Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Kẻ núp bóng "vì tù nhân lương tâm" để chống phá, kích động

 

Đó là đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh vừa bị Cơ quan An ninh điều tra-Công an TP Hà Nội thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam ngày 7-4 vì tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 Sau khi Hạnh bị bắt, một số báo nước ngoài, trang mạng xã hội đã đưa thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc rằng Hạnh bị bắt là do chính quyền Việt Nam "đàn áp dân chủ", do "từng tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội"...Thậm chí, một số trang mạng còn ngợi ca Hạnh là người hết mình vì các "tù nhân lương tâm", "người truyền cảm hứng"...Nhưng sự thật về đối tượng này không như những lời hoa mỹ đó.

 “Hành nghề” dân chủ

 Theo thông tin từ cơ quan An ninh điều tra-Công an TP Hà Nội, Nguyễn Thúy Hạnh sinh năm 1963 và có hộ khẩu thường trú tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

 Trên facebook cá nhân, Nguyễn Thúy Hạnh đưa rất nhiều thông tin hoạt động “từ thiện” dành tặng cho “tù nhân lương tâm” và người thân trong gia đình những kẻ bị bắt về tội danh tuyên truyền chống nhà nước đã bị tòa án các cấp xử phạt và đang thụ án.

 Từ năm 2011, Hạnh đã tham gia tích cực vào nhiều hoạt động tụ tập đông người trái phép, những cuộc biểu tình dưới danh nghĩa “yêu nước”, “chống Trung Quốc”. Sau vài lần bị xử lý hành chính, Nguyễn Thúy Hạnh nhanh chóng trở thành một biểu tình viên tích cực và “chuyên nghiệp” của cái gọi là “làng” dân chủ ở Việt Nam. Hạnh tham gia vào nhiều hoạt động như cafe nhân quyền, biểu tình đòi thả tự do cho những đối tượng vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng trước cổng các cơ quan nhà nước, biểu tình phản đối chặt cây xanh... 

Hạnh còn viết bài trên facebook về các sự việc tiêu cực để quy chụp, vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các địa phương; viết bài biện hộ cho Việt Tân. Đã nhiều lần Hạnh bị cơ quan công an mời lên làm việc, nhiều lần bị xử phạt hành chính.

 Hạnh cũng tham gia vào rất nhiều những hội nhóm mang danh xã hội dân sự để hoạt động chống phá như Hội dân oan, mạng lưới blogger Việt Nam, hội phụ nữ nhân quyền, Hội nhà báo độc lập... Ngoài ra, Hạnh còn tích cực trả lời phỏng vấn các đài báo phản động ở hải ngoại với nhiều nội dung xuyên tạc.Tháng 12-2019, Nguyễn Thúy Hạnh được tổ chức Việt Tân trao giải thưởng Lê Đình Lượng. Hạnh đã 3 lần bị lực lượng chức năng của Việt Nam xử phạt hành chính về hành vi tụ tập trái phép và biểu tình trái phép.

 Lập quỹ để hoạt động chống phá đất nước

 Năm 2016, Nguyễn Thúy Hạnh đã tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội khóa XIV với tuyên bố cương lĩnh tranh cử để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hay quyền giới phụ nữ, người yếu thế. Nhưng kỳ thực trên facebook cá nhân Hạnh thổ lộ với cộng đồng là lợi dụng việc này để “đòi quyền tự do đã mất”, chống lại thể chế chính trị “độc tài”, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng để “Đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại quyền lực cho dân tộc”.

 Thế nên, ngay từ quá trình làm hồ sơ ứng cử Hạnh đã tích cực cập nhật tình hình lên facebook cá nhân với nội dung tố cáo chính quyền gây khó dễ cho những người tự ứng cử thông qua việc không làm theo yêu cầu của hồ sơ. Khi cơ quan chức năng hướng dẫn bổ sung hồ sơ thì Hạnh lại xuyên tạc thành gây khó dễ cho người tự ứng cử. Ảo tưởng nữa là, Hạnh tự tổ chức “hội nghị cử tri” ở công ty nước ngoài do Hạnh làm đại diện miền Bắc và thu được 100% ủng hộ của cử tri là nhân viên công ty bằng biểu quyết giơ tay mà không có sự chứng kiến từ Hội đồng bầu cử nơi nộp hồ sơ ứng cử ở Hà Nội. 

 Tiếp đó, Nguyễn Thúy Hạnh lập ra quỹ “tù nhân lương tâm” có tên gọi “50K” không đúng quy định của pháp luật hiện hành và duy trì hoạt động nhằm tài trợ, cổ vũ những kẻ bất đồng chính kiến, chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân. Điều đáng lưu ý là Hạnh đã sử dụng tiền để mua các tài liệu, cuốn sách xuất bản chui ở nước ngoài do Phạm Đoan Trang viết rồi tặng cho các con nhang đệ tử của phong trào dân chủ ở trong nước. Nhiều người nghi ngờ và đặt câu hỏi, có dấu hiệu các tổ chức khủng bố ở nước ngoài như Việt Tân lợi dụng, để gửi tiền tài trợ vào quỹ “50K” một cách tinh vi, tài trợ, thúc đẩy các đối tượng chuyên hoạt động dân chủ bất hợp pháp ở trong nước quấy phá. 

 Báo Nhân Dân từng có bài vạch trần chân tướng các quỹ nhân danh “dân chủ” trong đó có quỹ của Nguyễn Thúy Hạnh. Hàng loạt thứ quỹ với những cái tên mỹ miều như “bầu bí tương thân”, “lương tâm”, “hiệp hội thiện nguyện vì dân”, “50k”... và Hạnh đã lợi dụng để quyên tiền. Hạnh còn vẽ ra nhiều thứ quỹ khác như: “Quỹ quà tết”, “quỹ sách giáo khoa”, quỹ cho “Lê Anh Hùng”, “Phan Rí”... Chỉ trong tháng 9 và tháng 10-2020, quỹ này đã huy động được số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. 528 triệu đồng là số tiền mà Nguyễn Thúy Hạnh đã kêu gọi được sau 3 ngày phát động từ các cá nhân trong và ngoài nước nhân lợi dụng sự việc Đồng Tâm.

 Ngoài một số tài khoản ghi nội dung phúng điếu, có nhiều tài khoản có lời lẽ kích động, ca ngợi số chống đối tại Đồng Tâm...Dư luận cũng đặt câu hỏi có hay không sự liên quan giữa các quỹ này và việc nhiều năm nay, vợ chồng Hạnh không hề có công ăn việc làm cụ thể, nhưng vẫn khoe trên mạng xã hội là đang sở hữu nhiều căn hộ cao cấp cùng tài sản giá trị khác. Hạnh cũng từng bị các đối tượng khác kiện vì thiếu minh bạch trong sử dụng những nguồn quỹ.

 Việc tự lập quỹ “50K” của Nguyễn Thúy Hạnh đã vi phạm các quy định của pháp luật, trong đó có Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có nêu rõ người lập quỹ phải có hồ sơ với chương trình cụ thể về việc lập quỹ, huy động nguồn quỹ và sử dụng quỹ rồi trình cơ quan chức năng xem xét, cấp phép. Đặc biệt, tại Điều 9, Nghị định 93 đã đưa ra 6 nội dung các hành vi bị nghiêm cấm trong lập quỹ như: Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc; rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật…

 Cần xử lý nghiêm minh

 Việc Nguyễn Thúy Hạnh sử dụng tài khoản quỹ “50K” hỗ trợ cho các đối tượng ở Đồng Tâm là hành vi vi phạm nghiêm trọng. Vì thế, ngày 17-1-2020, Bộ Công an đã phát thông báo về việc phong tỏa tài khoản ngân hàng liên quan đến vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm. Theo đó, qua công tác điều tra vụ án giết người; tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm; Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội phát hiện một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ tiền cho các đối tượng có liên quan trong vụ án. Để phục vụ yêu cầu điều tra, mở rộng vụ án, trong đó có hành vi tài trợ khủng bố, cơ quan điều tra đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên quan. Trong số này có tài khoản mang tên Nguyễn Thúy Hạnh.Đại tá Phan Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết: "Qua theo dõi cho thấy, có rất nhiều đối tượng trong và ngoài nước trong đó có một số đối tượng tổ chức khủng bố Việt Tân đã chuyển tiền vào tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh. Để kịp thời ngăn chặn, ý đồ của các đối tượng, Bộ Công an đã tiến hành phong tỏa tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh để tiếp tục điều tra, làm rõ mục đích sử dụng số tiền thu được". 

Ngay sau khi Bộ Công an phát đi thông báo trên, các đối tượng phản động như Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Bá Phương, Phạm Đoan Trang,… liên tục đăng tải các bài viết cho rằng hành động phong tỏa tài khoản của Bộ Công an là trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, thậm chí còn đòi kiện Bộ Công an. Chúng cố tình lờ đi quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 24 của Luật An ninh quốc gia: Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền “yêu cầu cơ quan, tổ chức tài chính, kho bạc, ngân hàng kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia”.

Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng pháp luật. Vì thế, việc Nguyễn Thúy Hạnh tích cực hoạt động gây quỹ và ủng hộ cái gọi “tù nhân lương tâm” thực chất là việc làm vô lương tâm, trái cả đạo lý và pháp lý, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia. Những hành vi đó cần phải được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Hi vọng cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh và thông tin kịp thời về sai phạm của Nguyễn Thúy Hạnh.

“Tù nhân lương tâm” và mưu đồ của Ân xá quốc tế

 Với mục đích đen tối và những toan tính cá nhân nhiều năm qua, các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam, đã a dua tung hứng và sử dụng “tù nhân lương tâm” của AI (Amnesty International - AI) là một tổ chức phi chính phủ, ra đời năm 1961, như một cơ sở để đưa ra đòi hỏi phi lý, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Vậy số người được AI gắn nhãn hiệu “tù nhân lương tâm” là ai?

Đã nhiều năm, trong các loại tuyên bố, phúc trình, báo cáo và phát ngôn, trả lời phỏng vấn,... của một số tổ chức, cá nhân, thậm chí một số chính phủ, về vấn đề nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam, khái niệm “tù nhân lương tâm” được sử dụng như một cơ sở pháp lý nhằm hướng đến mục đích duy nhất là biện hộ cho một số người ở Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật và đã bị tòa án nhân dân (TAND) xét xử, tuyên án vốn chung mục đích hoặc đồng lõa với hành vi của mình... Dù Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và đại diện cơ quan chức năng liên quan nhiều lần khẳng định, chứng minh ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, không có người vì bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ, và như các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật, nhưng sự thật và chứng lý đó luôn bị phớt lờ. Bởi vậy, mỗi khi TAND ở Việt Nam xét xử, tuyên án một hoặc một nhóm người có hành vi vi phạm pháp luật với các tội danh liên quan hoạt động chính trị, chống phá Nhà nước thì AI bèn trưng ra cái gọi “tù nhân lương tâm” yêu cầu Việt Nam “phải trả tự do vô điều kiện, ngay lập tức” cho số người này nhằm vu cáo Nhà nước Việt Nam.

Ðiểm qua số người ở Việt Nam được AI gắn nhãn hiệu là “tù nhân lương tâm” rồi nhất mực bảo vệ, nổi lên có: Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Ðan Quế, Lê Công Ðịnh, Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Ðức Bình, Huỳnh Trương Ca... Ðiểm chung giữa các cá nhân này là họ cùng có hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào tội danh được xác định cụ thể trong luật pháp Việt Nam, TAND đã công khai xét xử, tuyên án. Cũng cần nhắc đến một điểm chung nữa, sau khi đã được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước Việt Nam, một số “tù nhân lương tâm” đã ra nước ngoài định cư thì “lương tâm” cũng biến mất, “tinh thần đấu tranh” vốn trước đó được AI ca ngợi, cổ vũ, khích lệ, bảo vệ hầu như không còn. Nên có chuyện bi hài là cuối năm 2018, trong khi vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm “tù nhân lương tâm” để vu khống Việt Nam mỗi khi cần thiết, tổ chức khủng bố “Việt tân” cũng làm một tổng kết, thừa nhận đó là những người bị kết án, bị cáo buộc vì đã “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống Nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ, gây rối trật tự công cộng, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”... Càng bi hài hơn vì qua tổng kết này, tổ chức khủng bố “Việt tân” đã trực tiếp cung cấp cho AI chứng cứ để thấy đó là số người vi phạm pháp luật Việt Nam, hành vi của họ không chút gì dính líu với những giá trị của lương tâm.

Thực tế, trên thế giới, dù làm việc hay sinh sống bất kể đâu thì khái niệm lương tâm con người vẫn thuộc về phạm trù đạo đức. Và dù có khái quát trừu tượng đến đâu vẫn phải nhìn nhận, đánh giá lương tâm trên cơ sở thực hành, gìn giữ các giá trị chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Từ góc nhìn nhân tính, không thể gọi là người có lương tâm khi “công khai hoạt động chống phá chính quyền, biến nơi ở thành nơi làm ra, tàng trữ, lưu hành, phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước, thành lập cái gọi là đảng Thăng tiến Việt Nam, móc nối, cấu kết các thế lực phản động trong và ngoài nước chống đối Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc” như Nguyễn Văn Lý; “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; “đưa ra đường lối, các kế hoạch hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, cấu kết với đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài để bàn bạc, thống nhất phương thức hoạt động để lật đổ chính quyền nhân dân...” như Trần Huỳnh Duy Thức; “thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ đa nguyên, đa đảng; kích động người dân Giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) bao vây, tiến công tổ tuần tra của công an, đập phá tài sản nhà trưởng công an xã, kéo lên trụ sở Công an huyện, UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) gây mất trật tự an ninh” như Hoàng Ðức Bình; “chia sẻ, phát tán bài viết, vi-đê-ô, hình ảnh có nội dung kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền luận điệu phản động, trái với đường lối, chủ trương của Ðảng và Nhà nước, nhận được sự hỗ trợ, cung cấp tài chính từ các cá nhân cực đoan, tổ chức phản động trong và ngoài nước số tiền là 92,1 triệu đồng, 5.264 USD” như Nguyễn Văn Hóa... Với các tội danh đó, chỉ riêng âm mưu lật đổ chế độ, tiến công lực lượng chức năng, đập phá trụ sở chính quyền thì ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thể dung thứ, bắt buộc phải đem ra truy tố, xét xử trước pháp luật để bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội, sự an toàn và yên bình cho cuộc sống người dân. Thế mà, thật khó lý giải, AI lại coi đây là hành động của “nhà hoạt động xã hội và môi trường, người hoạt động ôn hòa, thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến nhằm thúc đẩy nhân quyền”, rồi dựa vào đó để gắn nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”, hô hào cứu giúp.

Bỏ qua sự phản đối và lên án về cách hành xử của AI của rất nhiều nước trên thế giới, chỉ tính riêng phạm vi Việt Nam, xem xét liên hệ giữa thời gian sự kiện và thái độ của AI với Việt Nam, phải khẳng định càng gần đây AI càng tỏ ra ngạo mạn một cách vô lối, và hung hăng một cách bất thường. Hầu như mọi sự kiện ở Việt Nam, nhất là sự kiện liên quan pháp luật, AI đều tìm cách can thiệp, phê phán, xuyên tạc... Như với Luật An ninh mạng của Việt Nam, AI vừa gửi thư ngỏ tới Microsoft, Apple, Google, Facebook, Samsung yêu cầu những công ty này “tạo áp lực lên Nhà nước Việt Nam”, vừa gửi “thư ngỏ” tới Quốc hội Việt Nam để phản đối. Dù không được mời dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tháng 9-2018 tại Hà Nội, AI vẫn cố cử người đến Việt Nam, khi không được nhập cảnh thì lập tức la lối vu cáo. Ngày 9-3-2019, sau khi cơ quan công an thông báo về việc bắt giữ Hà Văn Nam để điều tra hành vi “gây rối trật tự công cộng”, lập tức AI đã gắn cho người này nhãn hiệu “tù nhân lương tâm” và đòi “phải trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện”. Thậm chí trước, trong và sau phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm của TAND xét xử Từ Công Nghĩa, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Ðức Ðộ, Phan Trung vì có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, thành lập tổ chức phản động với tên gọi “liên minh dân tộc Việt Nam”, tuyên truyền đả kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam, AI cũng tỏ ra rất xăng xái với đủ loại tuyên bố, yêu cầu mà tác dụng duy nhất là giúp hệ thống truyền thông của các thế lực thù địch với Việt Nam có thêm “tài liệu” để làm rùm beng, vu cáo, xuyên tạc...

Năm 2014, đề cập cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam theo quan niệm của AI, Kim Âu - một kẻ nổi tiếng chống cộng, đưa ra ý kiến: “gọi chúng là tù nhân lương tâm thì sai mà nên sửa lại là tù nhân lương tháng mới đúng”! Ý kiến của Kim Âu dựa trên điều ông ta cho rằng những “tù nhân lương tâm” này không quan tâm đến nhân quyền, mà chỉ hoạt động để kiếm tiền tài trợ của nước ngoài. Ðiều này là có cơ sở, vì chính “tù nhân lương tâm” được AI o bế từng thừa nhận. Như Tạ Phong Tần kể “viết, trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài”. Hồ sơ vụ án Trần Khải Thanh Thủy cho biết chị ta “đã nhận ít nhất 12.350 USD, 200 euro, 400 AUD từ các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong; nhận 1.600 USD, 400 AUD từ bên ngoài với mục đích mua chuộc, lôi kéo người khiếu kiện”. Sau khi được ra nước ngoài định cư, trong bài “Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, Trần Khải Thanh Thủy đã công khai cho biết trong thời gian “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”, các khoản lương hằng tháng người này được chu cấp bao gồm: tổ chức khủng bố “Việt tân” 200 USD, Bích Huyền 400 USD, báo Người Việt 200 USD (kể cả khi ngồi tù Trần Khải Thanh Thủy vẫn được nhận khoản lương này), “từ Ðàn chim Việt đến Viet Tide, Người Việt, Thời báo,... bèo nhất cũng trả 25 USD, cao nhất là 80 đến 100 USD/bài, còn lại từ 30 đến 50 USD một bài”. Và ngày 22-1-2019, người có biệt danh (nickname) Hao Duc Nguyen viết trên Facebook cá nhân kể sau khi sang Mỹ, Cù Huy Hà Vũ: “xin tiền thành lập chính phủ. Viết hiến pháp mới cho nước Việt trong tương lai. Tiền giấy tờ, tiền thuê thư ký, đánh máy, văn phòng,... một tháng chừng 4.500 USD”... Do vậy, chỉ có thể kết luận đó là những người buôn lương tâm, và thực tế (cũng như với các cá nhân này) AI cũng chỉ như một thế lực có vai trò giúp biện hộ cho những việc làm bất minh.

Xét đến cùng, lương tâm là nền tảng tinh thần để mỗi người tự điều hướng suy nghĩ, hành động. Người có lương tâm sẽ thực hiện hành vi đúng đắn, lành mạnh, góp điều tốt đẹp với cuộc sống, cùng mọi người phấn đấu xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển. Thậm chí, nếu cần phải phê phán cũng thực hiện với tinh thần thiện chí, cầu thị, không manh động, không lợi dụng quyền cá nhân để làm điều xấu, gây tác hại với cuộc sống của người khác, làm rối loạn, ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an ninh xã hội. Vì thế, trong xã hội đã nảy sinh hai khái niệm đối lập nhau là lương tâm và vô lương tâm. Từ thái độ, việc làm của AI với cộng đồng quốc tế và với Việt Nam, hoàn toàn có thể đặt các câu hỏi: Phải chăng AI quan tâm bảo vệ hành vi vô lương tâm vì có lợi cho mục đích của mình hơn là việc ca ngợi, bảo vệ hành vi mang dấu ấn của lương tâm. Và cũng vì lẽ đó, AI sẵn sàng bao bọc người vi phạm pháp luật, cố tình làm chỗ dựa cho một số người, biến lương tâm thành món hàng để trục lợi. Tất nhiên, chỉ những người đang tổ chức, điều hành AI mới hoàn toàn có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi này, cũng như chỉ có họ mới là yếu tố quyết định AI có hành xử thực sự xứng đáng. Và đương nhiên, cũng chỉ họ mới điều chỉnh được lương tâm của chính AI trước khi phán xét và gắn tên tuổi của bất kỳ cá nhân nào trên thế giới này với khái niệm lương tâm.

VINH DỰ ĐẾN NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH


Dưới cái nắng gay gắt của thời tiết mùa khô, trên thao trường huấn luyện của Đại đội 1, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3, Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4), Trung sĩ Nguyễn Trường Duy, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 7, Trung đội 3 đang cùng đồng đội củng cố lại thao trường, làm mô hình, học cụ chuẩn bị cho mùa huấn luyện mới.


Sau “khẩu lệnh” động viên dõng dạc, dứt khoát của Tiểu đội trưởng Duy vang lên: “Các đồng chí cố gắng, chúng ta sắp hoàn thành nhiệm vụ rồi”, dù thấm mệt nhưng các chiến sĩ trẻ đều cố gắng khiêng những cáng đất đầy hoàn thiện các mô hình ụ súng, xe tăng.


Gần trưa, công việc đã hoàn thành, cả tiểu đội nghỉ ít phút trước khi hành quân về đơn vị. Những giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt sạm nắng của Nguyễn Trường Duy. Với nụ cười dễ mến, Duy chia sẻ: “Trước khi nhập ngũ, có thời điểm tôi suy nghĩ chưa chín chắn, thích gì làm nấy. Mặc dù gia đình đủ điều kiện cho học hết trung học phổ thông nhưng tôi vẫn quyết định bỏ học giữa chừng. Quyết định ấy, sau này tôi mới thấy hối hận. Khi vào môi trường quân đội, tôi có điều kiện học tập, rèn luyện, suy nghĩ chín chắn hơn. Bản thân tự nhủ phải nỗ lực hoàn thành tốt chức trách của người quân nhân”.  


Xác định tốt chức trách, nhiệm vụ, Nguyễn Trường Duy cố gắng vượt qua mọi khó khăn, tích cực, nhiệt tình trong quá trình công tác. Là tiểu đội trưởng, Duy luôn gương mẫu thực hiện các công việc mới, việc khó tại đơn vị. Không chỉ tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, anh còn có nguyện vọng sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng.


Khi được hỏi về động cơ phấn đấu trở thành đảng viên, Duy bộc bạch: “Trong đợt huấn luyện chiến sĩ mới, một buổi tối, tôi được đồng chí trung đội trưởng cho mượn điện thoại gọi về hỏi thăm gia đình. Khi biết tin chị gái vừa được kết nạp vào Đảng, tôi cảm thấy rất tự hào và cũng muốn như chị, được trở thành đảng viên. Chính ước muốn đó đã thôi thúc tôi tích cực học tập, rèn luyện và phấn đấu”.


Khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, đơn vị tổ chức các đoàn công tác giúp đỡ địa phương phòng, chống dịch. Nguyễn Trường Duy xung phong lên đường vào tâm dịch ở phường Bình Chuẩn, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đó là những ngày tháng vô cùng vất vả. Duy cùng đồng đội tham gia đóng gói các túi quà an sinh, cấp phát lương thực, thực phẩm giúp nhân dân, hỗ trợ công tác xét nghiệm, tiêm vaccine.


Bên cạnh đó, Duy còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành giãn cách xã hội, tham gia canh gác chốt chặn, phân luồng giao thông... Dù trong điều kiện làm việc vất vả, hiểm nguy nhưng Duy đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp công sức vào kết quả phòng, chống dịch của địa phương.


Ghi nhận sự đóng góp đó, UBND phường Bình Chuẩn tặng Trung sĩ Nguyễn Trường Duy giấy khen vì có thành tích trong công tác chống dịch. Cũng trong thời gian này, niềm vui lớn đến với quần chúng ưu tú Nguyễn Trường Duy khi anh được Chi bộ Đại đội 1 tổ chức lễ kết nạp đảng viên ngay tại tuyến đầu chống dịch.


Chia sẻ cảm nhận khi trở thành đảng viên, Duy cho biết: “Tôi rất vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng, thỏa niềm mơ ước bấy lâu. Dù phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng bản thân sẽ cố gắng nỗ lực hơn nữa, phát huy tốt những kết quả đạt được, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao”.

Amnesty International - Những kẻ buôn lương tâm

 

Amnesty International - AI là một tổ chức phi chính phủ, ra đời năm 1961

Nhiều năm nay, trong các loại tuyên bố, phúc trình, báo cáo, phát ngôn… của một số tổ chức, cá nhân, thậm chí một số chính phủ, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, khái niệm “tù nhân lương tâm” được sử dụng như mặc định để biện hộ cho một số người Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật, bị tòa án nhân dân (TAND) xét xử, tuyên án...

Mỗi khi một vụ án liên quan hoạt động chống phá Nhà nước được đưa ra xét xử, là AI vội trưng cái gọi “tù nhân lương tâm” để vu cáo Việt Nam, yêu cầu “phải trả tự do vô điều kiện”! Trong số người được AI gọi là “tù nhân lương tâm” và một mực bảo vệ, nổi lên thấy có Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn Đan Quế, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Đức Bình, Huỳnh Trương Ca...

Với con người, lương tâm luôn là một phạm trù đạo đức, và dù trừu tượng đến đâu vẫn có thể đánh giá lương tâm của mỗi người trên cơ sở họ thực hành các giá trị chân - thiện - mỹ. Không thể gọi là có lương tâm khi “công khai hoạt động chống phá chính quyền, biến nơi ở thành nơi làm ra, tàng trữ, lưu hành, phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước, thành lập cái gọi là đảng Thăng tiến Việt Nam, móc nối, cấu kết các thế lực phản động ở trong và ngoài nước chống đối Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc” như Nguyễn Văn Lý; “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; “đưa ra đường lối, các kế hoạch hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, cấu kết với đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài để bàn bạc, thống nhất phương thức hoạt động để lật đổ chính quyền nhân dân…” như Trần Huỳnh Duy Thức; “thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ đa nguyên, đa đảng; kích động người dân Giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an, đập phá tài sản nhà trưởng Công an xã, kéo lên trụ sở Công an huyện, UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) gây mất trật tự an ninh” như Hoàng Đức Bình;…

Chỉ với âm mưu lật đổ chế độ, tấn công lực lượng chức năng, đập phá trụ sở chính quyền thì ở bất kỳ quốc gia nào cũng bị truy tố, xét xử trước pháp luật. Riêng có AI lu loa đó là “hoạt động ôn hòa, thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến để thúc đẩy nhân quyền”!

Trong quan hệ với Việt Nam, càng gần đây AI càng tỏ ra ngạo mạn, hung hăng, luôn tìm cách phê phán, xuyên tạc mọi sự kiện, hành vi vi phạm pháp luật. Đối với Luật An ninh mạng của Việt Nam, AI vừa gửi “thư ngỏ” đến Quốc hội Việt Nam để phản đối, vừa gửi “thư ngỏ” đến Facebook, Microsoft, Samsung Apple, Google, để yêu cầu “tạo áp lực lên Nhà nước Việt Nam”!

Dù không được mời dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tháng 9-2018 ở Hà Nội, AI vẫn cố tình cử người đến, và không được nhập cảnh thì la lối vu cáo. Ngày 9-3-2019, sau khi cơ quan Công an thông báo bắt giữ Hà Văn Nam để điều tra hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, AI lập tức gắn cho người này nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”, đòi “phải trả tự do ngay lập tức”!

Thậm chí, gần đây, trước - trong và sau các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm xét xử Từ Công Nghĩa, Nguyễn Quốc Hoàn, Lưu Văn Vịnh, Phan Trung, Nguyễn Văn Đức Độ vì đã hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, lập tổ chức phản động, tuyên truyền đả kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ Nhà nước, AI cũng la lối bằng đủ loại tuyên bố, yêu cầu, vu cáo, xuyên tạc…

Đề cập cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam theo quan niệm của AI, Kim Âu - một kẻ nổi tiếng chống cộng, cho rằng: “Gọi chúng là tù nhân lương tâm thì sai nên sửa lại là “tù nhận lương tháng” mới đúng”! Ý kiến của Kim Âu dựa trên điều ông ta cho rằng các “tù nhân lương tâm” này không quan tâm đến nhân quyền, mà chỉ hoạt động để kiếm tiền tài trợ của nước ngoài.

Sau khi ra nước ngoài định cư, qua bài “Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, Trần Khải Thanh Thủy kể các khoản lương hằng tháng người này được chu cấp gồm: tổ chức khủng bố “Việt Tân” 200 USD, Bích Huyền 400 USD, Báo Người Việt 200 USD, “từ Đàn chim Việt đến Viet Tide, Người Việt, Thời báo, bèo nhất cũng trả 25 USD, cao nhất là 80 - 100 USD/bài, còn lại từ 30 - 50 USD một bài”!... Do đó, chỉ có thể coi đây là những người buôn lương tâm, họ lấy AI làm chỗ dựa, là thế lực giúp họ biện hộ cho mọi hành vi bất minh.

Xét đến cùng, lương tâm là nền tảng tinh thần để mỗi người tự điều hướng suy nghĩ, hành động. Người trân trọng lương tâm sẽ có hành vi lành mạnh, đúng đắn, góp điều tốt đẹp với cuộc sống. Vì thế, trong xã hội đã nảy sinh hai khái niệm đối lập nhau là lương tâm và vô lương tâm.

Từ thái độ, việc làm của AI với cộng đồng quốc tế và Việt Nam, hoàn toàn có thể đặt các câu hỏi: Phải chăng AI quan tâm bảo vệ hành vi vô lương tâm hơn là ca ngợi, bảo vệ các hành vi biểu thị cho giá trị của lương tâm? Phải chăng trên thực tế, AI không chỉ bảo bọc người vi phạm pháp luật, mà còn cố tình làm chỗ dựa giúp một số người biến lương tâm thành món hàng để trục lợi?

Tất nhiên, chỉ những người đang tổ chức, điều hành AI mới có thể trả lời các câu hỏi này, cũng chỉ có họ mới là yếu tố quyết định AI có hành xử thật sự xứng đáng với những gì tổ chức này vẫn rêu rao. Và cũng chỉ có họ mới điều chỉnh được lương tâm của chính AI trước khi phán xét vấn đề nhân quyền, hoặc gắn tên tuổi của bất kỳ người nào với khái niệm “lương tâm”.

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

“Tù nhân lương tâm" là ai?

 

Với con người, lương tâm luôn là một phạm trù đạo đức, và dù trừu tượng đến đâu vẫn có thể đánh giá lương tâm của mỗi người trên cơ sở họ thực hành các giá trị chân - thiện - mỹ. Không thể gọi là có lương tâm khi “công khai hoạt động chống phá chính quyền, biến nơi ở thành nơi làm ra, tàng trữ, lưu hành, phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước...

Nhiều năm qua, mỗi khi đề cập vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí thường sử dụng khái niệm “tù nhân lương tâm” để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc. Và xét theo lịch sử, “tù nhân lương tâm” là khái niệm do Ân xá quốc tế (AI) “nghĩ ra” rồi dựa vào đó để áp đặt, bênh vực, dung túng một số người có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy bản chất cái gọi “tù nhân lương tâm” là gì, “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam vẫn được AI ra sức bảo vệ là ai?

 Khái niệm mới về “tù nhân lương tâm”?

Ân xá quốc tế (Amnesty International - AI) là một tổ chức phi chính phủ, ra đời năm 1961. Như Nguyễn Trường Sơn - “hiện là người làm chiến dịch cho AI ở Campuchia và Việt Nam” trả lời phỏng vấn của RFA ngày 12-3-2019 đã nói, thì trước đây người ta thường sử dụng thuật ngữ “tù nhân chính trị”, nhưng “AI nhận thấy có rất nhiều người, không hề hoạt động chính trị, mà chỉ đơn thuần thực hiện các quyền con người cơ bản của mình, hoặc các quyền công dân của mình, vì thế mà họ phải chịu cảnh tù đày, bắt bớ, đàn áp.

Những người như vậy nếu xét theo tiêu chuẩn của một tù nhân chính trị thì không phải, cho nên AI đã nghĩ ra một khái niệm mới, đó là tù nhân lương tâm”! Và xem xét cách thức AI sử dụng khái niệm này thì phải khẳng định bản chất vấn đề là ở chỗ: AI cố tình sản xuất ra một khái niệm mập mờ để xóa nhòa ranh giới giữa người hoạt động nhân quyền đích thực với người chỉ nấp dưới chiêu bài nhân quyền để gây rối, chống đối, phá hoại.

Qua thực tế sử dụng cái gọi “tù nhân lương tâm” nhằm vu cáo chính quyền tại một số quốc gia, AI tỏ rõ thái độ xem thường, bất chấp luật pháp, xâm phạm vào công việc nội bộ của một số quốc gia có chủ quyền.

Điều này giúp lý giải tại sao đầu năm 2016, đề cập “báo cáo nhân quyền năm 2015” của AI, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho rằng phần đề cập nhân quyền tại Thái Lan là “không cân bằng”, “không xét bối cảnh đặc biệt” của nước này, “phớt lờ các thách thức dai dẳng Thái Lan đang đối mặt, đó là nhu cầu phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập, tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn những xung đột chính trị tái diễn...; không phản ánh các tiến triển tích cực xuất phát tự nỗ lực thực sự của Chính phủ Thái Lan để cải thiện nhân quyền”.

Về cơ bản, “tù nhân chính trị” là khái niệm chỉ các cá nhân có quan điểm, hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa, thách thức chính quyền, xâm phạm an ninh, chủ quyền quốc gia nên bị tòa án xét xử, bị giam giữ hoặc quản thúc. Luật pháp mọi quốc gia trên thế giới đều có điều khoản cụ thể về các hành vi này, làm cơ sở để tòa án xác định tội danh.

Cần nhấn mạnh, đã vi phạm pháp luật thì không cá nhân nào có quyền miễn trừ, dù người đó có được AI gắn nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”. Do vậy, với việc “nghĩ ra” khái niệm “tù nhân lương tâm” sử dụng làm quy chuẩn áp đặt lên thế giới, AI đã cố tình tấn công các quốc gia lựa chọn con đường phát triển riêng, không chấp nhận sự chi phối của các thế lực đã tạo dựng AI; đồng thời biện hộ, bảo vệ người gây rối xã hội, chống phá chế độ, xâm phạm an ninh quốc gia… và bị pháp luật xử lý.

Dư luận thế giới đã rất nhiều lần lên tiếng phản đối, coi báo cáo nhân quyền của AI chỉ một chiều; AI không coi hành vi đe dọa an ninh là yếu tố cần xem xét, và mở rộng sự độc đoán, thúc đẩy ý thức hệ của khái niệm nhân quyền. Và người làm việc ở AI cũng nhận ra điều này, như tại Hội nghị hội đồng quốc tế AI tổ chức ở Dakar (Senegan) có đại biểu cho rằng “AI có thể biến thành một “cửa hàng tạp hóa nhân quyền” và mất uy tín”.

Còn F. Boyle - cựu thành viên ban điều hành AI tại Mỹ, nói: “AI chủ yếu được thúc đẩy không phải vì quyền con người, mà vì sự công khai. Thứ hai, là tiền. Thứ ba, nhiều thành viên hơn. Thứ tư là trận chiến nội bộ. Cuối cùng mới là quyền con người”...