Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

SỰ ÁP ĐẶT PHI LÝ VỀ QUAN NIỆM DÂN CHỦ CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM



Ngày 14/4/2016 Mỹ công bố báo cáo về tình hình nhân quyền năm 2015. Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng phần đánh giá chủ quan về nhân quyền ở Việt Nam là tuy đã có nhiều điều chỉnh nhưng vẫn chưa khách quan. Nước Mỹ và nước Việt Nam là hai nước độc lập, mỗi nước có các điều kiện hoàn cảnh riêng. Do vậy việc áp dụng những quan niệm về nhân quyền tại mỗi nước kiểu Mỹ vào các nước khác là hoàn toàn không phù hợp với thực tế khách quan. 

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên: Nước Mỹ, đã là nước lớn lại cơ bản không có kẻ thù ngoại xâm, Việt Nam vừa rất nhỏ, lại nằm ở một vị trí địa lý mà các nước lớn luôn nhòm ngó chực hà hiếp, xâm chiếm. Thậm chí các nước lớn không muốn cho Việt Nam lớn mạnh để dễ bề điều khiển, lợi dụng. Trong đó chiêu bài nhân quyền, tôn giáo, dân tộc là những công cụ. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam, các thế lực thù địch đưa những phần tử phản động vào chống phá Việt Nam, mưu cầu lợi ích chính trị. Đến khi bị lộ tẩy, bị xử lý theo pháp luật thì các nước lớn lại vu cáo về tình hình nhân quyền.

Thứ hai, về trình độ phát triển xã hội: Cũng do có quá nhiều kẻ thù xâm lược mà Việt Nam luôn phải trải qua các cuộc chiến tranh giữ nước. Trình độ phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật - công nghệ chưa thể như các nước phát triển được. Do vậy, việc áp dụng những chính sách, luật pháp của những nước tiên tiến vào Việt Nam sẽ phát sinh rất nhiều bất cập. Ngay cả như luật giao thông, luật hôn nhân gia đình là những luật gần gũi nhất với mọi người dân mà ý thức chấp hành là chưa cao, bắt buộc nhà chức trách phải xử lý, điều này cũng chưa thể so sánh được với nước Mỹ nên có thể vì thế mà nước Mỹ cho là Việt Nam còn vi phạm nhân quyền.

Thứ ba, về lịch sử: So với nước Mỹ, chỉ mới được thành lập và công nhận được hơn 200 năm dân số đa sắc tộc, chủ yếu là người có nguồn gốc ở nới khác đến. Người nước Việt Nam là người bản địa, đã sinh sống trên mảnh đất hình chữ S này hơn 4000 năm lịnh sử. Văn hóa, nếp sống, tôn giáo, phong tục tập quán, đã hình thành từ rất lâu đời. Cho đến ngày nay, những phong tục này dần dần hiện đại hóa, tuy nhiên cũng không tránh khỏi cái mà người Mỹ cho là mất nhân quyền ví như ý thức trọng nam khinh nữ thực tế là vẫn chưa được giải quyết triệt để; tính tự do vô kỷ luật xuất phát từ nên văn minh lúa nước còn còn tồn tại...Nhưng mất hay không mất đó là việc của người Việt Nam, dần dần người Việt Nam sẽ tự khắc phục và điều chỉnh, không phải là việc của nước Mỹ. 

Theo hiến chương liên hiệp quốc 1945 mà Mỹ là thành viên, các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có quyền bình đẳng. Tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào. Vậy mà, hàng năm Mỹ có báo cáo về nhân quyền trong đó đề cập đến tình hình nhân quyền cá nước khác. Như vậy Mỹ đã theo dõi, quan sát và công bố thông tin về tình hình nội bộ của các nước mà chưa chắc đã được sự đồng ý. Điều này có vi phạm hiến chương liên hiệp quốc hay không thì chính nước Mỹ là nước hiểu rõ hơn ai hết, không chỉ là việc áp dụng tiêu chuẩn của nước mình cho nước khác. 
                                                                             ***
 Ngòi Bút Chì, 10/2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét