Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, kẻ đã bị
lệnh truy nã quốc tế đã tự thú tại Hà nội ngày 31/7/2017. Đây là sự kiện quan
trọng trong quá trình điều tra, xét hỏi vụ án kinh tế trong tập đoàn dầu khí
Việt Nam (PVC). Tuy nhiên, lợi dụng sự kiện này, bằng công cụ mạng xã hội kết
hợp các thủ đoạn gây rối loạn thông tin, một số cá nhân và tổ chức đã xuyên tạc
sự kiện trên vì mục đích chính trị, gây hoài nghi cho xã hội làm giảm uy tín
Đảng và nhà nước. Nhất là sau khi Bộ Ngoại giao Đức đưa ra tuyên bố cáo buộc
Việt Nam “bắt cóc” người trên lãnh thổ Đức.
Hình 1: Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình sau khi tự thú
và lá đơn xin tự thú
Ngày 3/8/2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
thông cáo các cơ quan báo chí trong và ngoài nước: “Liên quan đến phát biểu của Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm
tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8″.
Ngoài ra, Đài Truyền hình Việt Nam đưa ra lá đơn xin tự thú của ông Thanh: “Tôi
thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người
đứng đầu trong thua lỗ của PVC. Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định
trốn tại Đức. Trong thời gian này cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ.
Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại Cơ
quan An ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp
luật”. Hơn nữa, khi được hỏi, Trịnh Xuân Thanh trực tiếp nói: “Trong
quá trình trốn chạy mình cứ nghĩ về việc mình làm, thời điểm đó rất nông nổi,
suy nghĩ không chín chắn, quyết định đi trốn. Trong quá trình như thế, mình
thấy rằng mình cần phải về để đối diện với sự thật.Cái thứ hai nữa là mình về
mình ngẫm lại, nhận thức được, báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi.Gia đình đã
động viên mình xin tự thú tại công an”
Rõ ràng, cáo buộc an ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là
không có cơ sở, do đó, mỗi chúng ta, những công dân yêu nước chân chính cần
phải hết sức cảnh giác với các thủ đoạn gây nhiễu loạn thông tin, tạo hoài
nghi, vụ lợi chính trị bôi nhọ là mất uy
tín, giảm vai trò của Đảng và nhà nước. Thủ đoạn của chúng là kết hợp giữa các
đơn vị truyền thông dưới sự chỉ đạo của thế lực thù địch Phương tây và người
Việt lưu vong và các thành phần phản động hoạt động trên các mạng xã hội nhằm
bóp méo sự thật, dắt mũi quần chúng nhằm biến Trịnh Xuân Thanh, tội phạm kinh
tế trở thành nhân vật tị nạn chính trị, từ đó trở thành tay sai cho chúng trong
các thủ đoạn chính trị hèn hạ, dối trá. Trịnh Xuân Thanh là kẻ tội phạm kinh tế
lớn cần phải được đem ra xét xử và trừng trị để đảm bảo tính nghiêm minh của
luật pháp Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét