Sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ lẻ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để khắc phục những hạn chế bất cập trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về phong tục, tập quán của người dân thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) khác nhau là một khó khăn lớn khi thực hiện sáp nhập!
Nhiều khó khăn khi sát nhập các đơn vị hành chính
Trong xu hướng c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố và hiện đại nền hành chính, việc sáp nhập là đúng đắn khi tinh gọn được bộ máy và giảm biên chế. Khi bộ máy Nhà nước cồng kềnh sẽ kém hiệu quả, việc điều phối các nguồn lực khó khăn, chất lượng quản lý Nhà nước không đồng đều. Sáp nhập các đơn vị hành chính là một chủ trương cần thiết để khắc phục những khuyết điểm nói trên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, nước ta có tới 6.191/11.160 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số (chiếm 55,46%) trong đó có 5.106 xã (gồm 1.922 xã miền núi vùng cao; 3.173 xã đồng bằng, trung du; 11 xã hải đảo), 794 phường (gồm 422 phường thuộc quận; 327 phường thuộc thành phố thuộc tỉnh; 45 phường thuộc thị xã) và 291 thị trấn. Trong đó có những tỉnh giảm nhiều như Hòa Bình giảm 59/210 đơn vị cấp xã; Cao Bằng giảm 38/199; Lạng Sơn giảm 26/226. Bên cạnh đó, một số địa phương như Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên… giảm từ 200 - 300 thôn làng, tổ dân phố sau sắp xếp.
Tuy nhiên, việc sáp nhập các phường, xã trong giai đoạn hiện nay đã và đang khiến nhiều người băn khoăn. Đặc biệt là ở những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Với quy định của việc sát nhập, thì khi thực hiện sáp nhập các xã khu vực đồng bào DTTS, miền núi sẽ gặp nhiều vấn đề như địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân bố rải rác; các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong tục tập quán của cộng đồng DTTS tại địa phương; các trường hợp đặc thù do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, vùng có đông đồng bào theo đạo.. Ở nhiều địa phương miền núi, khoảng cách về địa lý giữa các hộ trong thôn, bản là rất lớn, có nơi từ đầu thôn đến cuối thôn khoảng 6 đến 7km, từ bản này đến bản kia từ 13 đến 15km. Cộng với khoảng cách địa lý từ nhiều hộ gia đình đến trung tâm thôn, bản và trung tâm của xã rất xa, dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức họp, tuyên truyền vận động, sinh hoạt cộng đồng. Đơn cử như tại tỉnh Hà Giang, khoảng cách từ trung tâm xã đến các thôn từ 10 - 15km, đến các cụm dân cư từ 15 – 20km.
Việc bổ sung, điều chỉnh hương ước, quy ước hay luật tục của các thôn làng sau sáp nhập cũng là điều khó khăn, vì trước đó các bản làng cũ đều có quy ước, hương ước hay luật tục riêng. Cùng với đó, việc hình thành các huyện, xã mới đã tác động đến việc phân loại địa bàn thôn, xã theo trình độ phát triển để đầu tư các chính sách dân tộc của Nhà nước. Bên cạnh đó, sự khác biệt về phong tục, tập quán của người dân thuộc các cộng đồng dân tộc khác nhau là một khó khăn lớn khi thực hiện sáp nhập. Do đó, cần có giải pháp cụ thể để gìn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc.
Sáp nhập đơn vị hành chính cần hướng tới cộng đồng
Cả nước đang ráo riết thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính. Theo lộ trình, đến năm 2025, cả nước dự kiến có hơn 600 đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sáp nhập. Ngoài việc sắp xếp cán bộ, trụ sở... thì chọn tên mới cũng là vấn đề quan trọng không kém sau khi sáp nhập. Việc thay đổi tên gọi địa phương nếu không phù hợp sẽ gây khó cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi và đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thay đổi tên gọi địa phương dẫn đến những bất tiện trong giao dịch, liên lạc, làm thủ tục hành chính. Việc thay đổi tên gọi địa phương tốn kém nhiều chi phí cho việc in ấn, tuyên truyền, thay đổi biển báo.
Không phải ngẫu nhiên mà những tên đất, tên làng trải qua thời gian, gắn bó với lịch sử luôn được đặt một cách có ý nghĩa và rất trân trọng. Có thể thấy, tên địa danh luôn gắn với thông điệp nào đó. Chưa kể, các địa phương có thể có tín ngưỡng, tôn giáo và cộng đồng dân tộc khác nhau, việc sáp nhập, thay đổi tên dẫn đến hòa lẫn văn hóa, không chỉ dễ dẫn đến tình trạng làm mất bản sắc của vùng đất ấy mà còn có thể gây ra những xung đột, mâu thuẫn không cần thiết. Vì thế, khi đặt tên mới cho đơn vị hành chính, rất cần cân nhắc yếu tố lịch sử, văn hóa và nguyện vọng của nhân dân địa phương, tránh những hệ lụy không đáng có về sau.
Theo Tiến sĩ Lê Thị Mai, giảng viên khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, việc đặt tên đơn vị hành chính mới cần phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt là sao cho việc chọn đặt tên xã phường mới phải đảm bảo lưu giữ lại được dấu ấn của lịch sử - văn hóa truyền thống nơi đây. Với truyền thống "gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân" của người dân Việt, đây là một điều rất khó và phụ thuộc vào từng địa phương, thậm chí là từng trường hợp cụ thể, cần hiểu rõ về lịch sử, văn hóa và các sự kiện quan trọng trong khu vực đó qua tham khảo tư liệu lịch sử, tìm kiếm thông tin từ các nhà nghiên cứu hoặc dân cư địa phương. Tham vấn cộng đồng địa phương, bao gồm các nhóm dân tộc, văn hóa, dòng họ và các lãnh đạo địa phương qua cuộc họp cộng đồng hoặc các cuộc thăm dò ý kiến, kể cả thảo luận. Cần phải cân nhắc sử dụng ngôn ngữ cộng đồng DTTS tại địa phương. Điều này không chỉ tôn vinh, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa bản địa mà còn giúp tạo sự liên kết mạnh mẽ hơn giữa cộng đồng và địa danh./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét