, vũ khí và đào tạo của các chuyên gia, cố vấn của các nước anh em xã hội chủ nghĩa nhưng xét từ bất cứ phương diện nào mọi sự giúp đỡ dù lớn đến đâu cũng không thể giúp cho sự nghiệp cứu nước của một dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng.

Nếu chiến dịch Điện Biên Phủ không mang tính chính nghĩa, không mang tinh thần tự chủ, thiếu đường lối chính trị đúng đắn, đường lối nghệ thuật quân sự mang bản sắc Việt Nam, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc thì không thể giành thắng lợi. Đây là nguyên tắc có tính sống còn, bài học luôn đúng và mang tính giá trị của thời đại. Minh chứng là sau chiến thắng Điện Biên Phủ của ta, sau thất bại từ chiến lược “Chiến tranh cục bộ” buộc phải ký hiệp định Paris với những điều khoản có lợi cho ta và rút quân về nước năm 1973, Mỹ có chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” cùng các khoản viện trợ khổng lồ cho chế độ ngụy quyền Sài Gòn, với nhiều vũ khí, trang thiết bị vượt trội so với Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận thất bại. Bài học cay đắng đó các thế lực thù địch, phản động đến nay chưa thể quên, vì thế chúng đưa ra một số luận điệu xuyên tạc như “thực chất quân đội Mỹ hỗ trợ quân đội Pháp có mặt tại Việt Nam là để ngăn Việt Nam xâm lược một nước khác và lúc đó quân đội viễn chinh của Pháp trên toàn thế giới đã suy yếu, kể cả nếu không có trận Điện Biên Phủ thì chưa đầy một năm nữa Pháp sẽ rút quân về nước” hay tráo trở hơn chúng cho rằng “Quân đội nhân dân Việt Nam là lính đánh thuê cho nước ngoài, không phải là những người chiến thắng ở Điện Biên Phủ”. Đây là những luận điệu, hành động không mới nhưng hết sức thâm độc, tạo nên sự hoài nghi, xét lại lịch sử làm phân tâm, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là thế hệ trẻ hiện nay. 

Xe thồ của lực lượng dân công chở gạo ra mặt trận chuẩn bị cho Chiến dịch, với quyết tâm để "bộ đội ta ăn no đánh thắng"

Ngoài ra chúng cho rằng anh hùng, liệt sĩ trong chiến thắng Điện Biên Phủ của chúng ta không có thực, là nhân vật hư cấu, bịa đặt. Với những lý lẽ hết sức vô lý, không có căn cứ, chúng không chịu thừa nhận. Thực tế không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới khi con người rơi vào hoàn cảnh bất thường sẽ có hành động xả thân trên bình thường, phi thường không phải chuyện hiếm gặp. Những anh hùng, liệt sĩ như: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo… là những con người có tên, có tuổi, có quê quán, địa chỉ rõ ràng; là con của những người mẹ mà sự hi sinh của họ là nỗi đau của một gia đình; được đồng chí, đồng đội trong đơn vị công nhận, không khó để chúng ta tìm hiểu về họ, nên không thể phủ nhận và xuyên tạc được, vì vậy ta phải nêu cao tinh thần tự giác bảo vệ danh dự, mồ hôi, xương máu của đồng bào, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là những tấm gương liệt sĩ tiêu biểu đi vào sử sách và là tấm gương cho bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Vượt qua bom đạn của kẻ thù, vượt qua điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng hàng tấn gạo, thịt, xăng dầu, vũ khí, đạn dược được quân và dân cả nước vận chuyển đến mặt trận Điện Biên Phủ cho bộ đội bằng những phương tiện thô sơ nhất để góp phần vào thắng lợi cuối cùng, kỳ tích đó nằm ngoài suy nghĩ của những người thường lấy lý luận làm cơ sở giải quyết chiến tranh, nằm ngoài suy nghĩ của những kẻ sống chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài mà không thể tự đứng trên đôi chân của mình và trên hết là chưa bao giờ nhận được sự đồng lòng, ủng hộ toàn tâm, toàn ý của cả dân tộc. Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân non trẻ nhưng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi đã được 70 năm, ngày nay chúng ta càng khẳng định những nhân tố làm nên thắng lợi đó chính là sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và dân ta; là sức mạnh của đường lối nghệ thuật, tinh thần quốc tế trong sáng. Sức mạnh đó đã minh chứng cho sức mạnh của một dân tộc anh hùng, với một quân đội anh hùng tất yếu sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta thêm nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về tầm vóc, ý nghĩa, giá trị của chiến công đó, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Đó là thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần tiếp tục vận dụng sáng tạo những bài học, kinh nghiệm quý báu đã rút được. Từ đó phản bác những luận điệu của các thế lực thù địch, đập tan âm mưu phá hoại nền độc lập, tự chủ của dân tộc, những kẻ cơ hội chính trị đã xuyên tạc, phủ nhận chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ./.