Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CHO RẰNG "TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI LÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LEENIN" VÀO VIỆT NAM

Hiện nay, ở Việt Nam các thế lực thù địch, phản động đang tuyên truyền nội dung hết sức sai trái cho rằng: “tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và pháttriển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam”. Cần khẳng định rằng về bản chất quan điểm tuyên truyền sai trái nói trên nằm trong mưu toan phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nguồn gốc tư tưởng, lý luận chủ yếu, quyết định là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, từ đó làm suy yếu, tiến tới phủ định chính tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy,

mọi sự xuyên tạc, lừa bịp của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội về tư tưởng Hồ

Chí Minh đều không có cơ sở khoa học và không có giá trị. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra hai luận điểm chính nhằm minh chứng cho những nhận định nói trên. 

Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã trải qua một quá trình khảo cứu, phân tích và lựa chọn con đường cứu nước Việt Nam và đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản - con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước

trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng thành phố Sài Gòn (nay là thành 

phố Hồ Chí Minh). Từ năm 1911-1917, Người qua nước Pháp và nhiều thuộc địa châu Phi, châu Mỹ, sau đó về sống ở nước Anh. Trải qua quá trình bôn ba tìm và lựa chọn con đường cứu nước đáp ứng yêu cầu của dân tộc Việt Nam thì cuối cùng, Người tìm được và đã quyết định đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917  của Lênin - lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, Người đã kế thừa và phát  triển di sản vĩ đại của Mác - Ănghen. Do đó, Hồ Chí Minh kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Thứ hai, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Với quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử và phương pháp luận biện chứng

mácxít, ngay từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy sự khác

biệt giữa các nước tư bản ở châu Âu mà C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin đã

nghiên cứu so với thực tiễn Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông

nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển… Người đã đề xuất bổ sung về “cơ sở lịch

sử phương Đông”, để gắn với lịch sử ở phương Đông và Việt Nam. Người đưa ra luận điểm rất quan trọng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cuộc cách mạng “chính quốc”, nhân dân thuộc địa có thể chủ động đứng lên tự giải phóng mình. Hồ Chí Minh có quan điểm sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa quốc tế. Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo về xây dựng Đảng cộng sản ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, đó là quy luật hình thành Đảng bằng kết hợp của nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước (trong chủ nghĩa Mác – Lênin chưa đặt vấn đề phong trào yêu nước). 

Cần khẳng định chắc chắn rằng, về thực chất, quan điểm cho rằng “Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam” hoàn toàn không phải là sự ca ngợi, đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Trái lại, điều đó nằm trong mưu toan phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nguồn gốc tư tưởng, lý luận chủ yếu, quyết định là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, từ đó làm suy yếu tiến tới phủ định chính tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, mọi sự xuyên tạc, lừa bịp của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội về tư tưởng Hồ Chí Minh đều không có giá trị./.

.ankhe.16.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét