Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tác hại, hậu quả của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên tinh thần nội dung chuyên đề năm 2017, Ban biên tập xin được giới thiệu Quan điểm Hồ Chí Minh về tác hại, hậu quả của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", tự chuyển hóa".

Hậu quả thứ nhất: Suy thoái "tư tưởng chính trị", "đạo đức lối sống", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" dẫn đến nguy cơ sai lầm về đường lối .

Bởi vì:

Suy thoái "tư tưởng chính trị" là chủ quan, khinh lý luận, kém lý luận, lý luận suông.

Suy thoái về "đạo đức lối sống" làm việc mặc cả, chỉ tranh nhau món lợi, làm việc quan liêu, không sát thực tế, không gần gũi cuộc sống, sai đường lối trong gang tấc.

Trong hơn 87 năm tồn tại của Đảng ta, có lúc chúng ta có những biểu hiện sai lầm về đường lối, quyết sách; trong Đảng có những người vì suy thoái về "tư tưởng chính trị", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Nhưng điều quan trọng là khi có cái sai như vậy thì anh có đủ dũng khí để mà khắc phục không.

Hồ Chí Minh căn dặn: "Một Đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, đặc biệt là dấu diếm sai lầm về đường lối là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó do đâu có khuyết điểm đấy, có sai lầm đấy, rồi tìm mọi cách khắc phục sữa chữa sai lầm khuyết điểm đó mới là một Đảng mạnh dạn, chắc chắn, chân chính". (việc sữa sai trong cải cách ruộng đất là một minh chứng cho quan điểm trên).

Một số người nói trong văn hóa của Đảng ta không có văn hóa từ chức.

Nói như vậy là không đúng, ở thời Bác Hồ chúng ta có văn hóa nhường chức, có văn hóa từ chức.

Những người cộng sản Việt Nam bầu cử Quốc hội năm 1946 nhường cho những người không phải cộng sản để họ tham gia vào các chức vụ trong Mặt trận, trong Quốc hội. Bác Hồ chúng ta với tư cách đứng đầu Đảng kiểm điểm cuối cùng, Bác phê bình không chỉ là phê bình trước Đảng, trước cán bộ mà Bác phê bình trước toàn thể quốc dân đồng bào bằng văn bản Bác đánh máy để cho nhân dân theo dõi tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sau khi phê bình xong, Bác đề nghị cho Bác rút lui các chức vụ để có lợi cho công việc của Đảng. Sau này khi họp lại, các đồng chí trong Trung ương và cán bộ, đảng viên không cho Bác Hồ rút lui các vị trí. Bác ở lại chỉ đạo, Bác kiêm luôn nhiệm vụ Tổng Bí thư của đồng chí Trường Chinh để lại để lãnh đạo công việc .

Bằng một cách làm rõ như vậy, có nhưng cái sai lầm về quyết sách, nhưng làm đúng, làm minh bạch đặc biệt là sự hỗ trợ của nhân dân, Đảng ta lại trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Trong vòng 10 năm (1956 - 1965) đất nước ta, đặc biệt là miền Bắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế, y tế, giáo dục phát triển; an ninh, quốc phòng không thua bất kỳ một nước nào ở trong khu vực.

Thời kỳ 1965 - 1985, Đảng ta phải ghi vào Văn kiện Đại hội là đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, sau đó đổi mới để vượt qua. Đó chính là nhìn nhận, thừa nhận khuyết điểm hạn chế để tiến bộ.

Hậu quả thứ hai Suy thoái "tư tưởng chính trị", "đạo đức lối sống", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" làm triệt tiêu các nguồn lực của Đảng và nguồn lực phát triển của nhân dân.

Thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất : Triệt tiêu các nguồn lực, Bác Hồ nói suy thoái "tư tưởng chính trị", "đạo đức lối sống", tha hóa nhân cách làm cho Đảng ta chia rẽ, bè phái mất đoàn kết, cục bộ. Khi trong Đảng bị chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết sẽ làm mất sức mạnh.

Hồ Chí Minh quan tâm nhất đó là xây dựng sự đoàn kết trong Đảng, đặc biệt là trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đi đâu Bác cũng nói đoàn kết, đây là yếu tố quan trọng.

Đối với mỗi Đảng bộ, đoàn kết trước hết là trong Thường vụ, trong Ban Cán sự, Ban Chấp hành. Đoàn kết phải bằng mặt, bằng lòng, mọi cái dám trực diện với nhau, dám nhìn thẳng vào mặt nhau nói những điều mà mình cho là không phải, đó mới là đoàn kết.

Bằng mặt mà không bằng lòng đó là đoàn kết giả tạo, là suy thoái; có người nói với đồng chí mình không dám nhìn vào mắt đồng chí, bởi vì còn có cái gì đó khuất tất không dám nói.

Trong văn hóa lãnh đạo, Bác Hồ nói với nhân dân, nói chuyện với bất kỳ người nào, Bác nhìn trực diện vào người ta, bởi vì nhìn trực diện cho Bác có một tiếng nói chân thực, trung thực, người khác theo lương tri cũng nói trung thực. Đó chính là đoàn kết.

Trong Di chúc, Bác căn dặn "trong Đảng phải đoàn kết thống nhất, mỗi cán bộ, đảng viên giữ gìn đoàn kết thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

Hiện nay, Đảng ta có hơn 4,5 triệu đảng viên chưa chắc đã mạnh, trước Cách mạng tháng Tám chưa đầy 5.000 đảng viên, làm cả một cuộc cách mạng có một không hai, với cả một chiều dài đất nước gần 2000km; Bởi vì gần 5000 đảng viên này có chất lượng, đồng tâm, nhất trí, một người nói toàn Đảng đi làm theo, hiệu ứng như thế.

Thứ hai : Những suy thoái này nó làm yếu dân tộc ta, đặc biệt là việc phát huy các nguồn lực của dân (nguồn lực: nguồn lực tài chính, cả về mặt trí tuệ, sức lực con người).

Bác Hồ đi đâu Bác đều nói "Khuyên ai nên nhớ chữ Đồng, đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh". Người Việt Nam là phải nhớ chữ đồng, toàn dân nhớ chữ đồng, Bắc, Trung, Nam không phân biệt, tôn giáo, thành phần dân tộc không quan trọng, đã là người Việt Nam gọi nhau bằng chữ đồng bào, đoàn kết một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào, mọi người làm được như vậy thì dân tộc ta là một dân tộc vô địch, không ai làm gì được.

Đoàn kết là có sức mạnh và sẽ chiến thắng mọi ke thù. Đó chính là bài học của quá khứ và đúng cho cả hiện tại và tương lai. Hiện nay, có hiện tượng một số đối tượng nhân danh yêu nước, nhân danh lòng tự hào dân tộc, cố tình gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành các điểm nóng chính trị.

Thứ ba : Hậu quả lớn nhất của suy thoái "tư tưởng chính trị", "đạo đức lối sống", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là làm mất niềm tin của dân đối với Đảng, đối với chế độ và làm mất niềm tin đối với sự cao cả thiêng liêng của người cộng sản, mất niềm tin của nhân dân đối với sự trong sáng, đẹp đẽ của người cộng sản.

Theo Hồ Chí Minh: "Tin" ở đây không phải quan hệ của một con người. Niềm tin là giá trị chính trị, giá trị của văn hóa chính trị, cái này phải bằng thực tiễn để khẳng định, không tự dưng mà có và không thể mua được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét