Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

Ấn Độ tiếp tục chạm kỷ lục mới về Covid-19

Viễn cảnh thoát đại dịch của Ấn Độ dường như còn xa vời, khi số ca nhiễm nCoV mới trung bình 7 ngày chạm mức cao kỷ lục. Thế giới đã ghi nhận 160.289.664 ca nhiễm nCoV và 3.329.964 ca tử vong, tăng lần lượt 721.927 và 13.513, trong khi 138.032.449 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers. Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 23.340.456 ca nhiễm và 254.225 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 348.529 và 4.200 ca. Theo thống kê của Reuters, Ấn Độ đang dẫn đầu thế giới về trung bình số ca tử vong mới hàng ngày, đồng thời chiếm 1/3 tổng số trường hợp tử vong mới trên toàn cầu mỗi ngày. Hôm 11/5, số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày lên tới 390.995, mức cao kỷ lục. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp B.1.617, biến chủng nCoV mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ năm ngoái, vào nhóm "biến chủng đáng lo ngại" (VOC) trên quy mô toàn cầu. Nó chứa hai đột biến L452R và E484Q, gọi là "đột biến kép", có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19. Theo Gisad, trang web chia sẻ dữ liệu virus giữa các quốc gia, biến chủng này đã xuất hiện tại ít nhất 40 nước trên thế giới. Giới chuyên gia thúc giục Ấn Độ phong tỏa toàn quốc, trong khi ngày càng nhiều bang áp đặt những biện pháp hạn chế cứng rắn hơn, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp và nền kinh tế. Khó khăn đối với hệ thống y tế thêm chồng chất, khi chính phủ Ấn Độ đề nghị các bác sĩ chú ý đến những dấu hiệu của mucormycosis, hay còn gọi là "nấm đen" ở bệnh nhân Covid-19. Bệnh nhiễm trùng chết người và hiếm gặp này thường tấn công mạnh nhất ở người có hệ miễn dịch bị suy yếu do các bệnh nhiễm trùng khác. Giới chuyên gia y tế đã chứng kiến số ca nhiễm trùng nấm đen gia tăng ở Ấn Độ những tuần gần đây. Gia đình một nạn nhân Covid-19 trong đám tang tại một lò hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ, hôm 11/5. Ảnh: AFP. Gia đình một nạn nhân Covid-19 trong đám tang tại một lò hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ, hôm 11/5. Ảnh: AFP. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 33.544.812 ca nhiễm và 596.878 ca tử vong do nCoV, tăng 29.504 ca nhiễm và 672 ca tử vong so với một ngày trước đó. Với gần 60% người trưởng thành đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 và khoảng 113 triệu người, tương đương 34%, được tiêm chủng đầy đủ, Mỹ đang trên đường hoàn thành mục tiêu mà Tổng thống Joe Biden đặt ra, trong đó 70% dân số sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine trước ngày 4/7. Số ca nhiễm, nhập viện và tử vong tại Mỹ đều đang sụt giảm mạnh, được cho là nhờ tiêm chủng thành công. Hôm 3/5, các quán bar tại New York lần đầu tiên được phục vụ trong nhà sau nhiều tháng, vài ngày sau khi Thị trưởng Bill de Blasio tuyên bố thành phố nên tái mở cửa hoàn toàn vào ngày 1/7. Cùng ngày, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis cũng ký sắc lệnh hành pháp chấm dứt mọi lệnh khẩn cấp tại địa phương liên quan đến Covid-19. Các bang New York, New Jersey và Connecticut dự kiến dỡ bỏ hầu hết hạn chế về quy mô phục vụ với doanh nghiệp, bao gồm cửa hàng bán lẻ, dịch vụ ăn uống và phòng gym, kể từ ngày 19/5. Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết hệ thống tàu điện ngầm trong thành phố sẽ trở lại hoạt động 24 giờ mỗi ngày từ 17/5. Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ, cũng cho rằng đã đến lúc bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 và cho phép người dân tận hưởng những thành quả của chiến dịch tiêm chủng. Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 15.282.705 ca nhiễm và 425.540 ca tử vong, tăng lần lượt 68.675 và 2.104. Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa hôm 11/5 cho biết họ đã đình chỉ sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho phụ nữ có thai trên toàn quốc, sau khi ghi nhận một phụ nữ tử vong vì đột quỵ xuất huyết, sự cố được cho là có thể liên quan đến tiêm chủng. Người phụ nữ 35 tuổi này đang mang thai 23 tuần, Anvisa cho hay, nói thêm rằng họ chưa được thông báo về bất kỳ tác dụng phụ nào khác liên quan đến phụ nữ mang thai. Văn phòng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết chính phủ sẽ chi thêm 1,05 tỷ USD cho việc sản xuất, cung cấp và phân phối vaccine Covid-19, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế đang diễn ra. Bộ trưởng Y tế Marcelo Queiroga cho biết Brazil sắp ký hợp đồng thứ hai với Pfizer để mua thêm 100 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó 35 triệu liều sẽ được bàn giao vào tháng 10. Tổng thống Bolsonaro hứng hàng loạt chỉ trích trong nước và quốc tế do phản ứng yếu kém trước đại dịch. Ông kiên quyết phản đối các lệnh phong tỏa, liên tục quảng cáo thuốc trị sốt rét chloroquine như một phương pháp điều trị Covid-19, dù chuyên gia khẳng định thuốc này không hiệu quả và thậm chí có thể gây hại. Hậu quả là Covid-19 đã trở thành thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong lịch sử Brazil. Tại châu Âu, sau khi chương trình tiêm chủng Covid-19 đạt tiến bộ, nhiều nước đang lên kế hoạch từng bước trở lại cuộc sống bình thường. Thủ tướng Anh Boris Johnson hy vọng dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế vào tháng 6, trong khi Pháp quyết định bắt đầu nới lỏng lệnh giới nghiêm ban đêm từ ngày 19/5, cho phép quán cà phê, quán bar và nhà hàng phục vụ ngoài trởi. Dịch vụ trong nhà dự kiến được nối lại vào ngày 30/6. Đức nới lỏng hạn chế với những người được tiêm phòng đẩy đủ hoặc đã bình phục sau khi nhiễm nCoV từ hôm 9/5, đồng thời dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, các quy tắc cách ly và yêu cầu xuất trình kết quả âm tính với nCoV khi đến tiệm làm tóc, sở thú hoặc mua sắm. Một số bang, bao gồm thủ đô Berlin, cũng đang giảm bớt các quy định hạn chế riêng. Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic hôm qua cho biết họ sẽ sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận Covid-19, giúp những người đã được tiêm chủng, đã bình phục hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV có thể di chuyển dễ dàng hơn trong lãnh thổ Liên minh châu Âu. "Đây là một ưu tiên đối với công dân của chúng tôi. Tôi tin rằng việc này sẽ hoàn thành trước mùa hè", ông nói. Tại Đông Nam Á, Philippines vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 1.113.547 ca nhiễm và 18.620 ca tử vong, tăng lần lượt 4.734 và 59 ca. Bộ Y tế Philippines hôm qua cho biết nước này đã phát hiện hai ca đầu tiên nhiễm biến chủng nCoV mới từ Ấn Độ, trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 8 tuần. Đây là hai thuyền viên trở về từ hồi tháng 4. "Chúng ta cần tiếp tục theo dõi những biến chủng khác có thể xuất hiện, đồng thời giám sát sự lây lan của các biến chủng đã được tìm thấy", Alethea De Guzman, giám đốc phụ trách dịch tễ của Bộ Y tế Philippines, cho biết, nói thêm rằng hai thuyền viên đã được cách ly từ khi trở về và đều đã bình phục. Nếu xu hướng giảm số ca nhiễm được duy trì, các biện pháp hạn chế có thể sẽ được nới lỏng, giúp trút bớt gánh nặng cho nền kinh tế. Trong nỗ lực ngăn chặn sự xâm nhập của các biến chủng nCoV, Philippines đã tạm thời cấm hành khách từ Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Nepal và Bangladesh nhập cảnh. Campuchia ghi nhận thêm 480 ca nhiễm nCoV và 5 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 20.223, trong đó 131 người đã tử vong. Campuchia kết thúc phong tỏa thủ đô Phnom Penh từ ngày 5/5, song người dân vẫn phải tiếp tục tuân thủ quy định như thời gian phong tỏa, áp dụng theo mã màu của từng khu vực. Người sống trong vùng đỏ phải ở lại nơi cư trú, không được ra ngoài "trừ khi có việc khẩn cấp". 84 cảnh sát Campuchia thực hiện nhiệm vụ tại các "vùng đỏ" ở tỉnh Kandal và thủ đô Phnom Penh đã được xác nhận dương tính với Covid-19. Những người trong vùng cam có thể di chuyển "nếu có việc cần thiết". Trong khi đó, người dân sống trong vùng vàng được phép đi lại, đa số các ngành nghề kinh doanh được phép mở cửa lại. Lệnh giới nghiêm từ 20h tới 3h vẫn áp dụng với vùng vàng và vùng cam. Lào báo cáo 35 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 của nước này lên 1.362, trong đó một người chết. Lào ghi nhận ca tử vong do nCoV đầu tiên hôm 9/5 là một nữ công dân Việt Nam, 52 tuổi, có bệnh lý nền. Chính phủ Lào hôm 21/4 ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc tới 5/5, nhưng hôm 4/5 quyết định kéo dài thời gian thêm 15 ngày, tới 20/5. Nhóm chuyên trách phòng chống và kiểm soát Covid-19 của Lào hôm qua cho biết một phụ nữ 63 tuổi, sống tại huyện Naxaithong thuộc tỉnh Viêng Chăn, đã tử vong sau khi được tiêm vaccine AstraZeneca tuần trước. Bà từng được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Giới chức chưa xác định cái chết có liên quan đến vaccine hay không. Hàng nghìn người tại Lào đã tiêm vaccine AstraZeneca và hầu hết không gặp bất kỳ vấn đề nào. Giới chức y tế cũng kêu gọi người dân đi tiêm chủng nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.

Thêm 34 ca Covid-19

Bộ Y tế sáng 12/5 ghi nhận 34 ca dương tính nCoV, trong đó 33 ghi nhận trong nước và một ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 34 ca mới được ghi nhận từ số 3538-3571. Trong đó, 33 ca trong nước gồm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 4, Vĩnh Phúc 13, Đà Nẵng 7, Bắc Giang 6, Lạng Sơn, Hà Nội và Nam Định mỗi nơi một. Số ca mới trong khu cách ly là 21. Số ca mới trong khu vực được phong tỏa 8, và số ca mới trong bệnh viện được phong tỏa 4 ca. Không phát hiện các ổ dịch mới. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 562, ghi nhận ở 26 tỉnh thành. Cụ thể, địa bàn Hà Nội 153 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 84 ca, 13 ca ở Bệnh viện K), Bắc Ninh 119, Bắc Giang 70, Vĩnh Phúc 73, Đà Nẵng 60, Hưng Yên 19, Hà Nam 16, Thái Bình 8, Hải Dương 7, Hòa Bình 5, Lạng Sơn 6, Thừa Thiên Huế 4, Quảng Nam 3, Quảng Trị 3, Đăk Lăk 2, Điện Biên 2, Nam Định 3, Đồng Nai, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP HCM, Yên Bái mỗi nơi một ca. 33 ca ghi nhận trong nước: Tại Nam Định: Ca 3538, nam, 12 tuổi, địa chỉ tại huyện Trực Ninh, là F1 của ca 3126, cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5 dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Trực Ninh. Tại Bắc Giang: Ca 3539, 3542, 3550, 3558, 3560, 3571, đều liên quan đến ổ dịch công ty SJ Tech trước đó. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5 các bệnh nhân dương tính với nCoV, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Bắc Giang. Tại Đà Nẵng: Ca 3540- 3541, 3543-3547 là F1 liên quan tới ổ dịch cũ, đã được cách ly, đang tiếp tục điều tra dịch tễ mở rộng. Kết quả xét nghiệm ngày 9/5 các bệnh nhân dương tính với nCoV. Tại Lạng Sơn: Ca 3549, nữ, 33 tuổi, địa chỉ tại huyện Tràng Định, có tiền sử đi về xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đã chủ động đi khai báo y tế. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5 dương tính với nCoV, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Tại Vĩnh Phúc: Ca 3555-3557, 3559, 3561-3569, đều liên quan đến ổ dịch Sunny Club, cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10/5 dương tính với nCoV, họ điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc. Tại Hà Nội: Ca 3551-3554 ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 gồm 2 nhân viên y tế và 2 bệnh nhân đã được cách ly trong bệnh viện. Ca 3570 ghi nhận tại Hà Nội là F1 của ca 3093. Kết quả xét nghiệm ngày 11/5 bệnh nhân dương tính với nCoV. Một ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Đà Nẵng là 3548, nam, 24 tuổi, địa chỉ tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngày 21/4, anh từ Nga nhập cảnh sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN5062, kết quả xét nghiệm ngày 10/5 dương tính với nCoV. Hiện bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, ngày 11/5 thêm 20.732 người tiêm vaccine Covid-19. Như vậy, đến nay cả nước tổng cộng đã thực hiện tiêm đợt 1 và 2 được 887.705 người. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe cách ly là hơn 67.000. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là hơn 1.000, tại cơ sở khác hơn 27.000, còn lại cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài vào nước ta rất cao nếu không kiểm soát chặt đường biên giới. Người dân được khuyến cáo thực hiện nghiêm quy tắc 5K. Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 160 triệu ca Covid-19, trong đó hơn 3,3 triệu người đã tử vong. Đứng thứ nhất về số ca mắc là Mỹ, sau đó là Ấn Độ và Brazil.

PHẬT TỬ NẤU CƠM TẶNG NGƯỜI CÁCH LY Ở BỆNH VIỆN K


Trước sự vất vả của các y bác sĩ, bệnh nhân và người thân đang phải cách ly y tế ở Bệnh viện K, phật tử chùa Phúc Long (Hà Nội) đã tiếp sức bằng hàng trăm suất cơm mỗi ngày.


Với mong muốn góp một phần công sức và chia sẻ khó khăn với những người phải cách ly y tế vì dịch Covid-19, nhiều tăng ni, phật tử tại chùa Phúc Long (Hà Nội) đã cùng nhau nấu 200 suất cơm rồi vận chuyển đến Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp.


Ni sư Thích Đàm Giao - Trụ trì chùa Phúc Long - cho biết: "Với mong muốn san sẻ nỗi khó khăn với người dân đang phải cách ly tập trung, đặc biệt là tại Bệnh viện K, nơi có nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, nhà chùa đã tổ chức nấu cơm từ thiện từ ngày 9/5 và dự kiến hoạt động nấu ăn này sẽ diễn ra cho đến hết đợt dịch Covid-19. Bên cạnh đó, nhà chùa cũng đã gửi 60.000 khẩu trang y tế đến một số địa phương có dịch như Vĩnh Phúc, Hà Giang..."


Các suất cơm gồm có thịt, chả, lạc, rau xanh, khoai tây, canh. Ngoài ra, mỗi phần đều kèm thêm một hộp sữa để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.


Kể từ khi phát động phong trào nấu cơm từ thiện trên mạng xã hội, nhà chùa đã nhận được 30 triệu tiền mặt, 200 kg gạo, 200 kg rau sạch. Có đơn vị mang đến ủng hộ 1.000 quả trứng. Đối với số tiền các phật tử gửi về, nhà chùa sẽ mua bổ sung thêm các món trong bữa ăn.


Trước khi nấu nướng, các phật tử được dặn dò phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mang găng tay, khẩu trang. "Lương thực thực phẩm cũng được chúng tôi lựa chọn cẩn thận, rau được rửa nhiều lần để đảm bảo vệ sinh. Đồ ăn chế biến xong phải đảm bảo chất lượng cũng như dinh dưỡng bởi mình coi như đang nấu cơm cho người thân trong bệnh viện", bà Hoa chia sẻ.


Sau khi chế biến xong, các suất ăn được đóng gói cẩn thận rồi chở đến Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp, nơi đang có hàng trăm bác sĩ, bệnh nhân và người nhà được cách ly tập trung để phòng chống dịch Covid-19. Trung bình mỗi ngày, chùa Phúc Long cung cấp từ 150-250 suất cơm cho Bệnh viện K và dự kiến hoạt động nấu ăn này sẽ diễn ra cho đến khi hết dịch Covid-19.

Phê phán các quan điểm sai trái về bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Bầu cử là công việc của mỗi quốc gia và có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau. Không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Điểm chung trong bầu cử của các nước là theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.

Cũng như các kỳ Đại hội và bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch đưa ra nhiều quan điểm chống phá, như: “Đảng lãnh đạo bầu cử là không dân chủ”, “Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam là hình thức”; “Đảng cử - dân bầu”; “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”; “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”; “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”; “Cuộc bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe cánh” của Đảng “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia””, v.v... Bài viết xin nêu những luận cứ phê phán các quan điểm sai trái trên.

1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘC BẦU CỬ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tiễn kiểm nghiệm, được nhân dân thừa nhận, được hiến định trong các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013. Khoản 1, Điều 4, Hiếp pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên việc Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử là tất yếu khách quan, là hợp hiến, hợp pháp. Để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Hiện nay, các nước dù theo thể chế chính trị nào đều có đảng chính trị. Các nước theo chế độ đa đảng, các đảng chính trị đều lãnh đạo các cuộc bầu cử.

Cớ gì lại phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bầu cử?

2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIỚI THIỆU NHỮNG NGƯỜI ĐỂ BẦU LÀM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP LÀ ĐÚNG THẨM QUYỀN

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong đó có lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị”[2].

Các nước tư bản chủ nghĩa, các đảng phái chính trị đều cử người của đảng mình tham gia tranh cử vào thượng viện, hạ viện, tham gia tranh cử bầu tổng thống, thủ tướng, v.v...

Tại sao lại cho rằng ở Việt Nam lại “Đảng cử - dân bầu”? Trên thế giới đều “đảng cử - dân bầu”. Vấn đề quan trọng nhất là “cử” ai. Những người có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản khác, như Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 về Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở xã, ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung; Nghị quyết số 1187/NQ/UBTVQH14 về Hướng dẫn việc xác định cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG về việc hướng dẫn mẫu hồ sơ ứng cứ, mẫu phiếu bầu cử, nội dung phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đều thể hiện rõ những vấn đề cơ bản nhất: Một là, xác định rõ tiêu chuẩn đối với ứng viên: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cậy quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ học vấn, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, v.v... Hai là, thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch.

3. MỌI CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỀU CÓ QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

Ngay trong bản Hiến pháp năm 1946, Điều 18 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái, trai, đều có quyền  bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định rõ quyền bầu cử và ứng cử. Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.

Trên thực tế, kể từ khi tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội khóa I (06/01/1946) đến nay, mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền bầu cử và ứng cử và thực hiện dân hiện dân chủ thật sự, không có chuyện “hình thức” như một số người lu loa.

Thật ra, không phải trước thềm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 họ mới lu loa, mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, bất mãn đã lu loa từ nhiều kỳ bầu cử trước đây. Chẳng hạn, trong cuộc bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đã xuất hiện một “làn sóng” tự ứng cử của những người tự xưng là “nhà dân chủ”. Họ bị loại qua các vòng hiệp thương và rêu rao những luận điệu hết sức sai trái, như: Chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, v.v... Họ đã quá sai, Hiến pháp đã hiến định “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Họ không theo Đảng Cộng sản thì họ theo ai? Đảng không cản trở bất cứ ai, tôn trọng quyền bầu cử và ứng cử của những người đủ tiêu chuẩn và điều kiện, không chấp nhận những người không đủ tiêu chuẩn. Từ trước đến nay vẫn thế. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.

4. BẢO ĐẢM QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP CÓ CƠ CẤU HỢP LÝ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ CỦA NƯỚC TA BẢO ĐẢM Ý CHÍ CỦA NHÂN DÂN VÀ PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG TIẾN BỘ XÃ HỘI

Họ cho rằng Đảng quy định số lượng đại biểu ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng. Thậm chí, có đối tượng còn đói xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo phương thức của các nước tư bản chủ nghĩa.

Bản chất Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở nước ta khác với các nước tư bản chủ nghĩa. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Khoản 1, Điều 113 Hiến pháp  năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.

Chính vì thế trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cần có cơ cấu hợp lý, đại diện cho các giai tầng trong xã hội, có ­người ngoài Đảng, nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại biểu ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Tỷ lệ này là tỷ lệ đã được đặt ra từ các cuộc bầu cử trước đây và cố gắng phấn đấu đạt tỷ lệ ấy.

Bầu cử là công việc của mỗi quốc gia và có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau. Không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Điểm chung trong bầu cử của các nước là theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.

Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt Nam quy định: Cử tri bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm ý chí của nhân dân, phù hợp với xu hướng tiến bộ xã hội. Tuyên ngôn nhân quyền mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 nêu rõ: “Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông

Tổng Thư ký HĐLLTW

 

CẢNH GIÁC ÂM MƯU “TẠO SÓNG”, “KHUẤY NƯỚC”, PHÁ HOẠI BẦU CỬ


    Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

    Theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn khác, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được diễn ra đồng thời vào ngày 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp.

   Người dân được trực tiếp đi bầu cử đại biểu của mình, đây là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đã được hiến định. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương nói riêng.

   Bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp lần này diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Hơn 75 năm, từ Quốc hội khóa I cho đến nay, dù ở vào thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào, Quốc hội Việt Nam đều có những đóng góp to lớn, xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng. Sự thành công, thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thiết thực thực hiện Nghị quyết Đại đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020- 2025.

   Cuộc bầu cử là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, thể hiện bản chất tốt đẹp, dân chủ, nhân văn của chế độ, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân; cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng trên mọi mặt của đời sống xã hội.

   Lợi dụng vào sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã tung ra “chiến dịch” tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt, chống phá cuộc bầu cử. Luận điệu mà họ tập trung công kích, xuyên tạc, diễn biến có thể khái quát ở mấy điểm sau đây:

   Một là, xuyên tạc, kích động phá hoại bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Họ  bịa đặt, suy diễn: “Việc bầu cử Quốc hội không phải là quyền lợi, nghĩa vụ, không có dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, sắp xếp, chia chác “ghế ngồi”, nhân dân không có quyền thật sự”.

   Hay “ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử”, đó là “chế độ Đảng cử - dân bầu”, là “dân chủ trình diễn”…, từ đó họ kêu gọi phải sửa đổi nguyên tắc, quy định bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do, còn “nếu với tư cách tổ chức bầu cử này, xã hội sẽ không có tự do và dân chủ”!

   Hai là, kêu gọi toàn dân tẩy chay cuộc bầu cử. Tổ chức khủng bố Việt Tân, Hội anh em dân chủ, những phần tử phản động, lưu vong kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử. Chúng ngụy biện tung ra các luận điệu: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tham gia bỏ phiếu bầu cử là quyền con người, quyền công dân chứ không phải là nghĩa vụ của công dân”.

   Một số đối tượng như Nguyễn Văn Đài thường xuyên livestream, phát tán trên mạng xã hội, suy diễn rằng “đã là quyền con người, quyền công dân thì mọi người có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước không có quy định nào bắt buộc công dân Việt Nam phải tham gia đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp”… Từ đó, rêu rao,  ra sức kêu gọi cử tri tẩy chay bầu cử Quốc hội.

   Ba là, hạ thấp vai trò của Quốc hội, như: “Quốc hội là một hình thức ngụy dân chủ của nhà nước độc tài CSVN để lừa dối nhân dân, là một công cụ của Đảng để cai trị nhân dân và đất nước”; “tất cả những người mà được gọi là đại biểu Quốc hội đều được tầng lớp chóp bu độc tài CSVN lựa chọn và quyết định từ trước, bầu cử chỉ là hình thức”.

   Hay xuyên tạc kết quả bầu cử là “mù mờ”, thiếu khách quan kiểu “kể cả người trúng cử cũng như người bị trượt, tỷ lệ phiếu bầu trúng cử bao nhiêu % cũng được tầng lớp chóp bu quyết định trước”.

   Bốn là, thông tin bịa đặt, bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước được đề cử ứng cử đại biểu Quốc hội. Chúng bịa đặt, bôi nhọ về nguồn gốc xuất thân, gia đình tới bản thân cán bộ lãnh đạo, từ quá trình trưởng thành, học hành kém cỏi, thành tích bất hảo, tư cách đạo đức yếu kém đến việc nâng đỡ, ưu ái khuất tất trong quá trình công tác; bôi nhọ lối sống sa hoa, buông thả, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, lợi ích nhóm để trục lợi vơ vét tiền của, sắp xếp “cánh hẩu” để tham nhũng chức quyền… Những thông tin bịa đặt, sai trái được viết theo kiểu quy chụp đen tối, bao nhiêu tiêu cực, xấu xa đều quy cho cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quy chụp cho chế độ.

   Mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc cuộc bầu cử là ngày hội lớn để bầu ra cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội và các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thể hiện bản chất chế độ, tính dân chủ, nhân dân sâu sắc của Nhà nước pháp quyền XHCN. Quy định bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp về quy trình, nguyên tắc tổ chức, ứng cử, tự ứng cử, quyền lợi, nghĩa vụ công dân… đã được pháp luật quy định một cách chặt chẽ trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; được thực hiện một cách cẩn trọng, chắc chắn, bài bản, dân chủ, khách quan.

    Những luận điệu mà các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội nêu ra là xuyên tạc, bịa đặt với phương thức, thủ đoạn tinh vi, nhằm hạ thấp vai trò, ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, gieo rắc nhận thức lệch lạc, sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử ở Việt Nam là “hình thức”, “ngụy dân chủ”; xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, hình ảnh méo mó về thể chế chính trị, đời sống chính trị, xã hội ở Việt Nam trên trường quốc tế.

   Các đối tượng kêu gọi tẩy chay, phá hoại cuộc bầu cử; cổ súy những phần tử bất mãn, thoái hóa biến chất lập hồ sơ tự ứng cử, lợi dụng kết quả các đối tượng này bị loại khỏi danh sách bầu cử trong quá trình hiệp thương, lấy phiếu tín nhiệm nhân dân để xuyên tạc, kích động, đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Bịa đặt, suy diễn, hạ thấp uy tín lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước…

   Từ việc phá hoại bầu cử, chúng tiến tới làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tuyên truyền, ca ngợi, cổ súy hình thức bầu cử, xu hướng chính trị tư bản, mô hình nhà nước “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự” kiểu phương Tây.

   Trên các trang truyền thông quốc tế như RFA, VOA, BBC…, họ đưa ra các bài viết, phỏng vấn có nội dung xuyên tạc về cuộc bầu cử như “Nhiều cử tri tẩy chay cuộc bầu cử”, “Bầu cử Quốc hội Việt Nam thiếu tự do và không công bằng”, “Ứng viên độc lập bị giam cầm”… Đồng thời, tung ra các bài viết kích động chống phá trên diễn đàn mạng xã hội Facebook, YouTube, các website, blog chống đối.

   Do đó, cần nhận diện thủ đoạn, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động để nhân dân, cử tri đề cao cảnh giác, không a dua, cổ suý, mắc mưu kẻ xấu; nêu cao ý thức, trách nhiệm công dân trước sự kiện chính trị quan trọng của nước nhà…

Hải Đăng ST

Cần nhận diện, đấu tranh với các hội, nhóm, phần tử "ký sinh trùng" ôm mộng phá hoại bầu cử

Trước các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đến hẹn lại lên, cứ mỗi lần đất nước diễn ra một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thì những kẻ cơ hội chính trị, những “nhà dân chủ” tự xưng ôm giấc mộng quyền lực nhưng không chịu phấn đấu và cống hiến lại tung ra những chiêu bài phá hoại. Họ là ai? Không quá đông, nhưng thành phần lại khá phức tạp, bao gồm: Thứ nhất các đảng phái, phe nhóm chính trị bất hợp pháp. Những đảng, nhóm này sống “ký sinh” bằng đồng tiền của các thế lực thù địch, chỉ có mỗi nhiệm vụ “ăn và phá sự nghiệp đổi mới của nhân dân Việt Nam”. Bộ phận thứ hai là một số trí thức và cán bộ bất mãn. Bộ phận này hình thành các “nhóm dân chủ”, “nhóm kiến nghị”, “câu lạc bộ”, “viện nghiên cứu”, hoặc “hội” này, “hội” kia một cách bất hợp pháp. Bộ phận thứ ba là một số cá nhân đơn lẻ, vì những lý do khác nhau đã trượt vào vũng bùn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thường hùa vào những luận điệu xuyên tạc kiểu “theo đóm ăn tàn”. Như trên trang facebook Hương Sen Việt có bài “Những ‘Chí phèo’ thời nay”, nhắc tới Đỗ Ngà - cái tên không xa lạ trong giới “dân chủ” với thành tích “chửi”. Giống như nhân vật Chí Phèo, vớ được chuyện gì của Đảng và Nhà nước là hắn chửi, chửi bất chấp, chửi hoang tưởng, chống lại Nhà nước Việt Nam, xúc phạm lãnh tụ. Trang facebook Vững tin theo Đảng phê phán quan điểm cho rằng: Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ cần tập trung nâng cao sức mạnh quân sự, không cần công tác Đảng, công tác chính trị và cán bộ chính trị để tinh gọn biên chế. Do vậy, có thể thấy đầu óc của Đỗ Ngà và những người “dân chủ giả hiệu” đã trở nên cực đoan đến cùng cực. Chúng chỉ biết dựng chuyện và đổ lỗi. Mọi lỗi lầm, mọi sự biến trong xã hội, dù nhỏ như cây kim hay to như con voi, đều chỉ có một đích đến để trút bỏ trách nhiệm là “nhà nước cộng sản”. Với những kẻ cứng đầu, cực đoan, trong đầu đầy định kiến như thế này, thì mọi chia sẻ, đối thoại đều không có tác dụng. Chúng không chỉ một lần, mà nhiều lần trắng trợn vi phạm pháp luật, thậm chí thách thức các cơ quan chức năng. Với những kẻ như Đỗ Ngà thì cần nhận một sự trừng phạt thích đáng mới có thể tỉnh ngộ. Luận điệu trên hòng phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Nếu không có hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, thì Quân đội sẽ mất đi linh hồn, mạch sống, mất phương hướng, xa rời mục tiêu chiến đấu, không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chưa cần thiết thực hiện giãn cách xã hội

Sáng 11/5, tại buổi giao ban báo chí tại Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa cần thiết thực hiện giãn cách xã hội . "Điểm này Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã khẳng định xuyên suốt: khoanh vùng gọn nhất, nhanh nhất, nếu chưa đủ chứng cứ để khoanh gọn, tạm thời khoanh vùng rộng hơn. Tuy nhiên, cần khẩn cấp xác định những yếu tố về dịch tễ để có thể thu hẹp, khoanh vùng lại; có sự điều chỉnh phù hợp với tinh thần, năng lực của Việt Nam. Mỗi một lần chống dịch, chúng ta cần nhìn nhận lại một cách rất nghiêm túc", Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi giao ban báo chí sáng 11/5.© Được VTC cung cấp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi giao ban báo chí sáng 11/5. Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước sớm nhất có ca mắc COVID-19. Ngay từ khi dịch xuất hiện ở nước ta, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đề ra chiến lược phòng, chống dịch. Theo Phó Thủ tướng, nhờ thực hiện nhất quán chiến lược, sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia của các lực lượng nòng cốt, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chống dịch tốt nhất. "Nếu một nền y tế như Việt Nam mà nhiều người mắc COVID-19 sẽ hậu quả khôn lường. Do đó, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là toàn dân đã tích cực tham gia chống dịch. Về các bước đi, phương châm trong y tế, chúng ta nêu rất rõ là 5 bước: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị tích cực, những nội dung này đến giờ phút này không thay đổi", Phó Thủ tướng nói. Thực hiện chiến lược đã đề ra, đến nay, các biện pháp phòng, chống dịch không thay đổi. Trong từng thời kỳ cụ thể, có những lúc có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, năng lực thực tế nhưng các nguyên tắc mang tính chiến lược không thay đổi. Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu kép, vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, đồng thời tăng trưởng kinh tế. Đối với vấn đề vaccine, Phó Thủ tướng cho biết ngay từ giai đoạn đầu chống dịch, từ cuối năm 2019, xác định virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng sẽ tồn tại lâu dài, vaccine chống dịch mới là giải pháp căn cơ, lâu dài, Việt Nam đã tìm mọi cách để có nguồn vaccine sớm nhất từ nhập khẩu, sản xuất trong nước để tiêm cho tất cả người dân. Việc này Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đã ban hành Nghị quyết, giao thẩm quyền và trách nhiệm cho Bộ Y tế thực hiện. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, nguồn vaccine rất khan hiếm nên mặc dù Bộ Y tế rất nỗ lực nhưng từ giờ đến cuối năm chỉ có thể nhập được một số lượng còn nhỏ. "Bộ Y tế đang tích cực bàn cách để có vaccine sớm nhất nhưng dự kiến phải đến cuối năm mới có một lượng vaccine nhất định và nếu tiêm hết lượng đó thì đến cuối năm vẫn chưa đủ để miễn dịch cộng động. Như vậy, ít nhất từ giờ đến cuối năm chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp giống như lúc chưa có vaccine", Phó Thủ tướng nói. Đối với tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, Phó Thủ tướng khẳng định đây là nguy cơ rất lớn, Chính phủ kiên quyết chỉ đạo các cơ quan thực hiện các biện pháp xử lý nghiêm khắc, đặc biệt với các tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Chính phủ cũng kêu gọi người dân cùng nhau tham gia phát hiện, báo với cơ quan chức năng nếu phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Cả lớp đi cách ly trong đêm vì bạn học nhiễm nCoV

Đêm 10/5, 32 học sinh lớp 6 và 8 giáo viên trường THCS Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, đi cách ly tập trung sau khi nam sinh dương tính với nCoV. Ông Trần Hải Bằng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trực Ninh, cho biết 21h đêm qua, nhận thông tin học sinh lớp 6 trường THCS Cổ Lễ, con trai "bệnh nhân 3126" dương tính với nCoV, chính quyền đã đưa 32 em cùng lớp và 8 giáo viên trong trường tiếp xúc gần đi cách ly tập trung. Sáng nay, thêm 8 em khác tiếp xúc gần được đưa vào khu cách ly. Hơn 400 học sinh và giáo viên trường THCS Cổ Lễ được lấy mẫu xét nghiệm, yêu cầu cách ly tại nhà. Hiện học sinh của trường đã hoàn thành bài kiểm tra cuối kỳ II và được nghỉ hè từ ngày 10/5. Hơn 30 học sinh cùng lớp với nam sinh lớp 6 ở Nam Định được đưa đi cách ly tập trung trong đêm 10/5. Ảnh: Đỗ Đức Lộc.© Được VnExpress cung cấp Hơn 30 học sinh cùng lớp với nam sinh lớp 6 ở Nam Định được đưa đi cách ly tập trung trong đêm 10/5. Ảnh: Đỗ Đức Lộc. Theo ông Bằng, đây không phải trường hợp học sinh đầu tiên mắc Covid-19 đợt này nên đơn vị đã chuẩn bị tinh thần. "Khi có thông tin về ca nhiễm, ngay trong đêm Phòng phối hợp nhà trường quyết liệt rà soát, khoanh vùng F1, F2, F3..., thông báo tới phụ huynh", ông Bằng nói. Qua rà soát những người từng đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, Đông Anh, Hà Nội, nhà chức trách đã phát hiện "bệnh nhân 3126" vào ngày 6/5. Chị này sau đó đã lây cho con gái học lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh và con trai học lớp 6. Trước đó ngày 10/5, 140 học sinh, giáo viên trường THPT Thuận Thành số 1, tỉnh Bắc Ninh, phải đi cách ly tập trung do một giáo viên và một học sinh trong trường mắc Covid-19. Ngày 9/5, nhiều học sinh và giáo viên trường THPT Kinh Bắc đi cách ly tập trung do lớp 12A1 có 6 học sinh dương tính. Từ ngày 27/4 đến trưa 11/5, Bộ Y tế ghi nhận 501 ca Covid-19 cộng đồng ở 26 tỉnh thành. 39 địa phương đã cho học sinh dừng đến trường, chuyển sang học online, hoặc nghỉ hè sớm.

Giám đốc Công an Đồng Nai: Đã vô hiệu hóa 130 băng ổ nhóm tội phạm có tổ chức

Ngày 11/5, Đại tá Vũ Hồng Văn, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và các ứng viên ĐBQH khoá XV đã có buổi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại huyện Thống Nhất. Trao đổi với cử tri về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là tình hình an toàn giao thông, Đại tá Vũ Hồng Văn nhấn mạnh, với cương vị là Giám đốc Công an tỉnh ông sẽ quyết liệt hơn nữa, quyết tâm xử lí kịp thời, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. "Từ cuối năm 2019 đến nay, Công an tỉnh đã triệt phá, làm tan rã, vô hiệu hóa 130 băng ổ nhóm tội phạm có tổ chức, nhiều loại tội phạm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Qua đó đã làm trong sạch địa bàn, xây dựng Đồng Nai an ninh, an toàn”, Đại tá Văn nói. Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cũng khẳng định, nếu được bầu làm ĐBQH, ông sẽ giữ lời hứa với cử tri, nói và làm vì quyền lợi của nhân dân, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc và bức xúc của nhân dân. Đối với lĩnh vực an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đại tá Vũ Hồng Văn cho biết, quan điểm chỉ đạo của Ban Giám đóc Công an tỉnh là lực lượng CSGT sẽ hạn chế tối đa xử phạt hành chính đối tượng vi phạm giao thông là những người yếu thế trong xã hội như công nhân, học sinh, sinh viên mà phải lấy giáo dục tuyên truyền, nhắc nhở là chính. "Chỉ tính trong năm 2020, toàn tỉnh đã giảm 130 nghìn vụ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, giảm hơn 70% so với năm 2019 trở về trước, nhưng tổng số tiền phạt thu về lại tăng gấp đôi, chủ yếu là phạt từ những đối tượng lái xe tải, xe ben chở quá tải quá khổ", Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai thông tin. Tại hội nghị, Đại tá Vũ Hồng Văn cũng giao Trưởng Công an huyện Thống Nhất nhanh chóng xử lý triệt để các trường hợp xe ben chở quá tải phóng nhanh, vượt ẩu trên Tỉnh lộ 769, 762, 25B, Sông Nhạn và một số tuyến đường khác mà cử tri phản ánh. "Nếu thiếu lực lượng thì kiểm tra, báo cáo Công an tỉnh bổ sung để xử lý dứt điểm”, Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai yêu cầu.

Bị công an triệu tập để xử lý vì tung tin Quảng Bình có người mắc Covid-19

     Chiều 10/5, tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, Phòng An ninh chính trị nội bộ vừa xử lý vụ việc người dân đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. Trường hợp vừa bị cơ quan công an mời lên làm việc là chị Hồ Thị Minh H. (38 tuổi, trú tại tổ dân phố 6, phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới).

    Theo Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Bình, cùng ngày 10/5, trên mạng xã hội lan truyền thông tin 1 trường hợp ở xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới dương tính với Covid-19. Sau khi nhận thông tin, lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc làm rõ, xác định chị Hồ Thị Minh H. là người đã đăng tải thông tin này lên 1 nhóm Zalo. Tuy nhiên, theo kết quả xét nghiệm từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình, 2 trường hợp ở xã Bảo Ninh đều có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với Covid-19.

    Làm việc với cơ quan chức năng, H. thừa nhận việc đăng tải thông tin trên là sai sự thật, gây hoang mang dư luận trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Vụ việc đang được tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Ngành Y tế Quảng Bình khẳng định, đến thời điểm này, tỉnh chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào (ngoại trừ 1 trường hợp ở huyện Minh Hóa tái dương tính sau khi điều trị Covid-19 ở một bệnh viện TPHCM). Ngành Y tế và các ngành, đơn vị liên quan tại Quảng Bình đã và đang tăng cường các hoạt động truy vết, xét nghiệm và cách ly y tế kịp thời các trường hợp về từ vùng dịch hoặc có liên quan đến các ca mắc Covid-19.

    Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, ngành Y tế Quảng Bình khuyến cáo người dân không tin vào những tin đồn thất thiệt, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. 

33 thanh niên tổ chức tiệc ma túy trong quán karaoke

     Chính quyền cấm hoạt động không thiết yếu, tuy nhiên 33 thanh niên vẫn tổ chức tiệc ma túy trong quán karaoke ở huyện Quế Võ.

    Sáng 7/5, khi nhóm nam, nữ thanh niên đang tụ tập hát hò, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy ở 4 phòng hát trong quán karaoke tại xã Châu Phong, huyện Quế Võ, thì bị lực lượng chức năng phát hiện. Tại hiện trường, công an thu giữ chất bột màu trắng trên đĩa sứ nghi là ma túy tổng hợp và một số dụng cụ sử dụng. Qua test nhanh, 18 thanh niên dương tính với ma túy. Chủ quán karaoke 37 tuổi, ở xã Châu Phong, huyện Quế Võ, dù đã ký cam kết, treo biển dừng hoạt động phòng Covid-19, nhưng vẫn mở cửa phục vụ khách hát.

    Công an huyện Quế Võ đang củng cố hồ sơ, xử lý vi phạm hành chính với chủ quán karaoke. 18 nam, nữ thanh niên dương tính với ma túy đã bị tạm giữ, phân loại để đưa đi cai nghiện và xử phạt hành chính.

  

Hà Nội tạm dừng hoạt động nhà hàng bia, quán bia, bia hơi

Chiều 11-5, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tạm dừng hoạt động nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho đến khi có chỉ đạo mới để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19. Thực hiện kết luận của Bí thư Thành ủy Hà Nội tại hội nghị Thường trực Thành ủy, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng tiếp tục có chỉ đạo thực hiện biện pháp phòng chống dịch đối với dịch vụ nhà hàng bia, quán bia hơi. Theo đó, để chủ động ngăn chặn, kiểm soát tình hình dịch bệnh, đặc biệt là các địa điểm có nguy cơ cao, UBND TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã tạm dừng hoạt động đối với các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi cho đến khi có chỉ đạo mới của thành phố. Yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chưa cần thiết thực hiện giãn cách xã hội

Sáng 11/5, tại buổi giao ban báo chí tại Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa cần thiết thực hiện giãn cách xã hội . "Điểm này Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã khẳng định xuyên suốt: khoanh vùng gọn nhất, nhanh nhất, nếu chưa đủ chứng cứ để khoanh gọn, tạm thời khoanh vùng rộng hơn. Tuy nhiên, cần khẩn cấp xác định những yếu tố về dịch tễ để có thể thu hẹp, khoanh vùng lại; có sự điều chỉnh phù hợp với tinh thần, năng lực của Việt Nam. Mỗi một lần chống dịch, chúng ta cần nhìn nhận lại một cách rất nghiêm túc", Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi giao ban báo chí sáng 11/5.© Được VTC cung cấp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi giao ban báo chí sáng 11/5. Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước sớm nhất có ca mắc COVID-19. Ngay từ khi dịch xuất hiện ở nước ta, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đề ra chiến lược phòng, chống dịch. Theo Phó Thủ tướng, nhờ thực hiện nhất quán chiến lược, sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia của các lực lượng nòng cốt, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chống dịch tốt nhất. "Nếu một nền y tế như Việt Nam mà nhiều người mắc COVID-19 sẽ hậu quả khôn lường. Do đó, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là toàn dân đã tích cực tham gia chống dịch. Về các bước đi, phương châm trong y tế, chúng ta nêu rất rõ là 5 bước: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị tích cực, những nội dung này đến giờ phút này không thay đổi", Phó Thủ tướng nói. Thực hiện chiến lược đã đề ra, đến nay, các biện pháp phòng, chống dịch không thay đổi. Trong từng thời kỳ cụ thể, có những lúc có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, năng lực thực tế nhưng các nguyên tắc mang tính chiến lược không thay đổi. Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu kép, vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, đồng thời tăng trưởng kinh tế. Đối với vấn đề vaccine, Phó Thủ tướng cho biết ngay từ giai đoạn đầu chống dịch, từ cuối năm 2019, xác định virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng sẽ tồn tại lâu dài, vaccine chống dịch mới là giải pháp căn cơ, lâu dài, Việt Nam đã tìm mọi cách để có nguồn vaccine sớm nhất từ nhập khẩu, sản xuất trong nước để tiêm cho tất cả người dân. Việc này Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đã ban hành Nghị quyết, giao thẩm quyền và trách nhiệm cho Bộ Y tế thực hiện. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, nguồn vaccine rất khan hiếm nên mặc dù Bộ Y tế rất nỗ lực nhưng từ giờ đến cuối năm chỉ có thể nhập được một số lượng còn nhỏ. "Bộ Y tế đang tích cực bàn cách để có vaccine sớm nhất nhưng dự kiến phải đến cuối năm mới có một lượng vaccine nhất định và nếu tiêm hết lượng đó thì đến cuối năm vẫn chưa đủ để miễn dịch cộng động. Như vậy, ít nhất từ giờ đến cuối năm chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp giống như lúc chưa có vaccine", Phó Thủ tướng nói. Đối với tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, Phó Thủ tướng khẳng định đây là nguy cơ rất lớn, Chính phủ kiên quyết chỉ đạo các cơ quan thực hiện các biện pháp xử lý nghiêm khắc, đặc biệt với các tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Chính phủ cũng kêu gọi người dân cùng nhau tham gia phát hiện, báo với cơ quan chức năng nếu phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Giải quyết vấn đề Biển Đông - rất cần cái nhìn khách quan, tỉnh táo

 

Giải quyết vấn đề Biển Đông - rất cần cái nhìn khách quan, tỉnh táo

Theo bài viết của tác giả Vũ Hùng trên Báo QĐND online - Thời gian gần đây, khi tình hình Biển Đông xuất hiện những biến động phức tạp, các thế lực thù địch một lần nữa lại lợi dụng vấn đề này để bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, từ đó khuấy động lòng dân, hòng gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự trong nước và làm tổn hại đến quan hệ của Việt Nam với các nước liên quan.

Trước hết, phải tái khẳng định rằng, chủ quyền quốc gia là không thể từ bỏ và đây cũng là nguyên tắc bất biến trong quá trình dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Riêng với vấn đề Biển Đông, những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Với vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói chung và vấn đề Biển Đông nói riêng, lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Thực tế cho thấy, mỗi khi chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông bị xâm phạm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng các biện pháp hòa bình, cụ thể là thông qua các diễn đàn, các cuộc gặp gỡ trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao... Những năm gần đây, khi vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, chúng ta càng có thêm nhiều cơ hội để đưa ra tiếng nói, khẳng định chủ quyền ở Biển Đông tại các cơ chế, diễn đàn đa phương. Ví dụ điển hình nhất là trong thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đã nhiều lần nêu vấn đề Biển Đông để cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan, đúng đắn về vấn đề này.


Bởi vậy, dù tình hình trên biển nhiều lúc căng thẳng, phức tạp, Việt Nam vẫn đạt được mục tiêu, đó là giữ vững chủ quyền biển, đảo, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, không để xảy ra xung đột. Qua đó càng chứng minh chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Ấy vậy mà gần đây, trước những thông tin mới về tình hình Biển Đông, dù chưa biết diễn biến ở thực địa "nóng, lạnh" ra sao, một số đối tượng vẫn “cầm đèn chạy trước ô tô”, kích động dư luận bằng những nhận định xuyên tạc, bóp méo sự thật... Những luận điệu đó thực chất là chiêu bài kích động hận thù dân tộc, khiến cho tình hình thêm căng thẳng, nhằm thực hiện chia rẽ nội bộ và làm căng thẳng quan hệ đối ngoại của Việt Nam, mưu đồ tạo ra một cuộc xung đột quân sự với hậu quả khó lường.

Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam và những cuộc chiến tranh trên thế giới đã chứng minh cho hậu quả nghiêm trọng của xung đột vũ trang. Người dân Việt Nam hơn ai hết mong muốn hòa bình, ổn định và phát triển. Do đó, với vấn đề Biển Đông, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình. Chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng, bất khả kháng để tự vệ và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Nhân đây, cũng cần khẳng định lại rằng, bên cạnh việc kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông bằng các biện hòa bình, dựa trên chứng cứ pháp lý, lịch sử và luật pháp quốc tế, lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn ngày đêm bám biển, sẵn sàng canh giữ và thực hiện các phương án bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Cũng từ vấn đề Biển Đông, các thế lực thù địch rêu rao rằng Việt Nam đi với nước này chống nước kia. Thực tế có phải như vậy?

Nên nhớ rằng, trong xu thế hợp tác và phát triển của thế giới, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ, tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, song tuyệt nhiên không có tư tưởng và hành động dựa dẫm, ỷ lại hoặc "lôi bè kéo cánh" để giải quyết bất đồng về chủ quyền lãnh thổ. Chính sách không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, là những quan điểm, chính sách nhất quán, đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Bởi vậy, cái gọi là Việt Nam đi với nước này chống lại nước kia là luận điệu xuyên tạc, tuyệt nhiên không có trong đường lối đối ngoại, hoặc trong chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định.

Tiếc rằng, một số người vẫn dễ dàng sập bẫy bởi những quan điểm xuyên tạc kiểu này trên mạng xã hội hoặc trong lúc trà dư tửu hậu. Hậu quả là tâm lý của một bộ phận dư luận trong nước bất an, thậm chí dẫn tới những hành động gây mất ổn định trật tự xã hội, ít nhiều làm tổn hại đến những nỗ lực của Việt Nam và các nước liên quan trong giải quyết vấn đề Biển Đông.

Suy cho cùng, vấn đề Biển Đông không phải là việc có thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần sự kiên trì, lâu dài. Để góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mỗi người dân Việt Nam yêu nước rất cần có cái nhìn khách quan về tình hình Biển Đông, về đường lối, chủ trương giải quyết vấn đề này của Đảng và Nhà nước, đồng thời tỉnh táo, cảnh giác, phản bác mạnh mẽ các luận điệu xuyên tạc, kích động mà những phần tử xấu đã và đang rắp tâm tạo ra.

 

Người dân cần cảnh giác đối với thông tin lợi dụng tình hình dịch bệnh để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước

Ngày 27/3, qua công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh mạng, Công an thành phố Sơn La phát hiện tài khoản Facebook Q.L.L đăng tải bài viết với nội dung: “Toang thật rồi Covid đã đến Mộc Châu”. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố Sơn La xác định chủ tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thật nêu trên là V.T.Q (SN 1991, trú phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La). Tại cơ quan Công an, V.T.Q thừa nhận thông tin đăng tải trên trang facebook cá nhân là của bản thân, với mục đích câu like. Cá nhân V.T.Q đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật và tháo gỡ thông tin sai phạm. Công an thành phố Sơn La đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính V.T.Q số tiền 7,5 triệu đồng. Ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều (Tp Cần Thơ) cho biết, vừa chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố bị can Mã Phùng Ngọc Phú (28 tuổi, ngụ phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo khoản 1 Điều 331 Bộ luật Hình sự. VOV.VN - Phú đã đăng tải, chia sẻ 14 bài viết không đúng sự thật về dịch Covid-19, trong đó có 6 bài viết xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Theo kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, ngày 25/2, Công an quận phát hiện tài khoản mạng xã hội Facebook tên “James Ng” có đăng tải bài viết với nội dung sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19, nội dung bài viết đã gây hoang mang dư luận. Trong thời gian qua, khi các ca bệnh dương tính với COVID-19 gia tăng, các thế lực xấu đã lợi dụng để công kích, chống phá chế độ. Các đối tượng và tổ chức này sẵn sàng chi hàng nghìn USD để thực hiện các quảng cáo chính trị trên Facebook nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Liên quan đến ca bệnh, khi người dân phản ứng về sự vô ý thức của người này dẫn tới bệnh lây nhiễm ra người khác, việc bùng phát bệnh dịch không phải do người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam gây ra... Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp đăng tin nhằm câu view, câu like, tăng sự tương tác, thể hiện cái tôi của mình và phục vụ mục đích bán hàng online... Thông qua chính sách mua quảng cáo trên nền tảng công nghệ Facebook, nhiều tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài đã chi kinh phí để chạy quảng cáo các nội dung xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, cố tình đưa tin sai sự thật nhằm công kích Chính phủ Việt Nam yếu kém trong xử lý dịch bệnh, miệt thị cán bộ, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN. Do vậy, người dân cần cảnh giác, chọn lọc thông tin, không đăng tải, chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở. Trong trường hợp phát hiện người tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội, người dân cần thông báo ngay với cơ quan Công an để có biện pháp xử lý kịp thời./.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Hết sức cảnh giác với người nhập cảnh trái phép núp bóng chuyên gia

    Trước tình hình dịch bênh đang diễn biến hết sức phức tạp, nhưng gần đây một số cá nhân đã tiếp tay cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào nước ta. ngoài ra còn có một số người nước ngoài giả danh chuyên gia để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Đầu tháng 5, công an quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã phát hiện hai vụ việc 6 và 14 người nhập cảnh theo thị thực doanh nghiệp và lao động, nhưng các "chuyên gia" này không biết doanh nghiệp bảo lãnh cho mình nhập cảnh. Kiểm tra căn nhà nơi 6 người nước ngoài lưu trú, công an đã tạm giữ ba máy tính xách tay, ba máy tính để bàn mà nhóm người này đang truy cập vào các trang web liên quan đến hoạt động cá độ bóng đá.

    Liên quan đến quản lý người nước ngoài, thời gian quan công an Đà Nẵng đã "vận hành cả hệ thống" để nếu có trường hợp người nhập cảnh trái phép sẽ phát hiện ngay. Từ đầu năm đến nay, công an thành phố đã phát hiện 8 vụ, với 24 người nhập cảnh trái phép (22 người Trung Quốc, 2 người Việt Nam).

    Công an đã đề nghị truy tố 2 vụ, với 5 bị can; đang điều tra, xử lý 5 vụ với 33 bị can về hành vi Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép, trong đó có đường dây tổ chức đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào các tỉnh thành của Việt Nam, khi đến địa bàn Đà Nẵng thì bị phát hiện, bắt giữ.

Chủ tịch Quốc hội: Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát

Trong các ngày 9-11/5, tại thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 3 thành phố Hải Phòng đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri tại các quận: Kiến An, Dương Kinh và các huyện: An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo. Hội nghị được thực hiện bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu trung tâm các quận, huyện tới các thị trấn, xã, phường trong địa bàn đơn vị bầu cử số 3 của thành phố. Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 3 thành phố Hải Phòng gồm có: ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội; ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng; Thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng; Thượng tá Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an thành phố Hải Phòng; bà Nguyễn Hồng Vân, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trưởng Phòng Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Thức, cử tri đại diện cho doanh nghiệp quận Dương Kinh kiến nghị với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cần có thêm chính sách để giải quyết, hỗ trợ cho doanh nghiêp như Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của gia hạn thời hạn nộp thuế. Tấn/TTXVN Ông Nguyễn Văn Thức, cử tri đại diện cho doanh nghiệp quận Dương Kinh kiến nghị với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cần có thêm chính sách để giải quyết, hỗ trợ cho doanh nghiêp như Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của gia hạn thời hạn nộp thuế. Cử tri các quận, huyện trong đơn vị bầu cử số 3 thành phố Hải Phòng đánh giá cao năng lực, trình độ các ứng cử viên; tán thành với chương trình hành động. Cử tri mong các ứng cử viên nếu trúng cử sẽ đảm nhiệm tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử, thực hiện hiệu quả nội dung đã cam kết; có sự gắn bó chặt chẽ với cử tri, với đơn vị bầu cử; là cầu nối để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân với Quốc hội và các cơ quan của Đảng, Nhà nước; tiếp nhận, phối hợp giải quyết những đề xuất, kiến nghị chính đáng, hợp pháp của nhân dân... Đại biểu Quốc hội hoạt động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp Cùng các ứng cử viên trình bày chương trình hành động trước cử tri của các quận, huyện thuộc đơn vị bầu cử số 3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân. Đó là việc “phải luôn ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào” và “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với người đại biểu nhân dân. Cụ thể như: góp phần nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, tăng cường năng lực dự báo với tầm nhìn dài hạn, tổng thể, nhất là các vấn đề về kinh tế vĩ mô, tài chính, ngân sách nhà nước, đầu tư công, định hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia... Tại huyện Tiên Lãng, cư tri Trần Minh Thông cho rằng Quốc hội khóa XV sẽ hoạt động trong bối cảnh đất nước có những thuận lợi, thời cơ cũng như các thách thức khó lường. Nhưng thời cơ, thuận lợi là rất to lớn, nhất là thế và lực của đất nước ta sau 35 năm đổi mới. Đặc biệt là sự đồng thuận của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, cùng những thành tựu và kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút qua hoạt động của Quốc hội khóa XIV. “Đó vừa là những thuận lợi, nhưng cũng là áp lực lớn đòi hỏi Quốc hội khóa XV, các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội khóa mới, kể cả các đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm phải nỗ lực phấn đấu rất cao như tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, đó là chúng ta phải đi lên vì đứng lại cũng đã là tụt hậu rồi," cử tri Trần Minh Thông nói. Thay mặt các ứng cử viên tại đơn vị bầu cử số 3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ Đảng đoàn Quốc hội đang xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 161 của Quốc hội khóa XIV ban hành tại kỳ họp lần thứ 11 nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội nhất trí với ý kiến của cử tri khi đề cập đến trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội chuyên trách. Đó là đã là đại biểu Quốc hội chuyên trách phải toàn tâm, toàn ý cho Quốc hội. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cho biết theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) năm 2020, đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội. Tới đây, Đảng đoàn Quốc hội sẽ bàn về việc để đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo đúng luật và ngày càng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Quốc hội sẽ có chương trình giám sát việc này. Chủ tịch Quốc hội cũng đã chia sẻ với cử tri Đỗ Thị Thanh Thủy, quận Dương Kinh mong muốn Quốc hội khóa XV tiếp nối kế thừa được truyền thống 75 Quốc hội Việt Nam, nhất là kết quả những khóa Quốc hội gần đây. Theo Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Quốc hội là trung tâm hoạt động của Quốc hội. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội không chỉ được đánh giá bằng hiệu quả của các kỳ họp, của hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, hiệu quả trong xác lập và thực hiện các mối quan hệ công tác giữa Quốc hội với các cơ quan hữu quan trong hệ thống chính trị, mà còn được đánh giá và đo lường bằng bằng chất lượng hoạt động của từng đại biểu Quốc hội, kể cả đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Quốc hội nêu tầm quan trọng của việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt là tăng cường giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, những vấn đề lớn, quan trọng của quốc gia, hoặc bức xúc trong xã hội, và đeo bám việc tổ chức việc thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm tra, giám sát, coi trọng công tác hậu giám sát gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. “Trong nhiệm kỳ tới, bên cạnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động chất vấn, dự kiến, Quốc hội sẽ bàn để tăng cường hoạt động chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động giải trình trước Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, như vậy sẽ bám sát thực tiễn cuộc sống và đi đến cùng sự việc hơn là việc chỉ giám sát ở cấp của Quốc hội," Chủ tịch Quốc hội nói. Thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Thay mặt các ứng cử viên, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với kỳ vọng của cử tri Hoàng Thị Cúc, quận Kiến An và cử tri quận Dương Kinh về phát triển thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội cho biết Đảng, Nhà nước có phương châm rất cụ thể. Đối với những vùng động lực, cực tăng trưởng thì có những chính sách, thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, để phát huy được vai trò là đầu tàu của vùng động lực nhằm lan tỏa sự phát triển sang các tỉnh xung quanh, cho khu vực và cho cả nước. Với những vùng khó khăn, Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách thích hợp để phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết vấn đề dân sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho những địa phương này rút ngắn được khoảng cách phát triển với các địa phương khác. “Chúng ta không dàn đều ra. Đây là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước," Chủ tịch Quốc hội nói. Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, hiện còn Hải Phòng và Cần Thơ chưa có cơ chế chính sách đặc thù. Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cùng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố sẽ đề xuất, hiến kế, kiến nghị những giải pháp cụ thể để góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hải Phòng nghiên cứu thực tiễn, đúc kết, kế thừa Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, từ đó Hải Phòng có những kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết theo thẩm quyền từng nội dung cụ thể; những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội sẽ trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, đây cũng là một nội dung ưu tiên của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Tại quận Kiến An, Chủ tịch Quốc hội trả lời ý kiến của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Văn Chiến, Giám đốc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đề nghị Quốc hội xây dựng, bổ sung hệ thống pháp luật về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân... Chủ tịch Quốc hội cho biết nước ta theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ngành y tế, giáo dục theo xu hướng kinh tế thị trường nhưng Nhà nước có vai trò rất lớn đối với hai lĩnh vực này. Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có hai lĩnh vực quan trọng là giáo dục và y tế thấm đẫm quan điểm này. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của y tế dự phòng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế dự phòng, đặc biệt là tuyến cơ sở, Nhà nước ban hành chính sách yêu cầu phải dành 30% chi ngân sách cho y tế dự phòng, coi công tác y tế dự phòng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là hiện nay, y tế dự phòng đã thể hiện tầm quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Theo tinh thần nghị quyết, sắp tới, Đảng đoàn Quốc hội sẽ chỉ đạo tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Trước mắt sẽ sửa đổi Luật Khám chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế. Theo Chủ tịch Quốc hội, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt khoảng 90%. Tuy nhiên, mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế còn rất thấp, trong khi danh mục chi cho bảo hiểm y tế lại rất lớn nên mức độ chi trả còn hạn chế. Nếu tăng mức giá dịch vụ y tế lên cho phù hợp với kinh tế thị trường, chúng ta phải tính lộ trình theo từng bước. Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết khi đưa vấn đề tự chủ và xã hội hóa trong ngành y tế cần phải khắc phục tình trạng lạm dụng về công nghệ cao, đưa giá dịch vụ y tế lên quá cao so với khả năng chi trả của nhân dân. Cùng với đẩy mạnh tự chủ, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và yêu cầu các đơn vị y tế tự chủ 100% phải kiểm toán hằng năm và báo cáo tài chính công khai như doanh nghiệp. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri sáng 11/5, tại quận Dương Kinh, cử tri Nguyễn Văn Thức đánh giá cao những giải pháp, chính sách mà Nhà nước đã áp dụng nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19. Cử tri mong muốn và kỳ vọng các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV sau trúng cử tiếp tục quan tâm, xem xét để đưa những điều kiện thụ hưởng sát thực tế hơn nữa. Ghi nhận ý kiến của cử tri Nguyễn Văn Thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết thời gian tới sẽ cùng Chính phủ bàn bạc để khắc phục việc này. Hiện dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, với kinh nghiệm và sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, nước ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân nhằm thực hiện tốt mục tiêu kép để kinh tế, xã hội phát triển và kiểm soát tốt dịch bệnh./.